[văn11] nghị luận xã hội về học tập và quan hệ ứng xử

T

tunkute123


Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.
Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh “hạt giống” để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở ‎ nghĩa bao quát của nó. Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệcj lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.
Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức – hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói “gieo nhân nào, gặt quả ấy” như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức – hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với ‎ thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiến thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.
Vì vậy. mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.
 
L

lolem_theki_xxi

Trong xã hội ngày nay , học sinh là những người tiến bước cho thế hệ tương lai thì cần phải có cách ứng xử tốt lịch sử với mọi người . Bên cạnh đó còn có vài người đi ngược với điều đó . Vậy ứng xử là gì ?
Ứng xử là quá trình giao tiếp , xử lí , giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với người khác trong cộng đồng . Ứng xử phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói
Trong học sinh hiện nay , có một số học sinh ứng xứ rất tốt . Thầy cô đến là các học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép . Bạn bè trong trường nói năng hòa đồng , cởi mở lẫn nhau . Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng , ứng xử khiến chúng ta không hài lòng . Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề , nói như đánh vào tai , ăn nói vô cùng bất lịch sự , gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh
Ứng xử chính là thước đo của người học sinh . Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè thương yêu , thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng . Người không ứng xử tốt sau này sẽ không có ai bên cạnh , trở thành người không có ích cho xã hội .
Vì vậy , chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự , hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn
Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ . Chúng ta phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người , ăn nói dễ nghe , cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội

< trich' http://diendanluongvancan.forum-viet.net/t694-topic >
 
L

lolem_theki_xxi

ên tục trong vài tháng gần đây, bạo lực học đường (BLHĐ) đã trở thành vấn đề rất đáng quan tâm. BLHĐ đã và đang tồn tại làm cho những người quan tâm đến thế hệ trẻ, đến đạo đức con người suy gẫm thật nhiều ở những góc nhìn khác nhau. Từ vụ giản đơn là nữ sinh đánh nhau cho đến việc nam sinh kết băng nhóm rượt chém giữa đường phố hay gần nhất là vụ việc một học sinh lớp 9 đã nhảy lầu đều mang đậm bóng dáng của BLHĐ. Một bức tranh toàn cảnh về bạo lực cần được nhìn nhận dưới góc độ con người là điều hết sức cần thiết.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của chuyện này thì rất vô chừng. Chỉ cần tranh cãi nhau một chút cũng đánh nhau, chỉ cần mâu thuẫn về hình ảnh cũng có thể đánh nhau, chỉ cần tranh luận về thần tượng cũng đánh nhau, chỉ cần hai nhóm chơi đối lập cũng đánh nhau.
Không chỉ học sinh nam mà học sinh nữ cũng bạo lực - bạo hành. Các học sinh nữ vốn dĩ nhẹ nhàng và uyển chuyển trong chiếc áo dài hay xinh xắn trong chiếc váy đồng phục cũng sẵn sàng cột áo dài lại hay thắt chặt chiếc váy và khăn quàng để... sẵn sàng “choảng” nhau.
Không dừng lại ở đó, thầy cô bạo lực với học sinh bằng những lời nói rất nặng nề, học sinh vô lễ và bạo hành thầy cô bằng nhiều kiểu khác nhau. Dẫu biết rằng kể lại vấn đề chỉ thêm xót xa nhưng đó là một sự thật. Những minh chứng trong thực tế đủ độ sắc nét để thấy rằng BLHĐ đang tồn tại với những hình thù của nó chứ không phải chỉ là mầm mống hay bóng dáng.
Chính các em nhận ra mình đang bị dồn nén, có nhiều điều muốn nói nhưng cũng không biết phải giải tỏa như thế nào. Điều đó đã thôi thúc các em phản ứng bằng những hành vi xa lạ. Đánh nhau để khẳng định mình, đánh nhau để giải tỏa tâm lý, đánh nhau vì những mâu thuẫn không được giải quyết, đánh nhau để dằn mặt đối tượng, đánh nhau để gây scandal… Không ít trẻ em thực sự chẳng hiểu thế nào là việc giải quyết xung đột, theo hành vi bản năng, theo thói quen và theo những phản xạ tích lũy được bằng con đường “di truyền xã hội”, bạo lực như một biện pháp hay cách thức giải quyết vấn đề là thế.
Ngay trong môi trường học đường, việc dạy làm người còn bị xem nhẹ; chuyện dồn ép để học tập vẫn được đặt để như một yêu cầu tối quan trọng. Đó là chưa kể việc thiếu mềm mại trong cách thức giáo dục, thiếu đầu tư cho việc tìm hiểu và tác động giáo dục... Không ít thầy cô giáo vẫn cho rằng mình là bậc “bề trên”, thời gian đâu để lắng nghe, điều kiện đâu để tìm hiểu hoàn cảnh, sự đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức còn bị xem nhẹ thì thử hỏi bạo lực - một hành vi bột phát sao không có cơ hội nảy sinh?
Nếu cho rằng gia đình là tế bào của xã hội, là trường học đầu tiên thì bao nhiêu bậc phụ huynh quan tâm đến con cái mình một cách đúng nghĩa? Thời gian dành cho việc trò chuyện với con thì không có, điều kiện để uốn nắn cũng không. Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền thế là cứ làm - cứ ăn, cứ ra - cứ vào và cũng bạo lực như ai thì thử hỏi sao mọi chuyện có thể được giải quyết.
Cũng không thể không đề cập đến những tác động khác xoay quanh xu hướng hành vi nhân cách của đứa trẻ. Sự ảnh hưởng của các loại sản phẩm được núp bóng dưới văn hóa một cách thô thiển, đó là những trò chơi bạo lực gián tiếp hay trực tuyến, đó là những phim ảnh thiếu sự kiểm soát của những cơ quan chức năng được tuồn vào bằng nhiều hình thức dẫn đến sự “rối nhiễu” hành vi về mặt tâm lý. Đây không hẳn là sự rối nhiễu mang tính chất tâm thần mà đó là rối nhiễu hay lệch chuẩn hành vi với những định hướng chuẩn mực.
Giải pháp
Nhà trường cũng như phương tiện truyền thông, báo chí phản ánh về một số hành vi tiêu cực trong học đường: BLHĐ, thiếu thái độ tôn sư trọng đạo, gian lận trong học tập, chuyện yêu đương và quan hệ tình dục quá sớm dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng, tiếp cận với chất kích thích và văn hóa phẩm không lành mạnh… nhưng liệu rằng chúng ta đã chú ý thực sự đến căn nguyên của vấn đề hay chưa? Vấn đề quan trọng có thể nhận thấy là chúng ta chưa thật sự tập trung xây dựng văn hóa học đường, chưa định dạng nó để mọi thứ trong mối quan hệ ứng xử đều được “ép chuẩn” một cách tự nhiên dựa trên sự ám thị nhóm hoặc ám thị xã hội.
Bộ GD-ĐT phát động phong trào xây dựng môi trường học đường thân thiện và TP.HCM là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào này. Thế nhưng, thế nào là môi trường thân thiện, môi trường này có những tiêu chuẩn nào cần đảm bảo? Khi mọi yếu tố chưa quy về thành những tiêu chí có thể đo lường thì vấn đề sẽ khó được giải quyết. Tại hội thảo khoa học tâm lý giáo dục toàn quốc về “Văn hóa học đường - Lý luận và thực tiễn”, vấn đề giáo dục đạo đức,...
 
Top Bottom