....Nhưng đáng buồn thay, tai họa này chỉ do một lí do không ai ngờ tới: do cái bóng. Vì nhớ chồng, con lại xa cách cha lâu ngày nên nàng chỉ còn biết nói cái bóng là Cha Đản. Thế là bé Đản ngây thơ nên đã tin cái bóng đó là cha ruột của mình và cứ lầm tưởng rằng cha mình đêm nào cũng đến “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Và khi qua tai Trương Sinh thì những lời nói hồn nhiên đó lại trở thành sự thật, cái bóng thành người, hại cho đời người con gái tài sắc.
Bóng dần biến thành người. Cái thực lẫn lộn pha trộn cái hư, cái giả chập chờn trong cái thật. Không phải là người vô cùng thiết tha với hạnh phúc của một gia đình được sum vầy, đoan tụ Vũ Nương không thể nào nghĩ ra trò chơi này. Nào ngờ chính nó đã làm tan nát đời nàng. Khi chỉ cái bóng in trên vách chắc hẳn người thiếu phụ chỉ muốn nguôi đi cảm giác con mình đang sống vắng cha. Nhưng hóa ra chính vì thế mà nàng đã phải lìa xa cõi trần tục. Nếu truyện được kể thật đúng theo trình tự thời gian thì chi tiết chiếc bóng phải được kể trước khi Trương Sinh chờ về. Nhưng Nguyễn Dữ tài hoa đã để dành lại chi tiết “thắt nút” ấy để rồi đưa ra ở một vị trí thích hợp trong câu chuyện, gây ra bão giông, khuấy lên sóng gió. Không còn gì để ngăn được cơn tức tối của kẻ có tính hay ghen Trương Sinh khỏi nổ bùng.”Thú vui nghi gia nghi thất”, hạnh phúc duy nhất, niềm mong ước duy nhất của một đời Vũ Nương trong phút chốc hoàn toàn tan vỡ. “Bình đã rơi, trâm đã gãy, liễu đã tàn trước gió, sen đã rũ trong ao”, người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh chỉ còn có thể tìm đễn cái chết để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình.