[Văn9]dành cho mem 97!

M

mungaaa

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cùng nhau vào đây học cách làm văn nhez!!!!!!!!!
lên lớp 9 càng phải làm văn khó hơn....người lớn hơn.......
các bạn nào có kinh nghiệm làm văn hay nhớ vô đây chỉ giáo...
và bạn nào học yếu chuyện làm văn thì cứ vô đây học........
ngoài ra còn có thể vừa học vừa làm wen.......có cả hệ thống "dành cho mem 97" ở chuyên mục vật lí_điện học.........nhớ vào đấy học nhez!!!!!!!!
 
Last edited by a moderator:
V

v0_danh

sao không vào chủ đẻ chính di?:confused::confused:

>> ko dùng chữ đỏ trong bài viết em nhé.
 
Last edited by a moderator:
M

mungaaa

thì nói thế............ai rảnh thì vào nói.........rồi người khác góp í..........
bây giờ nghỉ hè........nhưng nếu muốn học luôn thì cứ vào nói..........rồi người ta góp ý cho!!!!!!!
 
X

xuka_thongminh

em nên đọc thêm nhiều sách về hạt giống tâm hồn để làm các bài văn nghị luận
 
H

hongnhung.97

Theo mình thì nên đưa ra 1 số đề phân tích tác phẩm bằng 1 đoạn văn ngắn, 1 bài văn [bằng cách dựng dàn ý]. Như thế sẽ nắm được tác phẩm. Đồng thời cũng rèn luyện khả năng viết. Ngoài ra, bà con góp ý để tự rút kinh nghiệm cho bản thân cũng như phát triển thêm khả năng cảm thụ văn học ^^
 
N

nhoc_bettyberry

Dành cho mem 97 bên box văn 8 cũng có một rồi đó, nhưng chỉ dành cho các đề ra lớp 8 thôi :x
Hiện tại mình ko có đề lớp 9 ở đây, vì mình mới chỉ đọc qua chương trình văn 9 chứ chưa đọc học hay làm quen. Pic này hđ theo hướng bàn luận nhé, hoặc giúp đỡ nhau làm các đề văn, hoặc các bạn cùng chia sẻ kinh nghiệm với nhau :D.

em nên đọc thêm nhiều sách về hạt giống tâm hồn để làm các bài văn nghị luận

Hạt giống tâm hồn em đọc rồi vậy có ai có sách nào khác giúp mọi ng nâng cao trình độ viết văn ko? Share nào :x.
 
H

hongnhung.97

Tình hình là mình đọc khá nhiều sách [tiểu thuyết + truyện ngắn + hạt giống tâm hồn]... nhưng chỉ giúp cho mình làm văn biểu cảm thôi ah :((. Còn các dạng văn khác, mình làm khá khô, lồng ghép cảm xúc rất... giả tạo, không chặt chẽ, mạch văn rời rạc, nội dung không đi sâu vào đề bài... ~~> Tóm lại là rất tệ :-S. Vậy theo bà con thì mình nên làm gì để cải thiện tình hình ;))
 
V

v0_danh

:khi (44)::khi (44)::khi (44):bác hồ đã nói:không có việc gỉ khó chỉ sợ lòng không bền....đào núi và nấp bể quyết trí ta làm lên vây thỉ có việc gì khó đâu:)>-:)>-:)>-:khi (56)::khi (56)::khi (56)::khi (56):
Không dùng chữ đỏ khi viết bài nhé bạn
 
Last edited by a moderator:
M

mungaaa

Tình hình là mình đọc khá nhiều sách [tiểu thuyết + truyện ngắn + hạt giống tâm hồn]... nhưng chỉ giúp cho mình làm văn biểu cảm thôi ah :((. Còn các dạng văn khác, mình làm khá khô, lồng ghép cảm xúc rất... giả tạo, không chặt chẽ, mạch văn rời rạc, nội dung không đi sâu vào đề bài... ~~> Tóm lại là rất tệ :-S. Vậy theo bà con thì mình nên làm gì để cải thiện tình hình ;))
mình có bí quyết làm văn nghị luận phân tích đây............:)>-:)>-:)>-
muốn làm văn nghị luận trước tiên phải có cách suy nghĩ thực tế, người lớn, sâu xa, nghiêm túc, luôn tỏ ra hiểu biết(còn nếu không hiểu biết thì cũng không sao/:), cứ lên mạng post thông tin về mà học) nhưng nếu các bạn post về mà học y nguyên thì gay lắm đấy, vì mình thấy thời buổi hiện nay đa số ai cũng làm vậy, đụng hàng nhiều lắm, giáo viên phát hiện ra liền:(:(:(..........trở về vấn đề chính, các bạn cứ làm theo khả năng của mình, làm văn nghị luận tất nhiên là không được dối trá, cũng không cần phải tỏ cảm xúc nhiều:D:D.........(vì nghị luận là của người lớn mà:):):)). làm văn nghị luận thì chỉ cần có kiến thức, phân tích đề từ vấn đề nhỏ làm sao cho tí nữa phân tích được cái đều lớn là ổn rồi..........
>>>>>>>>nói hơi khó hiểu nhỉ........mình vd nha.......có cái đề mà hồi lớp 8 mình học đấy/:)/:)/:)........mình không nhớ rõ lắm......hình như là: sách là người bạn tri thức,mà chỉ có tri thức mới là con đường sống........các bạn nhớ rồi chứ gì!!!!! thế là mình tự phân tích thế này::::::đầu tiên mình nói kiến thức là gì, rồi mình mới chứng minh sách cũng là kiến thức, sau đó mình lại nói kiến thức quan trọng thế nào(tác dụng của kiến thức)....làm lâu rồi mình cũng không nhớ rõ lắm,.......hình như sau đó mình có đủ cơ sở rồi thì khẳng định lại câu đề.........chắc là thế cũng không nhớ rõ.....@-)@-)@-)@-)
nói chung là các bạn cứ phân tích từ từ, lựa thời điểm tốt mà làm văn sẽ tuôn trào hơn..........nếu tự sức mình mà làm xong được cả một bài văn nghị luận thì đúng là thú vị biết chừng nào!!!!!!! mình nói thật đấy......chỉ cần có tình yêu văn học, chút kiến thức là có thể thi vào các trường khối D đấy!!!!!!;);););)
:khi (152)::khi (152)::khi (152)::khi (152):Chúc các bạn thành công!!!!!!!!!
 
P

phantrang97

thêa sang năm lớp 9 sẽ có những dạng văn nao`?có ai giới thiệu trước hok ta?
 
H

hongnhung.97

@ mungaaa:
- May mà mình không cop bài về ^^. Mình không thích lấy của người khác để biến thành của mình...
- Càm xúc mình nói đến là tình càm để bài văn có sức hút, không bị khô. Nếu nhận định văn nghị luận là thể loại "người lớn" thì có vẻ không đúng lắm ^^. Nghị luận thực ra ta sử dụng rất nhiều trong đời sống. Đồng thời vấn đề là ở cách viết để biến nó thành con nít hay người lớn ;)). Và quan trọng hơn cả, Văn không phân biệt, không giới hạn độ tuổi để "được" viết^^
- Mình nghĩ là nên phân tích từ cái lớn đến cái nhỏ, từ chung đến riêng ~~> Làm rõ dần. Nếu ngược lại theo mình sẽ gây mơ hồ :-?

P.s Mình cảm ơn bạn nhiều lắm :x. Nhưng mà nếu viết và chỉ viết theo cái gọi là cảm tính thì bài Văn có thể lệch hướng và nội dung không chặt chẽ [mình thường bị :p] ~~> Đó là 1 trong số nguyên nhân khiến văn của mình bị rời rạc :((.

~~ Mới phát hiện ra cách viết nghị luận mới :x. yêu quyển Văn 9 kinh :x. Thích cái kiểu viết dùng phương pháp nhân hóa trong Văn 9.. ước gì biết sớm thì hay biết mấy :((
 
N

nhungpro_196

Chị có thể đưa một vài ý kiến cho các em 97-er tham khảo không nhỉ?
Chương trình ngữ văn 9 có các thể loại: Tự sự, Thuyết minh, Nghị luận,... ( chị không nhớ hết :| )

Như các kiểu Tự sự hay thuyết minh đều đã học ở lớp dưới, vẫn thể loại đấy nhưng yêu cầu cao hơn, như phải đưa được miêu tả nội tâm trong văn tự sự, hay yếu tố miêu tả trong thuyết minh,... Tóm lại những thể loại này không khó.

Trọng tâm và cũng là khó nhất ở lớp 9 phân môn Tập làm văn là văn Nghị luận ( Chú ý: phân tích cũng là nghị luận, các em không nên nhầm lẫn, tách thành thể loại riêng)

Các dạng văn nghị luận:
- Nghị luận xã hội:
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống
+ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

- Nghị luận văn học:
+ Nghị luận về một tác phẩm truyện
+ Nghị luận về một tác phẩm thơ



Theo chị, để làm tốt một bài văn nghị luận, không thể chỉ có yếu tố cảm xúc. Bởi chúng ta là học sinh, không thể bắt chước theo lối viết ( có thể ta đọc thấy rất hay) của các nhà phê bình văn học được. Họ chỉ phân tích hay cảm nhận một khía cạnh nào đó của tác phẩm theo cách nhìn riêng, mạng đậm tính cá nhân của họ mà thôi. Còn học sinh phải sử dụng những tri thức khách quan. Nghĩa là để thành công trong một bài văn Nghị luận của học sinh cần có đầy đủ yếu tố cảm xúc để cho bài văn không khô khan, lại thêm cuốn hút đồng thời phải có cả yếu tố lý tri, tri thức khoa học trên cơ sở 1 hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí hoặc tác phẩm văn học cụ thể.

Và không phải lúc nào cũng đi từ lớn đến nhỏ, từ chung đến riêng, có thể linh hoạt tùy theo yêu cầu của đề bài
Ví dụ như đề làm rõ tuổi trẻ Việt Nam qua hai bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật chẳng hạn.

-Các em có thể đi từ cái riêng của người lính qua "Đồng chí" trước rồi "BTVTĐXKK" sau, cuối cùng là khái quát nét chung của tuổi trẻ Việt Nam

-Nhưng cũng có thể đi từ cái chung trước của người lính cả hai bài rồi chỉ ra cái riêng, cái khác biệt của người lính hai thời kì ( và cuối cùng phải kết luận ở phần KB)

-Và còn có một cách song hành cả hai tác phẩm. Cách này hơi khó, đòi hỏi kĩ năng lập luận tốt, nhưng nếu làm được thì chắc chắn cách này sẽ hay hơn 2 cách kia :)

Chúng ta vẫn cần phải chú ý đặc điểm của văn Nghị luận đã học ở các lớp trước, không được lơ là. Đặc điểm của văn nghị luận là phải có hệ thống luận điểm chặt chẽ, xác đáng, các lí lẽ và dẫn chứng phải làm sáng tỏ, làm rõ luận điểm, thuyết phục người đọc, người nghe, lập luận phải rõ ràng, logic ( tránh trường hợp rời rạc, lộn xộn).

Có vẻ rắc rối vậy thôi nhưng các em không cần quá lo lắng. Đôi khi chúng ta chỉ cần gạch ra được hệ thống luận điểm và sơ sơ các lí lẽ, dẫn chứng là có thể làm ngon lành, cũng khá dễ lấy điểm cao.

Và muốn học tốt phân môn TLV , tất nhiên phải chăm chỉ cày Văn học, nếu không thì lấy đâu ra kiến thức mà làm bài văn nghị luận văn học ( mà đây thường là bài nhiều điểm trong các đề thi học kì 2, thi hsg, thi chuyển cấp); và không thể bó qua TV để sử dụng ngôn từ chau chuốt và hay hơn, đôi khi còn hỗ trợ cho Văn học nữa.

Vì chương trình Ngữ văn 9 được biên soạn theo cách tích hợp cả 3 phân môn, nên không được lơ là bất cứ 1 phân môn nào nhé!

Tình hình là mình đọc khá nhiều sách [tiểu thuyết + truyện ngắn + hạt giống tâm hồn]... nhưng chỉ giúp cho mình làm văn biểu cảm thôi ah :((. Còn các dạng văn khác, mình làm khá khô, lồng ghép cảm xúc rất... giả tạo, không chặt chẽ, mạch văn rời rạc, nội dung không đi sâu vào đề bài... ~~> Tóm lại là rất tệ :-S. Vậy theo bà con thì mình nên làm gì để cải thiện tình hình ;))

Em suy nghĩ vậy là chưa đúng đâu nha. Đọc các thể loại ấy em không chỉ làm văn biểu cảm mà còn làm rất tốt các bài nghị luân xã hội đấy! Bằng chứng là rất nhiều đề văn lấy từ các quyển Hạt giống tâm hồn :)

Còn khô hay giàu cảm xúc còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Nhưng không phải là cứ có năng khiểu thì mới viết hay. Quan trọng là chăm chỉ và quyết tâm rèn luyện. Còn cái không chặt chẽ, rời rạc ấy thì em hãy tự lập dàn ý trước mỗi đề bài đi. Mà trong sgk đã hướng dẫn khá kĩ cách lập dàn ý rồi đấy!
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Chương trình văn 9 rất hay :M04:
Nó còn hay hơn nữa khi lên 11, 12 ;)) (đặc biệt là HK2)

Văn 9 liên quan rất nhiều đến văn 11 và 12 :)

Mấy em gắng học tốt chương trình lớp 9 thì sẽ có thể tiếp nhận dễ dàng hơn khi học văn thpt :)

baotrana1 said:
Thuyết minh, tự sự, nghị luận. Có lẽ vậy, cũng thường có phân tích nữa
Phân tích nó nằm (gọn) trong nghị luận em ạ :)
 
C

comeback_dynamite

Mình thấy chương trình văn 9 có phần nghị luận trong văn tự sự ý,rất hay,có thể làm bằng nhiều cách khác nhau.
 
N

nhungpro_196

Mình thấy chương trình văn 9 có phần nghị luận trong văn tự sự ý,rất hay,có thể làm bằng nhiều cách khác nhau.

Nói chính xác hơn là sử dụng yếu tố Nghị luận trong văn bản Tự sự.
Yếu tố thôi nha, còn cái chính vẫn là tự sự :)
Khi sử dụng thành công yếu tố nghị luận thì văn bản tự sự sẽ rất hay, giàu tính triết lí, ý nghĩa thêm phần sâu sắc hơn.
Cái này chỉ cần học trong sách giáo khoa là có thể nắm được :)
 
P

pekut3_97

Mấy phần làm văn thuyết minh là khó nhất, vì dạng này lúc nào cô giaó cũng chê em làm hơi khô, có anh chị nào bày cách cho em bý quyết để làm văn thuyết minh được suôn sẻ hơn không???
 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000

Giờ mới bik pic này thệt là tệ
nhwung chậm còn hơn không
em học văn cũng tàm tạm thôi nhưng rất thích
bí quyết viết văn nghị luận của em rất đơn giản
nội dung thì cần sắt bén, cung cấp nhiều thông tin, nhiều chiều
những câu mở đoạn kết đoạn thì em thường ứng dụng cá kiểu câu như hỏi, câu đặc biệt, câu cảm thán,... để câu văn có nhịp điệu, dãn nhịp câu và tránh khô khan
điều theo em quan trọng nhất đó là phần mở bài và kết bài vì khimowr bài cuốn hút thì ng` đọc mới có hững thú để tiếp tục đọc và nếu kết bài độc đáo thì người ta sẽ nhớ mãi ^^
thế thôi ạ
 
P

peheone

Mình cũng có một kinh nghiệm làm văn nho nhỏ mong được góp ý cho mấy bạn như sau:
VĂN THUYÊT MINH NHA MẤY BẠN
MB : Nên lựa chọn và đưa 1 câu thơ vào phần mở bài ( nhưng phải đúng với chủ đề nha)
Sau đó chúng ta dựa trên cơ sở mà câu thơ rồi hé từ từ ra trở thành 1 mở bài hoàn chỉnh
TB :Sử thể sử dụng rất nhiều từ ngữ để kết nối giữa phần thân và phẩn mở như ( Thật vậy, đúng như vậy, đúng vậy,....)
Sau đó :
-Nêu nguồn gốc
-Nêu đặc điểm cấu tạo (Lồng ghép vào NT Miêu tả nếu không là bị trừ điểm đấy)
-Nêu Phân loại
-Nêu công dụng
-Cách bảo quản
KB: Khẳng định vai trò của nó trong đời sống của chúng ta

Chúng ta cũng có thể dẫn vào phần thân bài một số câu thơ để làm cho nó hấp dẫn hơn không cho người đọc cảm thấy khô khan.
đó là 1 vài kinh nghiệm của mình
 
Top Bottom