[văn12]Nghệ thuật thê rhiện tâm trạng trong VHTĐ và VHHĐ

P

phamminhkhoi

Con ngưồi trong VHTĐ luôn luôn nép mình sau Cái chung, chịu làm cái bóng cho đoàn thể. KHông bao giờ họ nghĩ tới, dù chỉ là một tích tắc, một ước vọng vươn thoát ra khỏi những cái khuôn sáo, bó buộc, kìm hãm. Cả đời họ không qua khỏi cái nhìn " tam cương, ngũ thường" của triết lý khổng manh. Họ là đại diện cho mộpt thế lực, một tầng lớp, nhân vật mang tính hình tượng cao.
Chưa có một sự thoát ky nào trong VHTĐ (có chăng rất ít), phần nhiều họ chỉ cam chịu, khi không l;àm được gì nữa thì họ tìm đến cái chết. Ít khi họ chịu đấu tranh (do tư tưởng bị bó hẹp).

VD: Truyện ng con gái nam xương: tại sao Vũ nương phải chết. Tại sao thuý kiều mười mấy năm trời lưu lạc chỉ dựa dẫm vào người khác để dòi lại công bằng. Xã hội vẫn bế tắc: con nòi trong VHTĐ chưa tìm được cho mình một lối thoát. Tâm trạng của họ cũng rất đơn giản, không nhiều biến động. Họ ít khi suy nghĩ, ít khi mặc cảm về cái tôi.

Từ thế kỷ XX văn học việt na bắt đầu có những bứt phá. Họ bắt đầu rục rịch tìm lối thoát, tiêu biểu trong các tác phẩm lãng mạn và hiện thực. Tâm trạng con ng bắt đâu phức tạp & phong phú hơn. Họ luôn luôn trăn trở, luôn luôntìm ra một con đưòng để tiến về phía trước, biết cách đấu tranh để gạt đi những cái cũ. Cái tôi cá nhân của nhân vạt cũng đc bộc lộ nhiều hơn, với những rung cảm sâu sắc
 
M

maple

Bạn ơi, ý mình hỏi là " Cách thể hiện tâm trạng" tức nghệ thuật khi khắc hoạ thế giới nội tâm nhân vật.
Ví như trong VHTĐ, thường dùng hành vi bên ngoài và những dấu hiệu thân xác để diễn tả tâm tư nhân vật ( còn gọi là thủ pháp ngoại hiện) hay còn lấy thiên nhiên ước lệ để thể hiện tâm trạng.
VD: Trong "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ", để diễn tả nỗi buồn của ng` chinh phụ, tác giả miêu tả hành động "dạo hiên, ngồi...." hay sử dụng hình ảnh "đèn, hương, gượng..."


Những điều đó mình mới chỉ biết và hiểu 1 cách cơ bản, mong các bạn giúp mình hiểu tường tận, chính xác hơn. :):)
 
P

phamminhkhoi

Xin lỗi đã hiểu nhầm ý của bạn.
Tơ thấy bạn hiểu khá đúng vấn đề rồi đấy chứ: trong VHTĐ cảm xúc của nhân vật hay được quan sát từ cái nhìnđã chiều: hành động, cảnh vật (tả cảnh ngụ tình), chứ ít khi để cho nhân vật tự lên tiếng với lòng, thường phải có một ai khác nói thay, để bộc bạch ra beê ngaòi. Buồn, nhưng không ai dám nói mình buồn, maàphải dợi một ai hỏi tới, hoặc một cái gì dó đêểgửi gaắmtaâ tư. Cảnh trong thơ văn là cảnh tĩnh, do đó câu chữ thường rất hàm súc, đủ để cho mỗi từ, mỗi ý đều phải làm toát lên thần thái, tình cảm

VD: Lối xe ngựa cũ hồn thu thảo
Thành cũ lâu đài bóng tich dương

14 chữ thiếu chữ nào đều làm cho đoạn thơ trở nên không rõ nghĩa

Cảnh vật cũng thường rất tĩnh lặng, không phải là cảnh đông. Cảnh trong văn thơ trung đại là cái nền để gửi gắm tâm trạng, khi ít có miêu tả nội tâm:

cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Trong văn học hiện đại, bút pơháp đối thoại nội tâm được thể hiện nhiều hơn, hành động có phần ít đi. Những rung cảm sâu xa làm biến đổi cấu trúc câu văn, bớt hàm súc và linh hoạt hơn:

Tiếng địch thổi nao nao trong vắt
Trời đầy mây xanh ngắt màu lơ

Hai từ nao nao thổi vào câu thơ một thoáng "run rẩy". Vẫn là những cảnh ấy, nhưng nhà thơ đã trực tiếp đi vào tâm hồn mình, tìm ở đấy những rung động biến hoá:

Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn

có thể nói cảnh & hành động lúc này không phải nơi nhà văn, nhà thơ gửi gắm,ấcnhr lên xuống theo lòng họ mà buồn, biến đổi theo tâm trạng họ, không rõ là canh thực hay cảnh hư ( cảnh ở vhtđ có biến doỏi theo tâm trạng, nhưng nó là cảnh tĩnh, nó gợi mối buồn, còn cảnh trong VH hiện đại thì được vun đắp lên bởi nỗi buồn- cảm xúc)

Hay nói tương tự nguyễn đình thi trong một tác phẩm ở lớp 12: không rõ ta buồn vì cảnh, hay là vì cảnh theo ta mà buồn, mà vui.

Tớ thấy đây là một chủ đề tương đối khó không thể trả lời rành rọt ngay được. Các bạn hãy cùng vào thảo luận để tìm ra câu trả lời đầy đủ nhất nha;)
 
Top Bottom