[Văn7] Một số câu hỏi nhờ mọi người giải đáp

H

hanrainbow

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trong bài Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh đã nêu ra những công dụng nào? Hãy cho 1 ví dụ từ thơ ca để minh hoạ ?

2. Vì sao nói ca Huế là nét sinh hoạt độc đáo của cố đô?

3. Sắp xếp trình tự lập luận bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

4. Nêu giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và nghệ thuật nổi bật của tác phẩm Sống chết mặc bay?

5. Hai câu tục ngữ " Học thầy không tày học bạn " và " Không thầy đố mày làm nên" có mâu thuẫn với nhau không? Tại sao?

6. Tại sao Hồ Chí Minh lại gọi những trò của Va-ren bày ra với Phan Bội Châu là những trò lố?

--------------TLV---------------

1. Một nhà văn nói: " Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Em hãy giải thích nội dung câu nói đó?

2. "Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Dựa vào lịch sử đấu tranh bảo vệ và xâu dựng đất nước em hãy chứng minh sự đúng đắn của lời khuyên đoàn kết trên?

3. Lê-nin - nhà cách mạng vĩ đại của nước Nga có câu nói bất hủ: " Học, học nữa, học mãi ". Em hiểu thế nào về câu nói đó?

------------
Mọi người giúp mình nha, mình sắp thi học kì rồi. Ai có đáp án post cho mình xem thử, cám ơn nhiều lắm!
 
Y

youch

1/MB: nêu vấn đề nghị luận: “học! học nữa! học mãi”
học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con ng` mở mang kiến thức,nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. nhận thức được tầm wan trọng của vấn đề này, tuy fải bận trăm công nghìn việc, nhưng lê-nin vẫn th` khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”.
2/TB:
A-BÌNH:
a)giải thích câu nói (or nêu các biểu hiện của vấn đề)học là việc học sinh tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo…khi học chúng ta fải tìm tòi, suy nghĩ them để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. như thế lời dạy của lê-nin có ý nghia là khuyên chúng ta fải luôn học hỏi ko ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả ngoài XH…
b)phân tích các mặt đúng,lợi:đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ rang từ trước đến nay. bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi ng` trong chúng ta chỉ như giọt nước. hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi wa thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế ko bao h chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta fải luôn luôn học tập ko ngừng.làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước VN or các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân laọi. ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con ng` mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta ko lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin:
“nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học” or:
“đường đời là chiếc thang ko nấc chót, việc học là quyển sách ko trang cuối cùng.” (Kalinin). Or câu của bác hồ :
“học hỏi là một việc fải tiếp tục suốt đời”.
Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng them giá trị chân lí của lời nhận định của lê-nin.
B-LUẬN: (mở rộng vấn đề)
a)phân tích các mặt bổ sung.
Nhưng thật đáng tiếc là có những ng` làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. thật đáng tiếc là trong nhà trường có những học sinh lười biếng, ko cố gắng chăm lo học tập, kiền thức nôgn cạn, dở dang. Cũng như thế trong XH còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được = cấp mà ko chịu típ tục học hỏi. và đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách vì đã ko nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này.
B)xây dựng thái độ đúng cần fải có.
Do đó, học hỏi suốt đời là một việc fải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. để việc học hỏi đạt kết quỷ thật tốt, chúng ta fải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành ng` lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước,sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. bên cạnh mục đích học tập,chúng ta còn fải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài XH..
c)phân tích nguyên nhân,hậu quả, (or tác dụng)
nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại 1 tác dụng, 1 kết quả thật to lớn là kiến thức của mỗi ng` trong chúng ta sẽ được lien tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay,nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết,trở thành nghĩa vụ của mỗi ng` công dân vì đất nước ta, sau gần một trăm năm đô hộ của thực dân pháp,sau hơn hai mươi năm chiến đấu chống đế quốc mỹ, đa số nhân dân ta ko có thời giờ và phương tiện để học tập.nên muốn nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến trrang, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế, tiến tới xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và phồn vinh, ta cần fải cố gắng học tập gấp năm mười lần trước đây thì mới mong có một đội ngủ cán bộ quản lí, khoa học kĩ thuật đông đảo, công nhân lành nghề,nông dân có trình độ cao để tiếp thu kỹ thuật mới tăng nâng suất lao động.
3/KB: thái độ,kết luận chung của bài nghị luận.
Rõ rang nhận định của lê-nin đúng là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại. Đồng thời,câu nói trên cũng bộc lộ tấm long, ước muốn thiết tha của lê-nin.


*Sưu tầm
 
Y

youch

1.Mở bài:
- Kho tàng kiến thức là vô cùng phong phú (Bể học khôn lường)
- Cuộc sống đang ngày càng phát triển, cho nên chúng ta càng phải nỗ lực học tập hơn nữa
- Lên nin khuyên:Học, học nữa, học mãi
2.thân bài
a) Ý nghĩa của lời khuyên
- Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người.
- Phải thường xuyên luyện tập để nâng cao kiến thức
b) Giải thích vì sao ta cân phải học tập?
+ có học tập thì mới tiếp thu được kiến thức
- học để nâng cao tầm hiểu biết, làm việc hiệu quả hơn
- Nếu ko chịu khó học tập thì sẽ ......
+ Việc học không giới hạn về tuổi tác, không gian và thời gian:
Nêu các dẫn chứng (Cái này tự tìm nha)
c) Mở rộng vấn đề
- 1 số người hiện nay ít quan tâm đến việc học tập -> Đất nước kém phát triển
- Học, học nữa, học mãi là mục tiêu của thanh niên ....
- học trong sách, học ngoài đời, học ở khắp mọi nơi
3.Kết bài:
Ngày nay, tuổi trẻ cần phải cố gắng học tập để hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích......



A) Mở bài:
_ Phong trào học tập hiện nay
_ Nêu vần đề giải thích: phải không ngừng học tập
_ Trích dẫn lời khuyên Lê-nin
B) Thân bài
1. Thế nào là Học, học nữa, học mãi ?
_ Học là tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức để nâng cao kiến thức về mọi mặt
_ Học nữa là học thêm nâng cao bổ sung thêm vào những điều đã học
_ Học mãi là học không ngừng, học suốt đời.
2. Vì sao phải không ngừng học tập ?
_ Vì những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải học mở rộng nâng cao để có kiến thức sâu rộng
_ Tri thức của nhân loại là vô hạn "biển học mênh mông" hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để thỏa mãn sự ham hiểu biết, làm cho tâm hồn trí tuệ phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập.
_ Xã hội phát triển, khoa học kĩ thuật cũng ngày 1 phát triển không ngừng, không học sẽ lạc hậu, sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bản thân và xã hội
3. Làm thế nào để thức hiện được lời khuyên của Lê-nin ?
_ Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao
_ biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích
_ Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch đó, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống
C) Kết bài:
_ Một vĩ nhân đã từng nói:" Đường đời là cái thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối"
_ Mỗi người chúng ta hãy coi học tập là hạnh phúc, niềm vui của đời mình.


*Sưu tầm
 
Last edited by a moderator:
Y

youch

Đề bài:Chứng minh câu ca dao sau:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
BÀI LÀM
MB:
Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
TBGIẢI THÍCH SƠ LƯỢC VỀ CÂU CA DAO)
Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
(CHỨNG MINH THEO ỪNG THỜI KÌ-THEO THỜI GIAN)
Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại tành công"
Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,......Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo?
Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. VIỆT NAM đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta.
KB:
Vậy là qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."
Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.



*Sưu tầm
 
Y

youch

Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiên để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách.
Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Sách không chỉ là vật dụng mà nó còn chứa đựng những tư tưởng nhân văn, ý nghĩa sâu sa khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ vậy sách còn là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho đời thường. Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Đồng thời nó cũng là chiếc chìa khoá trước hết là mở ra cánh cổng tri thức và sau đó là mở ra cánh cổng của thành công, thăng hoa. Có thể nói tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, về giá trị vật chất có thể không có mấy nhưng về giá trị tinh thần thì rất lớn. Sách là một kho tàng về tri thức. Trải qua hàng trăm năm con người đã biết ghi chép lại những hình ảnh, sự việc, vấn đề để tích luỹ, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa học, văn hoá nghệ thuật, hay những phát minh khoa học, những công thức toán học. Đã từ lâu sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, khuyên răn, chỉ bảo con người thêm hiểu biết và như người ban thân song hành. Khi chưa biết, sách là người thầy của chúng ta, khi căng thẳng, sách là nguồn đông viên an ủi giúp ta tiến bước. Khi buồn bã, giận hờn thì sách là liều thuốc xoa dịu vết thương. Sách gợi lại cho chúng ta những kỉ niệm đáng nhớ, liên tưởng cho chúng ta về một thế giới tưởng chừng vô hình trừu tượng mà lại hiển hiển trong cuộc sống. Sách còn là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ, kho tàng kiến thức cho nhân loại. Có thể chứng minh rằng ý nghĩa to lớn của sách dành cho chúng ta là rất lớn. Nó tái hiện lại trạng thái, sự sống, hoạt động của con người. Nó chỉ ra một tương lai mới, hay quay về quá khứ để lấy lại những kinh nghiệm. Những trang sách thuần tuý ấy đã đi vào trong cả nền giáo dục mỗi con người. Sách không chỉ là hành trang của con người trong trường học, mà còn là hành trang của con người trong đời thường, cuộc sống, xã hội. Sách mở rộng tầm nhìn cho chúng ta về cuộc đời, chỉ bảo, thâm nhập vào tâm hồn của cuộc sống. Thế giới có sách vở là thế giới giàu tri thức, nhiều công nghệ. Thế giới không có sách là thế giới nghèo nàn lạc hậu. Những cuốn sách đã dạy chúng ta biết bao điều kì diệu trong cuộc sống, tu dưỡng đạo đức cho ta ngày một văn minh.
Tất cả những điều trên đều chứng tỏ một chân lí rằng: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ loài người. ấy vậy mà một số hành vi lại xâm phạm đến ý nghĩa cao đẹp của sách. Những cuốn sách không phù hợp tính nhân văn vẫn được bày bán công khai. Những nội dung ngang trái khiến người đọc phải bất mãn vẫn được tung ra thị trường. Thử hỏi xem phẩm chất cao quý của sách đã bị xoá mờ đi bởi những bàn tay vô trách nhiệm, những ý nghĩ xấu xa kia. Việc đọc sách để mở mang tầm hiểu biết nhưng việc chọn sách lại là nền tảng cho muc đích ấy. Một cuốn sách hay sẽ đem lại cho con người một tư tưởng, một định hướng có lợi nhất định. Những một cuốn sách xấu lại mang lại cho con người tư tưởng lệch lạc, thiếu chín chắn dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó chúng ta cũng thấy được cái tốt từ sách để học tập. Nhắc đến sách là nhắc tới một thế giới sáng trong, một thế giới mang tinh nhân văn, hiện thực. Do đó ta phải nhận ra được rằng: đọc sách không chỉ là tu dưỡng kiến thức mà còn là mở ra một con đường, một lối mở dẫn đến thành đạt. Một trong những thiệt thòi lớn nhất của con người là không đọc sách vì đó như một thế giới thông tin thu nhỏ dễ hiểu, dễ cảm nhận. Ngay cả những vị danh nhân thành tài, những nhà bác học uyên bác không thể phủ nhận được giá trị của sách. Tri thức của con người càng được tu dưỡng bao nhiêu thì con người lại càng cảm nhận được vai trò của sách, hiêu thêm được tác dụng mà sách đem lại.
Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loại người.


*Sưu tầm
 
T

tear_viem_tear

axax, toa`n sưu tầm ko dzỵ hjx, ráng tự mj`nh tra~ lờy đi bạn :D

mj`nh ku~Ng làm biếng nói nhiều nhưng mình thích nhất câu 1 nhưng kó le~ la` tra~ lờy ko hay cho lém :D

-văn chương là hình dung của sự sống, của muôn hình vạn trạng: giả sử một người mù ko nhj`n thý mọi vật xung quanh chẳng hạn nhưng khj nghe 1 pa`j mju ta~, 1 pàj dzăn chương thj` có thể hiểu được dù ít nhất cũng là 1 phần về cuộc sống quanh mình; của muôn hình vạn trạng: văn chương cho ta những suy nghĩ và liên tưởng vô cùng bay cao, từ một đồ vật khung cảnh bình thường văn chương giúp đầu óc kon người pjến nó thành 1 káj khác đẹp hơn, mặc dù chỉ tương tự; vạn trạng - từ nj` m`jnh ko hju~ lém nhưng mà mj`nh ku~Ng kó thể lý ja~I 1 chút đó là: làm cho ta hj`nh dung được sự sống, cái vuj, buồn của người khác ( như một nhân vật trong truyện chẳng hạn)

-văn chương cho ta cảm nhận những điều tốt đẹp quanh ta: câu này chắc không có trong bài đâu nhưng đây là do mj`nh đúc kết ra: trước một cảnh đẹp, văn chương làm ta hoà mj`nh dza`o ka~Nh dzật xung wanh, như Nguyễn Trãi trước cảnh đẹp ở Côn Sơn đã viết nên Côn Sơn Ca; trước cảnh hoang vu dza` nỗy nhớ thương đất nước quê nhà, Bà Huyện Thanh Quan đã bộc lộ cảm xúc wa pa`j Qua Đèo Ngang; hay tác fẩm j` đó của Lê Thánh Tông (buổi chiều j` đó) - do mj`nh ko kó học tác fẩm này nên ko pjk, nhưng mj`nh nghj~ đó là 1 ka~h đẹp và bàj thơ mang tjnh' bju~ ka~M

-văn chương sáng tạo ra sự sống: văn chương như Hoa`i Thanh đã nói, đựơc sáng tạo ra từ những yêu thương, sự đồng cảm, và từ chính văn chương ta mới thấy có một sự sống tồn tại, dzj` nju'; thjếu đj văn chương, sự sống này sẽ dzô kùng nhạt nhẽo, thjếu cáj tjnh hoa trờy ban :D

-văn chương là những trang sư~: trong pa`j, Hoa`j Thanh ku~Ng đặt ra dzấn đề nếu wan hệ giưa~ văn chương và thi nhân, ljch sư~;

-văn chương júp ta chja se~ ka~M xúc với nhau: khj đọc sách chẳng hạn, nếu la` mj`nh thj` mj`nh gọy đó là sự đồng ka~M :D

-mj`nh thjk ý nj` nhất: văn chương cho ta tj`nh ka~M ta chưa có, luyện cho ta tj`nh ka~M ta đã có: nếu như chưa biết thương yêu người khác thj` nếu pjk đọc 1 quyển sách hay về tj`nh ka~M kon nguời thj` trong 100 người theo mj`nh ku~Ng jt' nhất kó 1 ng` hju~ đc ma`k quay lạj, nếu đã biết yêu thương thj` đọc xong một quyển sách sẽ giúp ta hjểu đựơc thêm kách ka~m nhận kuNg~ như thý đựơc cảm jác ấy mạnh me~ nhường na`o ... :D mj`nh hju~ ý nj` kY~ lém vj` thứ nhất là mj`nh thjk thứ 2 la` mj`nh chjnh; la` 1 nhân chứng đếy :D

-cuối cùng: (theo mj`nh thoy) : văn chương cho ta tj`nh ju cuộc sống :D

wa káj comment nj`, mj`nh mong la` mý pợn đọc va` hju~, đừng nên chép hjk va`o pa`j la`m nhaz :D
 
H

hanrainbow

Trả lời giùm mình 6 câu đầu đi các bạn...mý cái đó quan trọng hơn...văn thì mình có thể tự xoay xở được...tlks
 
M

mihiro

*** Mình trả lới vài câu thôi nha :)

1. Văn chương có các công dụng sau nè:
- Hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng, sáng tạo ra sự sống.
- Giúp cho tình cảm thêm dồi dào, gợi lòng vị tha.
- Gây cho ta những tình cảm ta k có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

3. [Bạn xem lại trong sách, phần TLV sau bài Tinh thần yêu nc của nhân dân ta đó]

4. a. Giá trị hiện thực
Tố cáo bọn quan lại thời Pháp thuộc chỉ biết vơ vét, đục khoét,bỏ mặc nhân dân đói rét,lầm than
b. Giá trị nhân đạo
Đau xót trước cảnh lầm than,chết chóc của dân - phản ánh sự tàn nhẫn ,vô lương tâm của bọn quan lại
Tố cáo ,vạch trần bộ mặt bọn quan lại bằng hình tượng văn học độc đáo
c. Giá trị nghệ thuật:
- Kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp, ngôn ngữ sinh động, câu văn ngắn gọn.

5. Ko mâu thuẫn mà:
- Hai câu tục ngữ trên còn khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
 
Top Bottom