văn7 nang cao

L

leemin_28

Trong cuộc sống xã hội phong kiến ngày xưa, con người đã phải trải qua biết bao nỗi niềm chua xót, đắng cay nhưng không vì thế mà vẻ đẹp tâm hồn của người xưa mất đi, thay vào đó họ lại gửi gắm những nỗi niềm, nỗi oan ức vào từng lời thơ, lời ca dao bộc lộ sâu sắc hết nỗi chân tình của mình. Được hình thành từ lâu, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, là tiếng nói cất lên từ cuộc đời, số phận tủi nhục nhưng đằm thắm ân tình của người phụ nữ xưa nói riêng và xã hội cũ nói chung. Hai lời ca dao trên là lời than thân của người xưa, nó như gợi lên cả cuộc đời còn đầy đắng cay của một số phận con người. Cuộc đời của người phụ nữ không mấy thanh bình mà chính họ cũng không thể tự quyết định được số phận cho mình. Bài ca được viết ở thể thơ lục bát, ngôn ngữ gần gũi, ngắn gọn mà khái quát, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, kết hợp hình thức mở đầu các bài ca dao khá quen thuộc “thân em”.
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Bài ca dao là lời than thân của một cô gái tự ví mình như “tấm lụa đào”. Từ “thân em” đã gợi lên những liên tưởng về số phận hẫm hiu, nhỏ bé, bấp bênh của người phụ nữ. Từ “như” một từ ngữ so sánh thể hiện nỗi niềm và tâm trạng của cô gái. Tạo nên sự đối lập giữa thân phận và ý thức giá trị của “tấm lụa đào”, một loại lụa đẹp, mềm mại. “Hình ảnh ẩn dụ “tấm lụa đào “ gợi liên tưởng đến hình ảnh một cô gái vừa có vẻ đẹp hình thức, đẹp người đẹp nết nhưng lẽ ra với một người đẹp nết như vậy thì phải có một cuộc sống sung sướng nhưng cô gái trong bài thơ này không chắc chắn được số phận của mình sẽ trôi dạt về đâu,sẽ “ vào tay ai “.Tác giả còn sử dụng từ “phất phơ” để gợi tả 1 vẻ mềm mại của tấm lụa,vừa gợi liên tưởng đến số phận long đong của người phụ nữ trong xã hội xưa.” Với biện pháp tu từ câu ca dao đã thật sự đưa người đọc cảm nhận được hình ảnh của một cô gái tự hào về tài năng và vẻ đẹp của bản thân nhưng không có quyền quyết định số phận của chính mình. Hình ảnh “phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” một lần nữa lại làm rõ nét hơn nỗi niềm chua xót, đắng cay, ngậm ngùi về số phận của bản thân cô gái nói riêng và người phụ nữ xưa nói chung. Phất phơ giữa chợ..tay ai” thực chất lại là một lời than về thân phận sẽ không biết đi về đâu của mình.Cô gái mặc dù rất tự hào về phẩm chất,tài năng,vẻ đẹp của mình nhưng lại không quyết định được số phận của mình. Câu ca dao trên kết hợp những từ ngữ giàu hình ảnh cùng với biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ đã làm nổi bật phâm chất và tính cách cũng như diễn biến tâm lí của nhân vật.Cũng chính những chi tiết tiêu biểu ấy đã làm ngừơi đọc cảm nhận một cách sâu sắc và chân thành nỗi khổ mà cô gái phải chịu đựng, qua thái dộ và tình cảm của tác giả cũng đã nói lên một phần nào về cuộc sống khắc nghiệt của ngừơi phụ nữ xưa nhưng vẫn luôn giữ được vẻ đẹp tâm hồn.
Qua bài ca dao than thân trên, đã cho ta thấy được một phần nào về xã hội phong kiến xưa, một xã hội với đầy những đắng cay, khắc nghiệt nhưng lại làm nổi bật lên hình ảnh người phụ nữ có nhiều phẩm chất và tài năng ,không bao giờ đầu hàng trước số phận, sống để vượt qua thử thách, luôn mơ ước và hy vong có một cuộc sống hạnh phúc. Tất cả đều có sự mới mẻ, độc đáo về ý tưởng, có giá trị giáo dục cao, khái quát được giá trị nhận thức cũng như tư tương tình cảm của con người. Lời ca dao tuy ngắn nhưng đã bộc lộ hết những tâm trạng của nhân vật, thể hiện hết những suy nghĩ và cảm xúc mà tác giả gửi gắm đến người cảm nhận...


Nguồn
Zing Blog
 
T

tieuyetdethuong1

Trong cuộc sống xã hội phong kiến ngày xưa, con người đã phải trải qua biết bao nỗi niềm chua xót, đắng cay nhưng không vì thế mà vẻ đẹp tâm hồn của người xưa mất đi, thay vào đó họ lại gửi gắm những nỗi niềm, nỗi oan ức vào từng lời thơ, lời ca dao bộc lộ sâu sắc hết nỗi chân tình của mình. Được hình thành từ lâu, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, là tiếng nói cất lên từ cuộc đời, số phận tủi nhục nhưng đằm thắm ân tình của người phụ nữ xưa nói riêng và xã hội cũ nói chung. Hai lời ca dao trên là lời than thân của người xưa, nó như gợi lên cả cuộc đời còn đầy đắng cay của một số phận con người. Cuộc đời của người phụ nữ không mấy thanh bình mà chính họ cũng không thể tự quyết định được số phận cho mình. Bài ca được viết ở thể thơ lục bát, ngôn ngữ gần gũi, ngắn gọn mà khái quát, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, kết hợp hình thức mở đầu các bài ca dao khá quen thuộc “thân em”.
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Bài ca dao là lời than thân của một cô gái tự ví mình như “tấm lụa đào”. Từ “thân em” đã gợi lên những liên tưởng về số phận hẫm hiu, nhỏ bé, bấp bênh của người phụ nữ. Từ “như” một từ ngữ so sánh thể hiện nỗi niềm và tâm trạng của cô gái. Tạo nên sự đối lập giữa thân phận và ý thức giá trị của “tấm lụa đào”, một loại lụa đẹp, mềm mại. “Hình ảnh ẩn dụ “tấm lụa đào “ gợi liên tưởng đến hình ảnh một cô gái vừa có vẻ đẹp hình thức, đẹp người đẹp nết nhưng lẽ ra với một người đẹp nết như vậy thì phải có một cuộc sống sung sướng nhưng cô gái trong bài thơ này không chắc chắn được số phận của mình sẽ trôi dạt về đâu,sẽ “ vào tay ai “.Tác giả còn sử dụng từ “phất phơ” để gợi tả 1 vẻ mềm mại của tấm lụa,vừa gợi liên tưởng đến số phận long đong của người phụ nữ trong xã hội xưa.” Với biện pháp tu từ câu ca dao đã thật sự đưa người đọc cảm nhận được hình ảnh của một cô gái tự hào về tài năng và vẻ đẹp của bản thân nhưng không có quyền quyết định số phận của chính mình. Hình ảnh “phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” một lần nữa lại làm rõ nét hơn nỗi niềm chua xót, đắng cay, ngậm ngùi về số phận của bản thân cô gái nói riêng và người phụ nữ xưa nói chung. Phất phơ giữa chợ..tay ai” thực chất lại là một lời than về thân phận sẽ không biết đi về đâu của mình.Cô gái mặc dù rất tự hào về phẩm chất,tài năng,vẻ đẹp của mình nhưng lại không quyết định được số phận của mình. Câu ca dao trên kết hợp những từ ngữ giàu hình ảnh cùng với biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ đã làm nổi bật phâm chất và tính cách cũng như diễn biến tâm lí của nhân vật.Cũng chính những chi tiết tiêu biểu ấy đã làm ngừơi đọc cảm nhận một cách sâu sắc và chân thành nỗi khổ mà cô gái phải chịu đựng, qua thái dộ và tình cảm của tác giả cũng đã nói lên một phần nào về cuộc sống khắc nghiệt của ngừơi phụ nữ xưa nhưng vẫn luôn giữ được vẻ đẹp tâm hồn.
Qua bài ca dao than thân trên, đã cho ta thấy được một phần nào về xã hội phong kiến xưa, một xã hội với đầy những đắng cay, khắc nghiệt nhưng lại làm nổi bật lên hình ảnh người phụ nữ có nhiều phẩm chất và tài năng ,không bao giờ đầu hàng trước số phận, sống để vượt qua thử thách, luôn mơ ước và hy vong có một cuộc sống hạnh phúc. Tất cả đều có sự mới mẻ, độc đáo về ý tưởng, có giá trị giáo dục cao, khái quát được giá trị nhận thức cũng như tư tương tình cảm của con người. Lời ca dao tuy ngắn nhưng đã bộc lộ hết những tâm trạng của nhân vật, thể hiện hết những suy nghĩ và cảm xúc mà tác giả gửi gắm đến người cảm nhận...


Nguồn
Zing Blog

Bạn tham khảo tại đây
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=315650
 
Top Bottom