văn7 nang cao

B

byakura

Quê tôi nằm trên mảnh đất được phù sa bồi đắp hàng năm mỗi khi con nước lũ tràn về. Đấy là “đất cồn”. Địa thế thuận lợi này tạo nhiều điều kiện để người dân sinh cơ lập nghiệp. Trên vùng đất đầy màu mỡ và tốt tươi này, những con người chân quê đã không ngại sương gió, mưa nắng để tạo nên nhiều vụ mùa cho sản xuất nông nghiệp. Hàng năm người dân thu hoạch với nhiều mùa vụ khác nhau: bắp, sắn, ớt, đậu,…Những lúc như vậy, “tình làng nghĩa xóm” lại thêm kết chặt, họ được vui đùa, trò chuyện háo hức bên nhau để gặt hái sản phẩm do sức lao động và sự gian khó cho những tháng ngày chăm bón tạo ra. Đối với họ, cuộc sống tuy mệt nhọc mà lại đầy ý nghĩa, họ luôn tự hào rằng mình đã ươm mầm cho sự sống này.
Quanh năm suốt tháng, những con người chân lắm tay bùn luôn chỉ biết miệt mài với công việc đồng áng, nương rẫy. Có thể nói, khoảng thời gian để họ nghỉ ngơi, “giải trí” thì vô cùng ngắn. Cuộc sống đồng quê là thế đấy, con người chỉ biết tất bật với công việc từ tháng này đến tháng nọ, từ mùa này sang mùa khác. Đó là cách sống, sinh hoạt thường nhật khi nước lũ chưa tràn về. Trái lại, khi nước lũ về thì cuộc sống có nhiều đổi thay. Mỗi năm cứ khoảng tháng 7,8 âm lịch thì nước lại ngã màu từ trong xanh sang đục, bọt nước li ti (mà người dân gọi là bọt trứng cá) xuất hiện và nước ngày một nhiều. Đó là dấu hiệu của con nước lũ sắp đổ về. Gần thời gian này, người dân phải thật khéo léo trong khâu trồng trọt để thu hoạch cho kịp con nước về. Đây cũng là lúc mọi người đương đầu với cuộc sống “sống chung với lũ”. Mọi người lại phải lo toan cho việc mua xuồng, đóng xuồng, sửa chữa lại xuồng cũ để dùng trong mùa nước. Đây được xem là phương tiện lưu thông chính và nó gắn bó lâu đời với người dân miệt vườn sông nước. Tuy cuộc sống mùa này có nhiều khó khăn nhưng dường như họ cũng đã thích ứng và thay đổi cho phù hợp.

Ngoài ra, mùa nước lũ cũng được xem là khoảng thời gian để người dân nghỉ ngơi sau những tháng ngày làm việc mệt nhọc bên cái nắng, cái mưa. Thế nhưng, người dân vẫn phải tìm kiếm các công việc mưu sinh khác để bương chải trong mùa lũ vì miếng cơm manh áo đời thường. Ưu thế mùa nước lũ là lượng phù sa dồi dào bồi đắp cho những cánh đông thêm màu mỡ, đất đai tơi xốp. Không chỉ có thế, các loài thủy sản nước ngọt (tôm, cá,…) vô cùng phong phú cũng đổ về theo con nước lũ. Đó là một trong những thế mạnh nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân. Khoảnh khắc quê tôi khi con nước lũ đổ về vừa dữ dội, vừa êm đềm, tĩnh lặng. Tôi như cảm nhận hết vẻ đẹp nên thơ, đầy chất trữ tình và lãng mạn của con sông quê. Những buổi hoàng hôn mờ ảo trong sương; những buổi chiều êm ả với dòng nước nhè nhẹ trôi; tôi bắt gặp hình ảnh của những chiếc xuồng bé tí bồng bềnh trên sóng nước. Có thể đó là dáng dấp của những người đang chài cá, những cô lái đò hay những cậu bé đưa khách sang sông;…đặc biệt là hình ảnh của những người mẹ, người chị đang hái bông điên điển – loài hoa đặc trưng mùa nước nổi. Cứ vào mùa này, sắc vàng của bông điên điển lại nở rộ, khoe sắc vàng khắp cánh đồng sông quê. Những lúc thế ấy, tôi thấy quê mình đẹp biết bao với khung cảnh dòng nước, những chiếc xuồng bé tí, những hàng điên điển lung lay trong gió,… hiện ra như một bức tranh thôn quê mộc mạc, đậm chất Nam bộ. Quê tôi là thế đấy! Quê tôi luôn tươi đẹp trong sắc màu thiên nhiên. Cuộc sống dân quê bình dị và đơn sơ. Tất cả tạo nên một hồn quê sông nước xanh biếc giữa bầu trời bình yên.

Hương vị mùa nước lũ

Quê tôi được tạo nên từ những bãi bồi phù sa và sống giữa vùng kênh rạch chằng chịt nên nguồn thủy sản nước ngọt dồi dào. Cũng chính đặc điểm này mang lại cho người dân quê tôi nhiều đặc sản mang đậm hương vị sông nước miệt vườn. Đến thời điểm này, các loài tôm, cá, cua,… lại đổ về khắp các con sông. Trong đó, cá linh là loài cá chiếm số lượng nhiều nhất. Cá khi được bắt lên thì rất tươi ngon. Thay vì trúng vụ mùa hoa màu thì người dân trúng lớn vụ mùa cá linh. Ngoài các loại thủy sản nước ngọt thì trong mùa nước lũ những sắc màu bông điên điển cũng nở rộ khắp nơi. Đây được xem như một loại rau, một thứ nguyên liệu hiếm bởi nó chỉ ra bông trong mùa nước nổi. Màu vàng óng ánh của bông điên điển càng tô thêm vẻ đẹp mĩ miều cho bức tranh quê hương. Có một nhạc sĩ sáng tác và bộc lộ cảm nhận của mình về loài hoa này trong những câu hát bình dị nhưng chứa đựng tình cảm ngọt ngào, yêu mến quê hương “Ăn bông mà điên điển. Nghiêng mình nhớ đất quê…” (Bông điên điển – NS hà Phương).

Bông điên điển không chỉ là một phần trang trí cho bức tranh quê mà nó còn được dùng chế biến nhiều món ăn rất được ưa chuộng và trở thành đặc sản trong mùa nước lũ. Ai đi xa mà lại chẳng nhớ hương vị quê nhà. Mùa nước lũ mang lại nhiều ẩm thực vùng sông nước, có thể kể đến các món ăn đặc trưng “cá linh nấu canh chua bông điên điển” – một món ăn dân dã mà lại rất phổ biến không thể nào quên được khi xa quê. Nó mang đậm hương vị miền quê với vị ngọt của đường, của cá vị cay nồng của ớt; vị chua của me và vị chan chát của bông điên điển. Nồi canh chua sẽ mất đi mùi vị nếu như không có bông điên điển. Từ ấy, bông điên điển trở thành gia vị sử dụng trong nhiều món ăn.

Người dân luôn khéo léo để chế biến nhiều món ăn riêng cho quê mình. Ngoài dùng ăn tươi, họ còn làm mắm cá linh. Mắm là món ăn đặc trưng của Nam bộ. Món ăn này rất ngon, không chê vào đâu được. Mùi thơm cá linh kho mắm bay lên làm nức lòng bao người con xa quê. Thêm vào đó, mắm cá linh mà ăn với bông điên điển thì lại càng tuyệt vời hơn. Bên cạnh đó, bánh xèo ăn kèm với bông điên điển cũng không thể nào quên trong mùa này. Mùa nước lũ với nhiều sản vật dồi dào tạo nên nhiều món ăn mà khách phương xa vẫn phải khen ngợi. Rất… rất nhiều món ngon khác mà với tài nghệ của mình, người dân làm nên “ẩm thực quê nhà” ăn sâu vào trái tim của những con người xa quê vẫn mong muốn trở về. “Ẩm thực quê nhà” như là tiếng gọi của quê hương.

Có thể nói, mùa nước lũ tràn về hàng năm luôn làm cho người dân tất bật, bộn bề nhưng thay vào đó nó cũng mang lại những kỉ niệm đẹp, nhưng giây phút thư giản ấm cúng bên gia đình. Hình ảnh con sông quê hiền hòa pha lẫn chút dữ dội. Tất cả những điều ấy như đã đi vào tiềm thức của người dân quê tôi mùa nước lũ.
Bạn có thể tham khảo nhé !!
Nguồn google
 
T

tieuyetdethuong1

Quê tôi nằm trên mảnh đất được phù sa bồi đắp hàng năm mỗi khi con nước lũ tràn về. Đấy là “đất cồn”. Địa thế thuận lợi này tạo nhiều điều kiện để người dân sinh cơ lập nghiệp. Trên vùng đất đầy màu mỡ và tốt tươi này, những con người chân quê đã không ngại sương gió, mưa nắng để tạo nên nhiều vụ mùa cho sản xuất nông nghiệp. Hàng năm người dân thu hoạch với nhiều mùa vụ khác nhau: bắp, sắn, ớt, đậu,…Những lúc như vậy, “tình làng nghĩa xóm” lại thêm kết chặt, họ được vui đùa, trò chuyện háo hức bên nhau để gặt hái sản phẩm do sức lao động và sự gian khó cho những tháng ngày chăm bón tạo ra. Đối với họ, cuộc sống tuy mệt nhọc mà lại đầy ý nghĩa, họ luôn tự hào rằng mình đã ươm mầm cho sự sống này.
Quanh năm suốt tháng, những con người chân lắm tay bùn luôn chỉ biết miệt mài với công việc đồng áng, nương rẫy. Có thể nói, khoảng thời gian để họ nghỉ ngơi, “giải trí” thì vô cùng ngắn. Cuộc sống đồng quê là thế đấy, con người chỉ biết tất bật với công việc từ tháng này đến tháng nọ, từ mùa này sang mùa khác. Đó là cách sống, sinh hoạt thường nhật khi nước lũ chưa tràn về. Trái lại, khi nước lũ về thì cuộc sống có nhiều đổi thay. Mỗi năm cứ khoảng tháng 7,8 âm lịch thì nước lại ngã màu từ trong xanh sang đục, bọt nước li ti (mà người dân gọi là bọt trứng cá) xuất hiện và nước ngày một nhiều. Đó là dấu hiệu của con nước lũ sắp đổ về. Gần thời gian này, người dân phải thật khéo léo trong khâu trồng trọt để thu hoạch cho kịp con nước về. Đây cũng là lúc mọi người đương đầu với cuộc sống “sống chung với lũ”. Mọi người lại phải lo toan cho việc mua xuồng, đóng xuồng, sửa chữa lại xuồng cũ để dùng trong mùa nước. Đây được xem là phương tiện lưu thông chính và nó gắn bó lâu đời với người dân miệt vườn sông nước. Tuy cuộc sống mùa này có nhiều khó khăn nhưng dường như họ cũng đã thích ứng và thay đổi cho phù hợp.

Ngoài ra, mùa nước lũ cũng được xem là khoảng thời gian để người dân nghỉ ngơi sau những tháng ngày làm việc mệt nhọc bên cái nắng, cái mưa. Thế nhưng, người dân vẫn phải tìm kiếm các công việc mưu sinh khác để bương chải trong mùa lũ vì miếng cơm manh áo đời thường. Ưu thế mùa nước lũ là lượng phù sa dồi dào bồi đắp cho những cánh đông thêm màu mỡ, đất đai tơi xốp. Không chỉ có thế, các loài thủy sản nước ngọt (tôm, cá,…) vô cùng phong phú cũng đổ về theo con nước lũ. Đó là một trong những thế mạnh nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân. Khoảnh khắc quê tôi khi con nước lũ đổ về vừa dữ dội, vừa êm đềm, tĩnh lặng. Tôi như cảm nhận hết vẻ đẹp nên thơ, đầy chất trữ tình và lãng mạn của con sông quê. Những buổi hoàng hôn mờ ảo trong sương; những buổi chiều êm ả với dòng nước nhè nhẹ trôi; tôi bắt gặp hình ảnh của những chiếc xuồng bé tí bồng bềnh trên sóng nước. Có thể đó là dáng dấp của những người đang chài cá, những cô lái đò hay những cậu bé đưa khách sang sông;…đặc biệt là hình ảnh của những người mẹ, người chị đang hái bông điên điển – loài hoa đặc trưng mùa nước nổi. Cứ vào mùa này, sắc vàng của bông điên điển lại nở rộ, khoe sắc vàng khắp cánh đồng sông quê. Những lúc thế ấy, tôi thấy quê mình đẹp biết bao với khung cảnh dòng nước, những chiếc xuồng bé tí, những hàng điên điển lung lay trong gió,… hiện ra như một bức tranh thôn quê mộc mạc, đậm chất Nam bộ. Quê tôi là thế đấy! Quê tôi luôn tươi đẹp trong sắc màu thiên nhiên. Cuộc sống dân quê bình dị và đơn sơ. Tất cả tạo nên một hồn quê sông nước xanh biếc giữa bầu trời bình yên.

Hương vị mùa nước lũ

Quê tôi được tạo nên từ những bãi bồi phù sa và sống giữa vùng kênh rạch chằng chịt nên nguồn thủy sản nước ngọt dồi dào. Cũng chính đặc điểm này mang lại cho người dân quê tôi nhiều đặc sản mang đậm hương vị sông nước miệt vườn. Đến thời điểm này, các loài tôm, cá, cua,… lại đổ về khắp các con sông. Trong đó, cá linh là loài cá chiếm số lượng nhiều nhất. Cá khi được bắt lên thì rất tươi ngon. Thay vì trúng vụ mùa hoa màu thì người dân trúng lớn vụ mùa cá linh. Ngoài các loại thủy sản nước ngọt thì trong mùa nước lũ những sắc màu bông điên điển cũng nở rộ khắp nơi. Đây được xem như một loại rau, một thứ nguyên liệu hiếm bởi nó chỉ ra bông trong mùa nước nổi. Màu vàng óng ánh của bông điên điển càng tô thêm vẻ đẹp mĩ miều cho bức tranh quê hương. Có một nhạc sĩ sáng tác và bộc lộ cảm nhận của mình về loài hoa này trong những câu hát bình dị nhưng chứa đựng tình cảm ngọt ngào, yêu mến quê hương “Ăn bông mà điên điển. Nghiêng mình nhớ đất quê…” (Bông điên điển – NS hà Phương).

Bông điên điển không chỉ là một phần trang trí cho bức tranh quê mà nó còn được dùng chế biến nhiều món ăn rất được ưa chuộng và trở thành đặc sản trong mùa nước lũ. Ai đi xa mà lại chẳng nhớ hương vị quê nhà. Mùa nước lũ mang lại nhiều ẩm thực vùng sông nước, có thể kể đến các món ăn đặc trưng “cá linh nấu canh chua bông điên điển” – một món ăn dân dã mà lại rất phổ biến không thể nào quên được khi xa quê. Nó mang đậm hương vị miền quê với vị ngọt của đường, của cá vị cay nồng của ớt; vị chua của me và vị chan chát của bông điên điển. Nồi canh chua sẽ mất đi mùi vị nếu như không có bông điên điển. Từ ấy, bông điên điển trở thành gia vị sử dụng trong nhiều món ăn.

Người dân luôn khéo léo để chế biến nhiều món ăn riêng cho quê mình. Ngoài dùng ăn tươi, họ còn làm mắm cá linh. Mắm là món ăn đặc trưng của Nam bộ. Món ăn này rất ngon, không chê vào đâu được. Mùi thơm cá linh kho mắm bay lên làm nức lòng bao người con xa quê. Thêm vào đó, mắm cá linh mà ăn với bông điên điển thì lại càng tuyệt vời hơn. Bên cạnh đó, bánh xèo ăn kèm với bông điên điển cũng không thể nào quên trong mùa này. Mùa nước lũ với nhiều sản vật dồi dào tạo nên nhiều món ăn mà khách phương xa vẫn phải khen ngợi. Rất… rất nhiều món ngon khác mà với tài nghệ của mình, người dân làm nên “ẩm thực quê nhà” ăn sâu vào trái tim của những con người xa quê vẫn mong muốn trở về. “Ẩm thực quê nhà” như là tiếng gọi của quê hương.

Có thể nói, mùa nước lũ tràn về hàng năm luôn làm cho người dân tất bật, bộn bề nhưng thay vào đó nó cũng mang lại những kỉ niệm đẹp, nhưng giây phút thư giản ấm cúng bên gia đình. Hình ảnh con sông quê hiền hòa pha lẫn chút dữ dội. Tất cả những điều ấy như đã đi vào tiềm thức của người dân quê tôi mùa nước lũ.
Bạn có thể tham khảo nhé !!
Nguồn google

Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo lặn ngụp, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó dòng sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi, trên mặt sông những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ, và tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ nghe rất vui tai. Trong những ngày đó thôn xóm hai bên bờ sông rất vui, ngày ngày,họ ra sông gánh nước, giặt giũ, và ở những bài bồi ngô xanh biêng biếc, trông mát cả tầm mắt. Trên bến đò người và xe qua lại tấp nập. Cuộc sống thật thanh bình và nên thơ.

Thế nhưng con sông không phải lúc nào cũng hiền hoành- những ngày đó. Vào ngày mưa lũ, sông như trở mình sau những ngày lim dim ngủ. Sau một thời gian mưa lớn, không biết nước ở đâu bỗng đổ đầy ắp dòng sông, nước dâng cao, lúc đầu mấp mé bờ, sau có khi còn dâng lên phủ kín cảngô, khoai. Cả dòng sông lúc này là một dải nước lớn, mênh mông đục ngầu Những con sóng như hàng trăm con rồng lớn quằn mình quẫy đạp như muốn nuốt chửng tất cả làng xóm. Ngô khoai may mắn vừa mới thu hoạch xong nếu không khi nước lũ rút thì còn trơ ra cát và bùn. Và đêm nằm nghe như tiếng thở mạnh, lúc phì phò lúc réo gào.

Làng mạc ven sông như xơ xác hơn sau những trận gió mưa lớn và đứng bên con sông đang trở mình thì làng xóm càng trở nên nhỏ bé và mỏng manh hơn. Cây cối ngả nghiêng theo những trận gió, mới chỉ hôm qua thôi chúng thật tươi xanh, mơn mởn sức sống thế mà chỉ qua một trận bão lũ, tất cả đều trở nên tiêu điều xơ xác. Dân trong làng ngày ngày ngóng ra sông mong nước nhanh rút. Tàu thuyền chằn chuội với những con sóng đang réo gào. Những chiếc tàu chở hàng vốn to lớn như vậy mà cũng trở nên nhỏ bé yếu ớt trước những con sóng đang uốn lượn, gồng mình lên như tức giận.

Nhìn từ xa dòng sông như đang được nấu sôi, màu đỏ quạch khác hẳn với màu nước trong trẻo thường ngày, những cột sóng oằn mình dâng lên rồi hạ xuống, có lúc tung cao, bọt trắng xoá. Những ngày ấy dòng sông không bao giờ ngủ, nó luôn nhăm nhe, doạ nạt con người. Nó khiến con người luôn sống trong lo sợ. Con đê có sứ mệnh phải ngăn chặn những cơn tức giận của dòng sông, vậy mà có chỗ đã không thể kháng cự được, mình nó đã bị sóng ăn nham nhở, có nguy cơ vỡ. Ai ai cũng hoảng sợ. Trước nguy cơ đó ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã huy động rất nhiều người mang theo những bao tải đổ đất và giúp sức cho đê bảo vệ được cuộc sống của dân lành. Đối với lũ trẻ chúng tôi, dòng sông lúc này không còn đáng yêu như trước. Chiều chiều chúng tôi chẳng còn đắm mình trong vòng tay êm ả của sông.Chúng tôi cũng như bao người khác lo lắng cho ngôi nhà, cho ngôi làng thân yêu của mình.

Những ngày mưa lũ mẹ tôi không ra đồng được, mẹ ngồi trước cửa nhà, mắt rõi ra xa đầy lo âu. Tôi ngồi bên mẹ lặng im. Mẹ ôm tôi vào lòng an ủi và cũng chính là tự nhủ với mình;
– Rồi sẽ qua thôi con ạ. Chắc chỉ chiều nay nước sẽ rút.

Và thật bất ngờ cứ như có phép lạ. Đến trưa mưa bắt đầu ngừng rơi, nước sông cũng không dâng lên cao nữa. Và chẳng mấy chốc nước sông đã rút hẳn cảnh vật lại trở về như cũ nhưng xơ xác như sau một trận đánh. Hôm sau nắng đã trải dài trên sông.

Dòng sông lại trở về bản chất hiền lành. Người dân quê tôi lại vui vẻ trở về với công việc thường ngày. Sau lũ, người ta thi nhau ra vớt củi, vớt gỗ trôi từ thượng nguồn về, và cá tôm cũng như nhiều hơn. Đất đai cũng màu mỡ hơn báo hiệu một mùa bội thu sắp tới. Tàu thuyền lại tấp nập trên bến bãi. Bọn trẻ chúng tôi lại đưa nhau ra bãi bồi đá bóng, tắm sông. Dòng sông quê tôi dẫu có lúc nổi giận và khó hiểu song với chúng tôi đó là một nơi vô cùng lí tưởng, mai này dù có xa quê bao lâu chắc tôi vẫn không thể quên được con sông này và sẽ nhớ nhất là dòng sông những ngày mưa lũ.
Nguồn: google
 
Top Bottom