[Văn9]văn nghị luận lớp 9

L

lyh94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi ng` ơi có thể cho e xin cái dàn ý chi tiết về cả 4 đề Văn sau được ko ạ?
Thx a lot :)

1. Vđề về môi trường
2. Vđề về giao thông
3. Vđề về lứa tuổi thanh thiếu niên vs trò chơi điện tử
4. Vđề học đối fó trong hs
 
Last edited by a moderator:
P

pinattsu

Mở bài:
+hiện nay khi công nghệ thông tin phát trỉên mạnh có nhìêu hình thức giải trí mới ra đời cuốn hút sự chú ý của phần đông các bạn trẻ mà nhiều hơn cả có lẽ là bộ phận học sinh.
+Đặc biệt đó là hình thức chơi game online đang làm “điên đảo” các bạn ,giải trí k phải k tốt nhưng có nhiều ng bị sa đà và thực sự bị nghiện nặng từ đó dẫn đến sao nhãng học hành và có những sai lầm đáng tiếc,trong số đó có một vài ng bn của tôi.
Thân bài:
+nguyên nhân:
_ý thức của các bn còn kém,chưa làm chủ đc bản thân để k quá bị cuốn hút bởi các trò chơi đó.Một khi đã tiếp xúc thì khó rứt ra đc.
_sự quản lí lỏng lẻo của gia đình và giám sát chưa bao quát của nhà trường.Ba mẹ lo đi làm,nhà trường thì k thể giám sát hết học sinh.
_sự bao che lẫn nhau của các bạn dẫn đến sự tái phạm nhiều lần.Ngay cả sao đỏ ,lớp trưởng hay ban cán sự cũng tham gia và giấu giếm cho bạn bè mình.
_bị bạn bè xấu rủ rê,bởi k biết chọn bn mà chơi,do tò mò với cái mới mà k nhận thức đc hành vi của mình.
+hậu quả:
_Xao nhãng học hành.Thành tích sút kém.
_bị nhiễm các trò bạo lực rồi có khi “thực hành”ngòai đời với bạn bè dẫn đến thương tích.CHỉ cần vài lời nói có thể dẫn đến đánh nhau trong khi đó trước đây các bn rất hìên lành.
_tốn nhiều tiền cho các trò đó,khi túng tiền có thể vay mượn của ng xấu hay đi trộm,cướp,giết người..v..v..đó là hành vi vi phạm pháp luật ,có thể để lại nhiều hậu quả sau này.
_ảnh hửong đến sức khỏe, lo “luyện chưởng”quá nhìêu,cả ngày lẫn đêm,dẫn tới thể lực giảm sút,có thể gây nguy hiểm.Tíêp xúc nhiều với màn hình máy tính dễ bị cận.
+Biện pháp:
_Mỗi học sinh cần làm chủ đc bản thân mình,chơi thì chơi nhưng nên có chừng mực và đảm bảo kết quả học tập.
_Cần biết chọn bạn mà chơi để k nhiễm các thói xấu
_Gia đình và nhà trường cần quan tâm tới học sinh nhiều hơn,tăng cường giám sát và quản lí.
_Những ng có trách nhiệm cần thực hiện nghĩa vụ của mình,là một tấm gương sáng cho mọi ng noi theo.
_Giáo dục và giúp học sinh nhận ra ưu điểm cũng như nhược điểm của các trò chơi đó,đồng thời giúp các bạn có kế họach “cai nghiện”,kết hợp hài hòa giữa học và chơi.
+Kết bài:
_Mỗi cái đều có cái đúng cái sai,trò chơi điện tử k hẳn là xấu nhưng k nên quá sa đà sẽ dẫn đến nhìêu hậu quả đáng tiếc.
_Học sinh cần nhận thức đc hành vi của mình và phải biết cách kiềm chế,chơi mà học,học mà chơi,đó là châm ngôn của học sinh mà mỗi chúng ta ai cũng nên hiểu và làm như thế.”Hãy để sự phát triển của khoa học k là mặt trái của xã hội,vì tương lai và vì ngày mai k có ng nào bị “nghiện game”quá mức !!”
 
P

pinattsu

1.Mở bài:
-Nhìn vào bộ mặt của các đô thị,ng ta có thể đánh giá trình độ và mức độ phát triển của 1 quốc gia.Ở các nc tiên tiến,vấn đề giữ gìn vệ sinh nơi công cộng,bảo vệ môi trường sạch đẹp đc quan tâm thường xuyên.
-Ở nc ta,chuyện vứt rác,xả nc bẩn làm ô úê nơi công cộng, khá phổ biến.Có thể gọi hiện tượng này là nếp sống thiếu văn hóa,văn minh.
2.Thân bài:
*Nguyên nhân:
-Do lối sống ích kỉ,chỉ nghĩ đến mình mà k nghĩ đến ng khác (dc:muốn cho nhà mình sạch đem rác vứt ra đừong họặc sông,hồ,công viên…)
- Do thói quen xấu đã có từ lâu(dc: tiện tay vứt rác ở mọi nơi kể cả các khu di tích hay thắng cảnh nổi tiếng)
- Do k ý thức đc hành vi của mình góp phần phá họai môi trường,vô ý thức và thiếu văn hóa.
-Do việc giáo dục ý thức ng dân chưa đc làm thường xuyên và việc xử phạt chưa nghiêm túc.
*hậu quả:
- Mất vẻ mỹ quan đô thị (dc)
-Ô nhiễm môi trường nc,k khí,đất.(dc)
-Góp phần làm phát triển dịch bệnh(dc)
-Tốn kém nhiều trong việc thuê ng dọn dẹp khác khu di tích,đừong phố,công viên….(dc)

*Biện pháp:
-Đẩy mạnh tuyên truyền,giáo dục cho ng dân ý thức bảo vệ môi trừơng.
-Xử phạt nghiêm và nặng với những hành vi cố tình làm ảnh hưởng xấu tới môi trường
-K chỉ có lực lượng thu dọn rác ở đừong phố mà cần chú ý đến sông ngòi,kênh rạch…
-Quan trọng hơn cả là mỗi ng cần có ý thức,sửa đổi đc thói quen xấu của mình.

3.Kết bài:
-Những hành vi thiếu văn hóa trên rất đáng phê phán vì nó gây ảnh hưởng k nhỏ tới xã hội.
-Mỗi ng cần nhận thức rõ hành vi của mình,cùng nhau bảo vệ môi trừơng,bảo vệ môi trường cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ bản thân con ng khỏi những nguy cơ diệt vong.
 
P

pinattsu

thêm một tí về vấn đề về môi trường:

hậu quả:
- Mất vẻ mỹ quan đô thị (dc)
-Góp phần làm phát triển dịch bệnh(dc)
-Ô nhiễm môi trường đất : diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
-Ô nhiễm môi trường nước: độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da
-Ô nhiễm k khí: gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhin xa do bui. thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở
- Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng
- Hiệu ứng nhà kính: trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C.
- lỗ thủng tầng ôzôn.: làm cho lượng bức xạ tia cực tím tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất.
Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.
Các loài xâm lấn (invasive species) có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
*Biện pháp:
-Đẩy mạnh tuyên truyền,giáo dục cho ng dân ý thức bảo vệ môi trừơng.
-Xử phạt nghiêm và nặng với những hành vi cố tình làm ảnh hưởng xấu tới môi trường
-K chỉ có lực lượng thu dọn rác ở đừong phố mà cần chú ý đến sông ngòi,kênh rạch…
-Quan trọng hơn cả là mỗi ng cần có ý thức,sửa đổi đc thói quen xấu của mình.
-Hạn chế sử dụng các chế phẩm hóa học trong trồng trọt và chăn nuôi.
-Nc thải sinh họat hay nc thải từ các khu công nghiệp thải ra sông phải đc xử lí theo mức quy định mới đc đưa ra môi trường.
-Hạn chế thải khí độc hại ra môi trường ngòai,cần có phương thức sản xuất sử dụng nguyên liệu k gây hại cũng như thải ra khí độc.
-Nghiêm cấm và rèn luỵên thói quen k vứt rác bừa bãi cũng như có cách xử lí rác phù hợp.
-Hạn chế sử dụng bao bì ni – long mà thay bằng giấy hoặc lá chuối...v...v…
-Đây k phải là vấn đề của một quốc gia nào đó mà của tòan thế giới ,vì thế điều cần thiết hơn cả là sự đòan kết của mọi người trong việc cải tạo môi trường sống,góp phần làm cho quả đất ngày càng sạch,đẹp và tồn tại vững bền hơn.
 
S

super112

Đề 1 :

Ngày nay, những hành động xả rác ra môi trường không chỉ có ở các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, các cảng sông biển ... mà còn len lỏi vào trường học - nơi vốn được coi là thành trì vững chắc đào tạo, rèn luyện ý thức giữ gìn môi trường sống của con người. Vậy, thực chất của tình trạng này thế nào?


Ở các trường học, việc giữ gìn vệ sinh chung được chăm lo hết sức cẩn thận. Buổi sáng khi đến lớp, thầy cô và các bạn học sinh đều thấy thoải mái, hài lòng vì sân trường, lớp học, hành lang đều rất sạch sẽ do các bác lao công đã chăm chỉ quyét dọn.

Tuy nhiên, sự sạch đẹp đó, tiếc thay lại chẳng được bao lâu. Chỉ hết tiết 1 thôi, nếu đi một vòng quanh trường, bạn sẽ thấy lác đác nào là vỏ kẹo cao su, bã kẹo cao su, giấy lộn, hạt ô mai, vỏ hạt bí, hạt hướng dương, giấy bóng đựng bánh trái rơi vãi chỗ này, chỗ kia ở trong phòng học, trên cầu thang, ở các gốc cây và rất nhiều trong các hộc bàn. Đó chính là sản phẩm để lại một cách thiếu ý thức của những bạn hay ăn quà vặt, những bạn tức bực vì bài kiểm tra điểm kém, những bạn gấp giấy làm máy bay rồi phi lung tung trong lớp, những bạn viết giấy cho nhau trong giờ vứt ra. Càng đến cuối buổi học, những lại giấy rác ây ngày càng nhiều và chẳng ai còn có thể vui vẻ, tự hào về cái diện mạo tinh tươm lúc sáng nữa. Có bạn còn vô ý đến nỗi gắn bã kẹo cao su lên ghế, lên bàn đê những bạn khác vô tình ngồi lên, dựa vào, khi biết được thì cậy ra rất khó.

Việc xả rác bừa bãi ra trường học không chỉ đơn giản là làm mất đi sự sạch đẹp của ngôi trường mà nó còn để lại những ấn tượng, dư vị không mấy tốt đẹp cho môi trường học tập. Trường học vốn là nơi rèn luyện nhân cách, hành vi ứng xử cho tốt hơn, hoàn thiện hơn, từ đó mà đóng góp cho xã hội. Vậy mà, lại có những bạn học sinh thiếu ý thức, không chịu bỏ rác vào đúng nơi quy định, xả một cách bừa bãi ra những nơi công cộng trong khuôn viên trường. Hành động xả rác đó thật đáng phê phán, trách cứ.

Để góp phần xây dựng ngôi trường sạch đẹp, mỗi chúng ta nên có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế việc tạo ra rác không cần thiết, biết nhắc nhở các bạn khác thực hiện đúng nội quy về vệ sinh trường lớp, chăm chỉ, hăng hái tham gia những buổi lao động tập thể làm sạch ngôi trường. Đó cũng là một cách để chúng ta rèn luyện nhân cách của mình để khi rời ghế nhà trường, chúng ta cũng biết giữ gìn và bảo vệ môi trường sống chung của mọi người.
 
S

super112

Đề 2 :

1/Mở bài
Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ.

2/ Thân bài
a/ Nêu thực trạng tai nạn giao thông .

Mỗi ngày , các phương tiện thông tin đại chúng đều có bản tin về sô lượng các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các địa bàn trên cả nước . Đáng báo động, tính chất các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Có vụ tai nạn do hai xe khách va vào nhau làm thiệt mạng hàng vài chục người . Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy.

b/ Hậu quả

Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Có rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề và còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật. Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha dạy dỗ . Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.

c/ Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra tình trạng tai nạn giao thông cao ở nước ta có rất nhiều . Đó là sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ, về quy định giao thông, về các hành vi lái xe an toàn.Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn giao thông là do số mệnh con người quyết định.Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được.

Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ.Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm chất lượng tốt.Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông . Đồng thời , việc người dân sử đã sử dụng rượu bia , nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép cũng là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn không đáng có .

d/ Giải pháp khắc phục

Trước thực trạng đáng bức xúc trên , Bộ Y tế, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Áp phích, tờ rơi về an toàn giao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc . Các tiểu phẩm phát trên truyền hình cũng góp phần vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật. Quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng phương tiện xe gắn máy tham gia giao thông và xử phạt nghiêm minh những trường hợp không chấp hành luật cũng đã hạn chế bớt tình trạng tai nạn giao thông .

Còn đối với giao thông học đường cần sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội , không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học.

Đồng thời việc đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực , đặc biệt nơi có đông trẻ em cũng cần được thực hiện . Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên.Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông.Hỗ trợ các địa phương xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông…

e/ Phê phán những thái độ , hành động coi nhẹ an toàn giao thông

Ngày nay , tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước đang gây bức xúc trong dư luận . Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Những bậc cha mẹ nuông chiều con , khi hay tin con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn,. Nếu như những thanh thiếu niên kia biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc.

Một mặt khác , do sự tắc trách của một số cơ quan xây dựng, rút xén vật liệu khiến cho chất lượng đường xá kém . Còn có những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường, rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ cố tình không hiểu sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.

3/Kết bài

Là một học sinh, mỗi chúng ta phải xem xét lại mình , phải tự giác làm đúng các nguyên tắc an toàn giao thông mà nhà trường và xã hội đã chỉ dẫn.Có như thế thì tuổi trẻ học đường đã góp một phần nào trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang tìm cách khắc phục.

Chúc bạn học giỏi :))
 
S

super112

Đề 3 :

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nạn học sinh trốn học đi chơi điện tử đang là một vấn nạn nan giải của ngành giáo dục nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Vậy làm sao để giải quyết được tình trạng này ? Đây là một câu hỏi lớn, đòi hỏi các cấp các nghành cần quan tâm nhất là các bậc phụ huynh và nhà trường.

II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng học sinh trốn học đi chơi điện tử.

Xã hội càng phát triển thì ngày càng có nhiều trò chơi giải trí ra đời. Bên cạnh những trò giải trí lành mạnh thì không ít các trò chơi bạo lực vẫn tồn tại và không ngừng gia tăng gây nhức nhối cho toàn xã hội. Cụ thể là nạn chơi điện tử hay nói cách khác đó là những trò game online đang ngốn không ít thời gian học tập của các cô cậu học trò. Mặc dù các cơ quan nhà nước đã có nhiều biện pháp mạnh để hạn chế nhưng hình như chưa có cách giải quyết nào thỏa đáng. các công ty giải trí vẫn không ngừng cung cấp cho cư dân mạng những trò chơi mới mà đã dính vào thì không thể bỏ qua.
Dạo một vòng xung quanh các quán Net ven trường thì ôi thôi, hình ảnh của những cậu học trò mắt dán lên màn hình, miệng văng tục, tay lia lịa trên bàn phím đã tạo nên một hình ảnh phản cảm và gây sốc cho dư luận bởi vì chỉ vì ham chơi và quá đà mà họ đã đánh mất đi giá trị của người học sinh và có thể vì "con ma điện tử" mà họ đã đánh mất đi tương lai của mình.

BẠN CÓ THỂ TÌM THÊM NHIỀU THỰC TRẠNG NỮA VÍ DỤ: Thức khuya dậy sớm chơi game, bỏ lớp học lừa cha mẹ, thầy cô, xin tiền học phí nhưng nướng vào game...
2. Nguyên nhân

- Do ham chơi, thiếu ý thức học tập
- Bị bạn bè rủ rê
- Do sự thiếu quan tâm của gia đình

3. hậu quả
- Ảnh hưởng đến sức khỏe (hại mắt, tổn thương đến hệ thần kinh)
- Ảnh hưởng tới thời gian học tập dẫn đến học tập sa sút
- Ảnh hưởng tới lối sống đạo đức, tác phong
- Là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội (thiếu tiền chơi game dẫn đến hành vi trộm cướp, móc túi)
- Đánh mất đi tuổi trẻ và quãng đời HS tươi đẹp

BIỆN PHÁP GIẢ QUYẾT
- Nhà nước cần có giải pháp mạnh buộc các nhà giải trí ngừng cung cấp các dịch vụ ( Ví dụ buộc công ty VTC - nhà cung cấp game hàng đầu Vn ngưng cung cấp các game bạo lực)
- Phụ huynh cần quan tâm và bám sát con em nhiều hơn
- Nhà trường cần có biện pháp kỉ luật mạnh hơn
- Hs phải có ý thức
- Phát hiện và Tố cáo những học sinh vi phạm lên BLD nhà trường và cùng động viên, khuyến khích bạn "cai nghiện" điện tử...

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Nêu bài học chung
 
S

super112

Đề cuối :

Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.
Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.
Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...
Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!
Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.
Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.
Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...
Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường.
 
Top Bottom