[vĂn8]...giÚp mÌnh vỚi nhaZ

T

thaonguyen111

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giÚp mÌnh làm bài nÀy vỚI....gẤp lắm đÓ!!!!!!!!!
đề nà...............:
[ B]chỨng minh văn hỌc cUẢ dÂn tỘc ca ngỢi nhỮng ai bít "thưƠng ngưỜi nhƯ thỂ thưƠng thân " và phê phán nhỮng kẻ thỜ Ơ, dỬng dƯng trưỚc nhỮng ngừƠi gặp khÓ khĂn[/B]

giúP mình vỚi nhaz............................................
 
Last edited by a moderator:
P

penh0c_sexy

"Thương người như thể thương thân" đây chính là đạo lí truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Câu tục ngữ khuyên con người cách sống, cách ứng xử vì mọi người.Nhấn mạnh đối tượng cần đồng cảm thương yêu. Câu tục ngữ khuyên con người nên lấy bản thân mình soi vào người khác, coi người khác như bản thân mình, để quý trọng, đồng cảm, thương yêu đồng loại.
Câu tục ngữ chỉ đến lòng nhân ái của mỗi người. Con người ta không thể sung sướng khi nhìn thấy một người nào khác đang gặp phải hoàn cảnh khó khăn. Trong mỗi người đều có một lòng nhân ái chỉ khác là lòng nhân ái, thương người đó được thể hiện như thế nào mà thôi.

tình cảm thương yêu giúp đỡ lẫn nhau là một đặc điểm nổi bật, là truyền thống trong quan niệm sống của cha ông ta. Tình cảm ấy ngày càng được phát huy và thấm sâu vào máu thịt của mỗi người dân. Cùng với những câu tục ngữ, ca dao như nhiễu điều phủ lấy giá gương người chung một nước phải thương nhau cùng, lá lành đùm lá rách..... ông bà ta cũng dạy thật cụ thể qua câu thương người như thể thương thân. Đây là một lời khuyên chí tình chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình.
câu tục ngữ một lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn, câu tục ngữ được tách thành hai vế, một bên là người đồng loại ; một bên là bạn thânbởi cách so sánh như thể. như vậy, lời dạy trên muốn nhấn mạnh: nếu yêu thương ta như thế hãy yêu thương người như thế; bởi lẽ bãn thân là quan trọng, là cái quý giá nhất, cái mà được mọi người luôn luôn lo lắng, chăm sóc và vun quén. nếu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ như yêu thương chính bản thân mình
thật vậy, là người sống trong xã hoikhộng ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. trong gia đình ta có quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. do đó, khi gặp hoạn nạn khó khânt làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.
anh em như thể chân tay
rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
rộng hơn bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng tối lửa tắt đèn có nhau.tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với nhau bằng những tấm lòng chân tình để chia bùi xẻ ngọt. tình cảm ấy thật sâu đậm có khác gì anh em một nhà. vì vậy không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn ta lại ngoảnh mặt thờ. lúc này thái độ nhường cơm xẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt.
 
S

seagirl_41119

Bài làm của penh0c_sexy mới chỉ giải thik đc đề bài, tức là giải thik thế nào "Thương ng như thể thương thân", và ý này cần nêu trong bài nhưng lại chưa lấy đc dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm.
Bn cần nêu ra các tác phẩm văn học để làm rõ điều này, ko nói chung chung ở các câu nói dân gian như thế, bài văn sẽ ko đủ thuyết phục
 
T

thaonguyen111

mình bít rồi !!!
nhưng bạn có thể đưa ra một số bài mẫu để mình tham khảo dc hok?........................
 
P

penh0c_sexy

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc.
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao
 
K

keodungkd_271

ôi , hai bài đều mới chỉ nêu được một luận điểm chính , đó là văn học dan tộc ta ngợi ca những ai bik thương người như thể thương thân , còn luận điểm chính thứ hai đó là fe fan những kẻ thờ ơ , lạnh nhạt với xung wanh kia mà. Ngoài ra , ta cần chứng mik trong các tác fam Văn học chứ ko fai là chứng mik wa các câu tục ngữ , thành ngữ , ca dao như bài viết số hai , mà cũng ko fai jai thik rõ ý cảu câu thành ngữ "tnnttt"như bài viết thứ nhất . Trong luận điểm thứ nhất , bạn có thể lấy dẫn chứng fan tích từ các câu tục ngữ , thành ngữ , ca dao dến các tác fam kế tiếp thời kì , từ trung đại , hiện thực đến hiện đại , ngoài ra , rút ra ý nghĩa của truyền thống dân tộc đc thể hiện wa những lời văn. Còn về luận điểm thứ hai , đó là mặt tá của xã hội , như trong "sống chết mặc bay" , "tắt đèn" "chuyện cũ trong fu chúa trinh" "Truyện Kiều" ( mik sắp xếp thời jan chưa đúng vì nghĩ đến đâu viết đến đấy).Cuối cùng , liên hệ bản thân và mọi người sống xung wanh .......happy day!!!!!!!!!!!!!
 
Top Bottom