“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
Điểm nhìn đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiểu phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ rong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. chỉ mấy cáilèu chợ miền núi, sở dĩ nữ sĩ gọi “chợ mấy nhà” để gieo vần mà thôi: “tà” – “hoa” – “nhà”. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.
Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái gia gia” tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ khách. Lấy cái động (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ. Phép đối và đảo ngữ vận dụng rất tài tình: