Văn11] Tràng giang và Đây thôn Vĩ Dạ

T

tuanlshb01

Last edited by a moderator:
T

thuyduong1986

em có đề văn này ra tết phải nộp rùi giúp em với:
"Phân tích thiên nhiên và con người trong hai tác phẩm Tràng Giang (Huy Cận) và Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) " :-SS nhanh lên hộ em cái :)) ăn tết cho nó ngon=))

Với đề này, có 2 cách triển khai:
+ Cách 1: Phân tích độc lập thiên nhiên và con người trong từng tác phẩm > Rút ra những điểm giống và khác nhau.
+ Cách 2: 2 luận điểm lớn: Thiên nhiên và con người. Trong mỗi ý lớn So sánh 2 bài, thấy được điểm chung và điểm khác biệt.

Cách thứ hai đòi hỏi khả năng so sánh, tổng hợp phân tích tốt và khả năng diễn đạt uyển chuyển, phong phú hơn cách đầu tiên.

Em có thể tham khảo một số ý sau.

+ Thiên nhiên:

- Tràng giang: thiên nhiên rộng, buồn, vắng, càng cuối càng xa vắng và "cô liêu". Thiên nhiên nhuốm nỗi buồn lớp lớp thế nhân dồn về. (Phân tích không gian, thời gian, hình ảnh. âm thanh...). Thiên nhiên gắn với phong cách thơ Huy Cận trước Cánh mạng: nhà thơ của "nỗi sầu vạn cổ".

- Đây thôn Vĩ Dạ: thiên nhiên có sự chuyển gam thay màu dường như tương phản giữa đầu và cuối bài thơ. Đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên lung linh, đầy ánh sáng (nắng hàng cao, "xanh như ngọc"), nhưng nhức sự sống (vườn ai "mướt"). Càng về cuối bài thơ , thiên nhiên càng chia lìa héo hắt (gió mây chia li, dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay, thuyền ai đậu bến sông trăng...) > Phong cách Hàn Mạc Tử: Thơ với những logic bất thường, mạch cảm xúc như nhung mảnh không đồng mầu, nghịch ngược mà chặt khít thống nhất trong một bản thể quặn xót (vì thể xác bị dằn vặt, vì tâm hồn phải dằn trở...)

\RightarrowCũng là sự vận động, nhưng thiên nhiên trong Tràng giang là vận động đồng hướng (cô, vắng, sầu) còn thiên nhiên trong Đây thôn Vĩ Dạ là vận động ngược hướng (vui, sum vầy, sáng, hiện thực > buồn, cô lẻ. xám, siêu thực). Chỉ điều cả đều cập bến sâu thẳm của nỗi buồn không gọi tên, nỗi buồn thời đại.

Thiên nhiên được nhìn qua lăng kính tâm hồn nghệ sĩ. Khác biệt trong thiên nhiên là phép đồng dạng của những khác biệt cảu hình ảnh con người trong 2 tác phẩm.


+ Con người (Thực chất: Phân tích mạch tâm trạng, tâm thế của nhân vật trữ tình trong 2 bài thơ):

- Tràng Giang: yêu quê hương, buồn cô lẻ (Lòng quê dợn dợn vời con nước, nhớ nhà...)

- Đây thôn Vĩ Dạ: nhớ da diết một Vĩ Dạ trong hoài niệm, bị ám ảnh bởi dự cảm chia lìa > Mạch tâm trạng bề ngoài tưởng như phi logic nhưng lại hòa vào một bản thể với tình yêu "ngoài kia" tha thiết, buồn quặn thắt về dự cảm phải chia li)


\RightarrowBuồn là gam chủ đạo của 2 bài thơ > Gam chủ đạo của thơ 1932-1945 (Lí giải bằng các hiểu biểu về văn học sử)
Tuy nhiên mỗi nhà thơ có một tâm thế sáng tạo, một tạng riêng, một bản thể riêng > Nét khác biệt tạo nên bức tranh giàu màu sắc, nhiều phong cách của Thơ mới.
 
L

linhleloi

eo gì mà sơ sài quá vậy.híc đề thi học kì của em cũng bắt tìm về thiên nhiên của 2 bài này.làm thế này sao viết đây.huhu
 
X

xilaxilo

mọi ng cho em hỏi lun

có tí j tích cực, tốt đẹp trong bài Tràng Giang ko?

đọc chỉ thấy độc 1 nối buồn
 
Top Bottom