[VĂN11]-Hình ảnh Bà Tú và tâm sự của Tú Xương trong bài thơ Thương Vợ.

D

dung_92bn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phân tích hình ảnh Bà Tú và tâm sự của Tú Xương trong bài thơ Thương Vợ.

ai có khả năng thì giúp mình nha. mình cần trước ngày thứ 5 tuần này zậy nha thanks trước


-----------------

P/s:
1. Không dùng font chữ màu đỏ cho bài viết của mình em nhé!?
2. Cần chú ý việc đặt tên cho bài viết của mình nhé? Vì như thế sẽ giúp các bạn xem bài viết của em nhiều hơn và cho em ý kiến xây dựng.

Thân!

 
Last edited by a moderator:
D

dung_92bn

em bít rùi anh có thể giúp e lập dàn ý cho bài này hok e cần gấp lém rùi mà đọc bài sử của e anh vinh đưa cho thấy thế nào
 
Q

quansuquatmo

Mình chỉ cho bạn dàn bài nhé:
1. Tác giả:
* Con người:
- Trần Tế Xương( Tú Xương):1870-1907.
- Quê: Nam Định.
- Bản thân:
+ Đi thi nhiều nhưng đều không đỗ, chỉ đỗ đến bậc tú tài.
+ Cá tính đầy góc cạnh, phóng túng không chịu gò mình.

--- Trần Tế Xương ---
* Sáng tác:
Trên 100 bài thơ, chủ yếu là thơ Nôm. Thơ gồm hai mảng đề tài: trào phúng và trữ tình.

2. Tác phẩm: Thương vợ.
a. Đề tài:
Bà Tú (người vợ): lạ trong văn học trung đại.

b.Cảm nhận chung:
- Nội dung: Bài thơ viết về bà Tú và tình cảm của ông Tú.
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú, đảo, đối.

1. Bố cục:
- Cách 1: Đề - thực - luận - kết.
- Cách 2: Theo nội dung.

2.Phân tích:
a. Hình tượng của bà Tú dưới cái nhìn của ông Tú:
- Hình ảnh bà Tú:
*Câu 1, 2:
+ Công việc: buôn bán
+ Địa điểm: mom sông
-> mom đất nhỏ nhô ra ngoài sông,
gợi nguy hiểm, không vững chãi.
+ Thời gian: quanh năm
-> liên tục, lặp lại, khép kín.


+ Năm con với một chồng: xếp ngang hàng con và chồng chưa đủ, hạ hơn nữa đứng cuối xuống hàng, lại tách ra một tí và đếm là ?một? -> tự trào, hóm hỉnh của Tú Xương.
+ Nuôi đủ: vừa đủ, không thừa không thiếu.
? Nhà thơ thể hiện sự thán phục đồng thời cũng kín đáo tự nhận mình là vô tích sự, làm khổ vợ con.
Câu 3,4 :
+ Nghệ thuật đảo ngữ: lặn lội đứng trước danh từ chủ thể
-> cực tả sự vất vả, nhọc nhằn?
+ Nghệ thuật ẩn dụ: thân cò -> hình ảnh người phụ nữ tảo tần, nhỏ bé.
+ Nghệ thuật đối: Lặn lội >< eo sèo
Quãng vắng >< đò đông
? Tiếp tục cực tả nỗi vất vả đơn chiếc và cuộc sống
bấp bênh. Bà Tú vẫn đảm đang, chu đáo với gia đình.


Câu 5,6:
Một duyên hai nợ:
duyên ít nợ nhiều -> gánh nặng nhiều, tốt đẹp ít, may mắn ít.
Từ chỉ số lượng phiếm chỉ: nhiều (duyên chỉ có một mà nợ đến những hai)
Phận:số phận, định mệnh .
Năm nắng mười mưa:
Cách kết hợp từ tăng tiến, ẩn dụ cho nỗi vất vả, nhọc nhằn.
-Nghệ thuật: Đối- năm nắng mười mưa>< dám quản công ->hi sinh thầm lặng.
-Sử dụng thành ngữ nhấn mạnh người vợ không chỉ vất vả đảm đang nhẫn nại mà còn hi sinh âm thầm.
? Chân dung bà Tú điển hình cho người phụ nữ VN, tảo tần, chịu thương, hi sinh, chịu đựng. Tấm lòng thương vợ đến đây không chỉ
thương xót, mà còn thương cảm thấm thía.


b. Hình ảnh ông Tú qua lời trần thuật về bà Tú:
* Câu 7,8 :
Cha mẹ thói đời:
+ chửi thói đời sinh ra loại người như ông.
- Tự nhận lỗi về mình:
+ Ăn ở bạc: lòng thì không bạc bẽo với vợ, nhưng bề ngoài thì sự ăn ở thật hững hờ: gánh nặng con cái, thậm chí cả bản thân ông cũng trút cho vợ.
+ Có cũng như không: vô trách nhiệm với mình, với vợ nên ông . Câu thơ tự mỉa mai, chửi mình. Đấy là cách chuộc lỗi.
? Tấm lòng của một nhà Nho quả là đáng quý, đáng trân trọng. Từ hoàn cảnh riêng mà lên án xã hội chung.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Bài thơ tập trung thể hiện được vẻ đẹp của bà Tú, một người phụ nữ đảm đang, vị tha và quan trọng hơn là sự thể hiện tấm lòng thương vợ, biết ơn vợ cũng như lời tự trách mình của TX.

2. Nghệ thuật:
- Đề tài về người vợ.
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ vhdg (hình ảnh thân cò lặn lội, sử dụng nhiều thành ngữ), ngôn ngữ đời sống (cách nói khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi).

*CHú ý:
Vận dụng hình ảnh:
+ H/a con cò trong ca dao nhiều khi nói về thân phận người phụ
nữ lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó: ?Con cò lặn lội?nỉ non?; thân phận người lao động với nhiều bất trắc, thua thiệt: ?Con cò mày đi ??.
+ H/a con cò trong bài Thương vợ nói về bà Tú có phần xót xa, tội nghiệp hơn h/a con cò trong ca dao. Con cò trong ca dao xuất hiện giữa cái rợn ngợp của k/gian, con cò trong thơ TX ở giữa sự rợn ngợp của cả k/gian và t/gian. Chỉ bằng 3 từ ?khi quãng vắng?, tác giả đã nói lên được cả t/gian, k/gian heo hút, chứa đầy lo âu, nguy hiểm. Cách thay con cò bằng thân cò càng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và gợi nỗi đau thân phận.
?Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ
văn học dân gian trong bài thơ trên?
- Vận dụng từ ngữ:
Thành ngữ 5 nắng 10 mưa được vận dụng sáng tạo: nắng, mưa chỉ sự vất vả, năm mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo, vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú.
Củng cố:
- Hình ảnh bà Tú: vất vả đảm đang, thương yêu, lặng lẽ hi sinh
vì chồng con.
- Tình cảm yêu thương, quý trọng của TX dành cho vợ. Thấy được nhân cách và tâm sự của nhà thơ.
 
Top Bottom