[Văn10 - NLXH] Ý nghĩa câu nói "Học đi đôi với hành"

S

seagirl_41119

“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thức hành được hiểu khác hơn. học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rưòi nhau. điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.

“Học với hành phải đi đôi. học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”

Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học cuả chúng ta ngày nay.

vậy học và hành có quan hệ như thế nào ? trước hết ta cân hiểu :học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủytong sách vở, la nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước . học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ , từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu. học là tìm hiểu , khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. học thuộc khía cạnh của lí thuyết , lí luận . còn hành nghĩa là làm, là thực hành , là ứng dụng kiến thức , lí thuyết cho thực tiễn đời sống . cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. học và hành là hai mặt của một qua trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phỉa luôn găn schặt với nhau làm một . hiểu được mối quan hệ đó là do Bác đã rút ra kinh nghiệm trong việc học tập và vận dụng lí luận cách mạng .

ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học mà không hành thì vô ích “. học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. trong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được , bị mọi người khinh chê . ngược lại nếu hành mà không có lí luận chie đạo, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngiạ , thậm chí có khi sai lầm nữa . “hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi chảy” . đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại chie vì người đó “ hành “ mà không “học”.

xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ , ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường , không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống ma fta cần phải học , sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nao cũng phải học - học ở nhảtường gia đình, xã hội , học thầy , học bạn , học ở mọi nơi mọi chốn “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc , không học qua loa chiếu lệ, vừ học vừa chưoi. Vào lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhf phải học bài cũ, phải nghiên cứu bài mới , làm bài tập đầy đủ, không học theo kiều học vẹt, học lí thuyết suông mà phải kết hợp lí thuyết thực hành. phải biết vận dụng sáng atọ những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành . có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Ngày nay, lời dạy của Hồ Chủ tịch ngỳa càng được khẳng định tác dụng của nó trong thực tế . học đi đoi với hành đã trở thành nguyên lí phương châm giáo dục của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. thấm thía lời dạy của Người , em càng có ý thức học trong việc học tập của mình . em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập của em ngày càng tiến bộ hơn.
 
S

seagirl_41119

Trước tiên ta cần hiểu rõ thế nào là "học đi đôi với hành" ? "Học" ở đây là học lý thuyết - những kiến thức ta tiếp thu từ thầy cô mỗi ngày. "Hành" là thực hành, ứng dụng ~ lý thuyết trên vào cuộc sống hằng ngày. Ta dễ dàng nhận ra mối wan hệ mật thiết jữa "học" & "hành" : "học" mà ko "hành" thì lý thuyết sẽ mãi là lý thuyết - ~ lý thuyết suông ko hữu dụng. Ngược lại, "hành" mà ko "học" thì sẽ chẳng mấy khi đem lại hiệu wả - ko khéo còn trở thành ~ kẻ fá họai ngu dốt. Giữa "học" & "hành" là mũi tên 2 chiều mà khi mất đi 1 chiều, cuộc sống, công việc của ta sẽ trở nên khó khăn, fức tạp hơn rất nhiều.

Hiện nay nước ta có tỷ lệ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ khá cao, không thua kém các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Đấy là do thói wen học vẹt, wa loa như "cưỡi ngựa xem hoa", học chỉ để có = cấp về khoe xóm làng. Học fải đúng cách thì mới có thể kết hợp với "hành" để đạt hiệu wả cao nhất. Học tập trong trường cũng thế. Điểm số là fương tiện giúp ta đánh giá thực lực bản thân, chứ ko fải là thước đo chỉ số IQ, wuyết định sự thông minh của mỗi người. "Thành công là nhờ 9 fần chăm chỉ, 1 fần thông minh" 1 người dù thông minh cách mấy mà ko chịu trau dồi kiến thức thì cũng như ~ kẻ vô học ko có ích. Ko có gì đáng xấu hổ khi giơ tay hỏi bài trong lớp, "muốn biết fải hỏi, muốn giỏi fải học". Thật nực cười cho ~ kẻ giấu dốt, ôm cái ngu về nhà mà cứ tỏ vẻ ta đây thấu hiểu hết. Việc học là mênh mông trời biển, ko fân biệt giai cấp, giàu nghèo, tuổi tác, giới tính. Ai cũng có thể học, từ bất cứ nơi nào : học từ thiên nhiên cách đàn ong xây tổ, học từ thầy cô kiến thức fổ thông...Xấu hổ thay cho ~ kẻ "thùng rỗng kêu to", vỗ ngực tự hào rằng ta đã học hết mọi thứ !

Giỏi lý thuyết ko vẫn chưa đủ. Nếu ko ứng dụng ~ gì đã học vào cuộc sống thì chẳng fải ta đã học 1 cách vô ích ? Ko fải tự nhiên mà 1 chiếc máy bay có thể bay dc. Đó là kết wả của hàng vạn cuộc nghiên cứu, thí nghiệm của hàng nghìn nhà khoa học suốt nhiều thế kỉ, thành công có, thất bại có. Nhưng cốt lõi là họ ko nhục chí, "thất bại là mẹ thành công". Sau khi thất bại, ko nên khóc lóc, than vãn mà nên tự hỏi "tại sao mình thất bại ?" để rút kinh nghiệm cho lần sau. Giữ vững niềm tin, sáng tạo ứng dụng lý thuyết vào thực nghiệm, thành công sẽ mỉm cười ! Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực hành là cả 1 đọan đường dài, ko fải cứ giỏi lý thuyết là làm dc tất cả. Cuộc sống là con đường trải đầy hoa hồng, nhìn thì rất êm nhưng muốn đi dc trên đó, ta fải trả = máu. Đôi khi wa thực hành mà ta kiểm định lại các kiến thức đã học, bằng thực nghiệm mà người ta tìm ra lỗ hỏng của những giả thiết tưởng chừng là đúng. Đối với HS chúng ta, bài tập về nhà là 1 cách kiểm tra lại kiến thức đã học trên lớp. Vì thế, hãy vui vẻ hòan tất bài tập. Đó là cơ sở để xây dựng 1 tương lai tươi sáng cho riêng mình
 
X

x8_cuatoi_2007

Sau khi đọc xong bài viết của seagirl_41119, mình thấy hiểu thêm nhiều. Mình chân thành cảm ơn bạn đã đóng góp bài viết rất thực tế và bổ ích. Cảm ơn bạn nhiều nhé!
 
D

danviplatoi

Theo mình bạn nên chia ra làm 3 luận điểm lớn:

-Luận điểm 1:"Giải thích "Học và hành":

+Bạn nên giải thích học là gì?Vì sao phải học

+Giải thích "Hành" là gì?Vì sao phải thực hành?

-Luận điểm 2:Giải thích vì sao "Học phải đi đôi với hành"

+Học đi đôi với hành có tác dụng như thế nào với người học?

+Học xong kiến thức và thực hành thì sẽ như thế nào?Có giúp chúng ta học tốt hơn ko?

+Nếu chỉ học kiến thức thôi mà không có thực hành thì vốn kiến thức mình vừa học được sẽ như thế nào?Có thật sự trở thành của mình không?

-Luận điểm 3:Khẳng định lại tính đúng đắn của phương châm ấy

+Nêu lên tầm quan trọng của "Học đi đôi với hành:

+Suy nghĩ của bản thân về phương châm trên

+Lời khuyên của bạn với mọi người?

Trong quá trình lập luận, bạn nên lồng dẫn chứng cho bài văn thêm sinh động và thuyết phục hơn với người đọc!
 
D

danviplatoi

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến nền giáo dục của đất nước, việc học hành của người dân. Tiếp nối truyền thống của dân tộc, Người luôn coi việc “dạy người là kế sách trọn đời”, coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một dân tộc *** là một dân tộc yếu”, và Người coi nhiệm vụ diệt “giặc ***” cũng quan trọng như nhiệm vụ diệt “giặc đói”, “giặc ngoại xâm”. Tuy nhiên, điểm khác biệt với đa số trong tư tưởng dạy, học của Hồ Chí Minh là, trong tư tưởng của nhiều người, việc học càng lên cao là cơ hội tìm việc nhàn hạ, cơ hội “làm quan” càng lớn thì theo Hồ Chí Minh, việc học là để nâng cao tri thức, sự hiểu biết để làm việc, để làm người và để phục vụ nhân dân. Vì vậy, học phải đi đôi với hành.
Với Hồ Chí Minh, giáo dục phải luôn thể hiện bản chất ưu việt của một chính sách vì dân. Trong thư gửi cho giáo sư và sinh viên Trường dự bị đại học ở Thanh Hóa, Người căn dặn: “Các thầy cô giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc. Vì giáo dục nhằm mục đích thiết thực là phục vụ nhân dân”. Người cho rằng: “Học cốt để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”; “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”. Vì vậy, học để tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng phải học thêm, học không chỉ để biết mà vận dụng tri thức vào thực tiễn. Người chỉ rõ: “Học để hành, học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì không trôi chảy”.
Năm 1968, Bác làm việc với cán bộ tuyên huấn, cán bộ báo chí và xuất bản để tuyên truyền, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Phương pháp làm việc của Bác rất khoa học, gắn lý luận và thực tiễn, nói đi đôi với làm. Bác hỏi: Lâu nay các chú tuyên truyền, giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào? Kết quả ra sao?
Nghe báo cáo kết quả, Bác biểu dương:
- Các chú làm khá nhiều việc đấy. Nhưng có mấy điều Bác muốn biết rõ hơn. các chú dạy cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về Chủ nghĩa Mác - Lênin, chắc có nhiều người thuộc, nhưng các chú có làm cho mọi người hiểu rõ Chủ nghĩa Mác - Lênin là thế nào không? Theo Bác hiểu, Chủ nghĩa Mác - Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì, làm chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác; cán bộ có chức, có quyền mắc bệnh quan liêu, chủ nghĩa cá nhân, xa dân. Đó là điều thứ nhất cần rõ.
- Các chú có biết nhân dân ta sống với nhau như thế nào không?
Một cán bộ trả lời: thưa Bác, nhân dân ta có câu “Tối lửa tắt đèn có nhau”.
- Đúng là như vậy! Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu Chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được! Đó là điều thứ hai cần phải rõ. Mấy chục năm nay, nhân dân ta thực hành Chủ nghĩa Mác - Lênin bằng nhiều cách ra sức làm tròn nhiệm vụ cách mạng và sống với nhau có tình, có nghĩa. Lấy gương người tốt, việc tốt có thật trong nhân dân và cán bộ, đảng viên ta mà giáo dục lẫn nhau, đó chính là một cách tuyên truyền, giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin thiết thực nhất.
Bác đi nhiều, học nhiều, tiếp thu tinh hoa văn hóa và những tri thức của nền giáo dục phương Đông, tiếp xúc với văn minh và nền giáo dục phương Tây và không ngừng bồi đắp thêm tri thức cho mình, nên Người thấy rõ mối quan hệ giữa học đi đôi với hành, lý luận kết hợp với thực tiễn. Tư tưởng quan trọng nhất trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đó là học chữ phải gắn liền với học làm người. Người lưu ý các nhà trường không tách rời mục đích dạy và học chữ với việc dạy và học làm người có ích cho đất nước.
Trong thư gửi hội nghị giáo dục toàn quốc (3-1955), Người viết: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy dạy học là: chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sỹ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”. Người còn nói: “Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc. Vậy giáo dục cần nhằm vào mục đích là thật thà phụng sự nhân dân. Các cháu thì học tập cần gắn với thực hành để mai sau thực hiện mục đích cao quý: thực thà phụng sự nhân dân”. Người khẳng định: Phải dạy cho học sinh biết đem kiến thức học được trong nhà trường phục vụ cho lợi ích của cộng đồng, lợi ích của cách mạng, chứ không chỉ dùng kiến thức ấy, bằng cấp ấy thu lợi riêng cho bản thân mình. Học phải đi đôi với hành. Không tách rời việc học chữ với lao động chân tay, không tách rời trí thức với quần chúng lao động. Có kiến thức là quý, nhưng chỉ thực sự quý khi kiến thức ấy phục vụ cho dân, cho nước.
Kế thừa và phát triển quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy để phát triển giáo dục và đào tạo lên một tầm cao mới, cần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục một cách toàn diện để xây dựng một nền giáo dục tiến bộ và ưu việt.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tám gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để Cuộc vận động này đi vào cuộc sống, mỗi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về “Học đi đôi với hành”. Chúng ta đã quán triệt, học tập đầy đủ tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác. Điều quan trọng là xây dựng, phát động phong trào chuyển từ học tập sang làm theo tấm gương đạo đức của Bác, đặc biệt cần sự gương mẫu từ đảng viên, cán bộ lãnh đạo quản lý, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để mọi người noi theo. Làm được điều đó, Cuộc vận động sẽ thành công, góp phần vào sự phát triển đất nước bền vững theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
 
P

pham_khanh_1995

Nghị luận xã hội về câu nói "học đi đôi với hành"

“Trăm hay không bằng tay quen” người xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thực hành trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành được hiểu khác hơn học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rưòi nhau. Điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.

Học để hành,học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thì học vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.
Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học cuả chúng ta ngày nay.

Vậy học và hành có quan hệ như thế nào? Trước hết ta cần hiểu: học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trao dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu, học là tìm hiểu, khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Học thuộc khía cạnh của lí thuyết, lí luận. Còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết cho thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thể tách rời nhau mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập, một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học mà không hành thì vô ích “. học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. Ttrong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được, bị mọi người khinh chê. Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa “hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi chảy” đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại vì người đó “hành“ mà không “học”.

Xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ, ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? Học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống mà ta cần phải học, sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nào cũng phải học - học ở nhà trường gia đình, xã hội , học thầy , học bạn , học ở mọi nơi mọi chốn “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc, không học qua loa, vừ học vừa chơi. Vào lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhà phải học bài cũ, phải nghiên cứu bài mới, làm bài tập đầy đủ, không học theo kiểu học vẹt, học lí thuyết suông mà phải kết hợp lí thuyết thực hành. Phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành, có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Ngày nay, lời dạy của Hồ Chủ tịch ngày càng được khẳng định tác dụng của nó trong thực tế. Học đi đôi với hành đã trở thành nguyên lí phương châm giáo dục của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Thấm thía lời dạy của Người , em càng có ý thức học trong việc học tập của mình, em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập của em ngày càng tiến bộ hơn.
 
P

pdh96

thanks mấy bạn ở trên, mình cũng đang cần bài này lém, nhưng của mình là kiểm tra học kì công dân lớp 10, cái này là bài 7
 
C

conan99

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ta ngày một phát triển. Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khả năng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành-một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”.
Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì? Mà lại có sự tương quan, liền kề với nhau như thế?
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng…
Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụ đời sống con người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài toán khó, một bài văn…Đó là hành.
Bác Hồ cũng đã từng khẳnng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí ( Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chằng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.
Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Như khi ta học lí thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những kiến thức đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để nắm vững những lí thuyết ấy. Nói chung phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, người ta quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lí thuyết, một khi không đạt chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại mà thôi. Như một học sinh học tập rất tốt, Điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ khinh thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì có thể bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận được. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì có thể tạm sử dụng hoặc xây lại, còn con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã thành cơm, dủ cho có chỉnh sửa thế nào thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có thể đầu thai chuyển kiếp khác thì mới có thể sống tốt được thôi. Những ví dụ đó đã phần nào cho ta thấy những tác hại của việc học mà không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.
Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Lí thuyết mà gắn với thực hành thì sẽ thúc đẩy công việc, sản xuất một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.
Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở,… phải được áp dụng vào thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.
Là học sinh trong thời gian học ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu nền khoa học và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao nhận thức về chính trị xã hội. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn…
Tóm lại, câu phương châm “Học đi đôi với hành” đã nêu rõ tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ…
 
H

hieunguyen1771997

Thời phong kiến ,lối học từ chương đã làm cản trở bước tiến hóa của con người Việt Nam . Nhận thức được lối học sai lầm đó ,thế hệ trẻ Việt Nam cần phải tìm một phương pháp học hiệu quả để thích nghi với bước tiến hóa của nhân loại trên toàn cầu . Và chính điều dạy của phương pháp “Học đi đôi với hành” đã đáp ứng được điều đó . Vậy chúng ta hãy tim hiểu xem học là gì ,hành là gì và giữa chúng có quan hệ gì ?
Trước hết ,ta cần phải hiểu rõ về hai khái niệm học và hành . Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử dưới sự hướng dẫn của thầy cô . Chúng ta học là để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân ,nhằm phát triển toàn vẹn nhân cách . Cũng như trang bị cho ta những kỹ năng ,kỹ xảo để áp dụng vào thực tiễn . Còn hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày . Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau . Chúng là hai mặt của một quá trình thống nhất ,không thể tách rời nhau mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một .
Nhưng nếu ta chỉ biết học lý thuyết suông mà không biết thực hành thì những lý thuyết ấy chỉ là những kiến thức chết và vô ích . Và dù ta có đọc thiên kinh vạn quyển thì trên thực tế chỉ là những kẻ ngu ngơ . Hơn nữa ,khi ta học một kiến thức mới ,muốn xem nó có ích thế nào thì phải đem ra ứng dụng vào cuộc sống chứ không học để trở thành một cái túi đựng chữ . Chắc chắn sau này ,“cái túi” ấy dù đầy chữ đẹp lời hay cũng chỉ là một cái túi chữ ,không đem lại lợi ích cho cộng đồng . Ví dụ như những người nông dân chân lắm tay bùn nơi đồng ruộng trong quá làm việc sẽ khác hẳn với những người kỹ sư học rộng biết nhiều mà không tham gia vào công việc sản xuất . Như vậy những kỹ sư giỏi lý thuyết đã không đem cái học vận dụng vào thực tế .
Ngược lại nếu hành mà không có lý thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng và gặp nhiều khó khăn ,trở ngại và thậm chí có khi sai lầm và trở thành người phá hoại vì người đó hành mà không học. Ta phải nên nhớ hành là mục đích sau cùng của việc học . Cho nên muốn việc thực hành có kết quả như mong đợi và không phải làm đi làm lại nhiều lần thì ta phải nắm chắc kiến thức về lý thuyết . Trong những cuộc thi sáng tạo ,tuổi trẻ Việt Nam đã có nhiều phát minh ,áp dụng từ những kiến thức đã học . Và chắc chắn trong tương lai những người ấy sẽ có thể thực hành một cách trôi chảy những gì đã học
Xác định được tầm quan trọng của việc học và hành ,học sinh chúng ta phải biết áp dụng phương pháp học hiệu quả đó vào việc học tập để đạt kết quả tốt . Nhưng đôi khi ta đem lý thuyết đã học áp dụng vào thực tế cũng gặp nhiều khó khăn .Vì thế ta phải biết kết hợp sáng tạo những điều đã học vào thực hành . Có như thế kiến thức sẽ sâu hơn ,bền vững hơn ,dễ thành công hơn khi đem vào thực hành và biến nó thành sức mạnh phục vụ vào đời sống . Khi ấy việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn . Là học sinh ,chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành . Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn…
Tuy nhiên ,người xưa đã từng nói “Trăm hay không bằng tay quen” mà chúng ta đã vội đưa chữ hành lên hàng đầu . Trái lại ,phải biết lấy lý thuyết làm cơ sở để thực hành . Qua đó ,ta phê phán những kẻ chỉ coi trọng lý thuyết mà bỏ quên thực hành hay ngược lại ,chỉ biết cắm đầu vào thực hành dù không nắm chắc kiến thức về lý thuyết . Và đó cũng là chính là những con người vô dụng của xã hội .
Tóm lại ,phương châm “Học đi đôi với hành” đã nêu rõ tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành . Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập ,và trở thành người hữu dụng cho mai sau
 
Last edited by a moderator:
P

p3b3o_091098

Dàn ý
I. Mở bài:
Để cho xã hội phát triển toàn diện con người cần phải có tri thức và việc học tập là vô cùng quan trong. Nhưng để việc học có hiệu quả thì tư tuổng mới của Nguyễn Thiếp đã thể hiện rõ trong bài" Bàn luận về phép học": Cứ theo điều học mà làm: nghĩa là học phải kết hợp với hành. Và để kế tục những tư tưởng đó, T5.1950, Bác hồ đã nói: HỌc phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Từ đó, ta thấy được tầm quan trọng giữa việc học và hành.
II. Thân bài:
1. Thế nào là học:
- Học là tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vỏ, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong cá bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học la trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ. Tóm lại học là sự thu nhận kiến thức từ người khác, rèn luyện thành kĩ năng nhận thức tri thức.
- Không có học là ko có kiến thức về KH-XH, con người- đời sống. CHo nên, "Người không học như ngọc không mài".
2. Thế nào là hành:
- Hành nghĩa là làm, là thực hành các ứng dụng, kiến thức vào thực tiễn đời sống. Ta lấy những điều đã học để làm.
- HỌc với hành phải đi đôi, không thể tách rời mà phải gắn liền.
- Học và hành là một quá trình thống nhất. Nó phải được đúc kết và nâng cao trong thực tiễn đời sống. HỌc thì dễ, nhưng học kết hợp với hành là vô cùng khó khăn, đòi hỏi hs tự có ý thức rèn luyện.
3. Tại sao học fải kết hợp với hành:
- trong thực tế học tập, hành chính là mục đích và phương pháp học tập bởi vì kiến thức học được phải được áp dụng trong cuộc sống.
- Khi người học đã có kiến thức, lý thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn, không thực hành thì học vô ích, việc học chẳng để làm gì. Vì ng` đi học fải trải qua một quá trình lâu dài, fải đầu tư vào thời gian, sức lực, tiền của. Nếu những điều đã được học mà không thực hành, áp dụng vào trong thực tiễn sẽ trở nên lãng phí.
* Nguyên nhân để việc học mà không hành:
+ Biệc học không thấu đáo, không đầy đủ, học một đằng thực hành một nẻo; hoặc người đi học không có môi trường để hoạt động.
Kiến thức chưa được trang bị dầy đủ, việc thực hành thiếu tự tin, không làm được việc gì, bị chê cười => ngại ra với thực tiễn, XH.
- Người đi học muốn thực hành mà không có lý thuyết, lí luận chỉ đạo và thiếu kinh nghiệm thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ không tránh khỏi sự vấp váp, lúng túng, gặp nh` khó khăn trở ngại, thậm chí dẫn đến sai lầm. VÌ vậy, đúng như Chủ tịch hồ chí minh đã nói: "hành mà không học thì hành không trôi chảy".
Hay lê-nin có câu: Ngu *** + nhiệt tình = kẻ phá hoại.
- Trong thực tế cuộc sống đã không có ít trường hợp vô tình trở thành kẻ phá hoại chỉ vì người đó hành mà không học.
- Dẫn chứng : Bạn hãy lấy trong nhà trường, việc học.... hay như vụ việc Ngân Thương bị dính doping tại Omlympic 2008 ở Bắc Kinh.v.v...
- Vì vậy việc học để có tri thức, tích lũy tri thức là vô cùng quan tọng vì nó là yếu tố quyết định cho việc hành.
4. Học ntn cho có hiệu quả?
- Khi sinh ra ta bắt đầu tiếp xúc với môi trường xq, con người ta đã bắt đầu học :Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Đến tuổi đến trường thì được học kiến thức trong nhà trường (TNXH, cuộc sống...)
- Đến khi trưởng thành, rời ghế nhà trường, bước vào thực tế cuộc sống vẫn tiếp tục fải học những ng` xq: HỌc, học nữa, học mãi (Lenin)
- Đối với hs đi học, ngoài những kiến thức mà thầy cô cung cấp trong nhà trường phải cố gắng trau dồi kĩ năng học tập, phải biết tự học có phương pháp, học tập phải toàn diện và có mục đích rõ ràng.
- Phạm vi học tập là rất rộng lớn, học Phổ thông - đại học.... rồi lên cao nữa, nhưng ko bao h` được coi mình là ng` đã có đầy đủ tri thức. Một người tri thức chân chính luôn tự coi mình còn kém cỏi, luôn muốn học thêm nữa.
- XH ngày càng tiến bộ, con ng` càng có nh` đ/kiện học tập để lam chủ vũ trụ, làm chủ thiên nhiên và cuộc sống của mình. " Việc học tập là quyển vở không trang cuối cùng". Việc học của chúgn ta cần fải tiến sát với tiến bộ của nhân loại.
- Học phải kết hợp với hành. Học một làm mười cho thành thạo. Trong quá trình học phải biết sáng tạo để thực hành, không chỉ biết làm theo các khuôn mẫu cứng nhắc và phức tạp để việc hành được dễ dàng (cái này là mình viết nha/ chẳng biết thế nào?)
III. Kết bài;
Những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp về việc kết hợp học với hành đã trở thành một nguyên lí, phương châm giáo dục và đó cũng là một phương pháp học tập của chúng ta.
- Nhớ ng` xưa, vâng lời bác Hồ dạy, ng` hs fải biết học kết hợp với hành để đủ trình đọ nhận thức, đóng góp cho XH, kế tục sự nghiệp của các bậc đàn anh.
Quan hệ giữa học và hành
BL 2 Nước Việt Nam ta từ trước vốn đã xưng nền văn hiến từ lâu đời. Thật vậy, Từ bao đời nay ta đã có truyền thống hiếu học, học để giỏi, giỏi để làm quan, làm ông nọ bà kia mà xem thường cái “hành”. Như vậy, mục đích chân chính của việc học có còn được giữ nguyên không? Không! Ta có thể thấy rõ điều đó qua văn bản “luận học pháp” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp và qua đời sống hang ngày.
“Luận học pháp” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nói rõ được mục đích chân chính của việc học. Không chỉ vậy mà còn nêu ra được phương pháp học đúng đắn cũng như kết quả của việc học. Vậy thì trước tiên học là gì? Nói đơn giản thì học là quá trình thu nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng do người khác truyền lại. Hay nói cách khác học là quá trình trau dồi kiến thức và vận dụng nội lực của mình để tạo nên nền tảng vững chắc khi lần đầu tiên ta bước vào đời. Vì thế, ta có thể học mọi lúc mọi nơi hay mọi hoàn cảnh và có thể không cần đến người hướng dẫn mà tự học.

Còn hành là gì? Hành là cách thức mà chúng ta ứng dụng những kiến thức của mình vào thực tế. Và hành đây cũng chính là sự luyên tập và rèn luyện của mỗi người chúng ta sau khi tiếp nhận tri thức từ sách vở, thực tế muôn màu muôn vẻ kia.

Chúng ta nên tìm hiểu mục đích chân chính của việc học đã thất truyền từ lâu đời ở nước ta. Người xưa có câu: “Nhân bất học bất chi lý” Có nghĩa là “người không học thì không biết” hay như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã từng nói “ngọc không mài không thành đồ vật; người không học thì cũng không hiểu rõ đạo”. “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày với mọi người. Kẻ đi học là học cái ấy.” Ý kiến ấy cho rằng đi học đầu tiên là phải biết lễ nghĩa, các hành động trong đời sống hàng ngày. Học xong thứ ấy thì mới có thể đi học văn hóa. Học văn hóa thì mới có thể có kiến thức để bước vào đời. Nhưng đừng ai hiểu nhầm học là để“hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Hậu quả của việc ấy là“chúa tầm thường, thần nịnh hót”để vậy lâu ngày sẽ dẫn đến cảnh “nước mất nhà tan”như trong sử sách.

Đó là mục đích của việc học, vậy hành có mục đích gì? Ta thường hay nói vui với nhau rằng: “Trăm hay không bằng tay quen”. Ấy vậy mà cái câu nói vui ấy lại ẩn chứa ý nghĩa lớn lao của việc hành. Hành là để cho quen tay, để có kĩ năng thành thạo. Ví dụ như như khi học về một bài học nào đó trong môn hóa học, chẳng hạn như về cách điều chế khí Hidro trong phòng thí nghiệm. Ta nên mua những dụng cụ cần thiết để tiến hành điều chế thử cho biết. Chứ nếu chỉ học theo sách giáo khoa chúng ta chưa cần thí nghiệm đã biết là phải dung dung dịch axit tác dụng với kim loại mạnh để tạo ra dung dịch muối và giải phóng khí Hidro. Nếu như vậy thì làm sao xác định thực hư thật giả thế nào? Như vậy hành còn có nhiệm vụ là làm sáng tỏ những điều ta nghi ngờ, cần được lí giải. Điều đó khiến ta sẽ tự tin hơn khi bước vào cuộc đời.
Hiểu được học và hành là gì nhưng chưa phân tích thì chúng ta chưa hiểu được tại sao học phải đi đôi với hành. Vậy tôi xin được phân tích nếu chỉ chú trọng học mà không hành thì sẽ thế nào? Học nhiều, học mãi thì cũng trở nên hiểu biết, tài giỏi nhưng chỉ là hiểu biết suông, không có hành thì chưa thể nào xác thực điều mình hiểu là đúng hay sai. Tức là chỉ giỏi lý thuyết, hiểu biết sách vở nhưng không có thực hành thì cũng chỉ là giỏi lý thuyết suông mà thôi. Nếu so sánh nước ta với các nước bạn, bạn sẽ bất ngờ làm sao khi được biết một tin giật gân sau đây. Hàng chục ông kỹ sư công nhân Việt Nam đã học lên đến tận trình độ Cao học, được cấp cho cái bằng tiến sĩ nhưng khi vào làm việc, họ mới lung túng nhận ra rằng mình còn quá non nớt để theo ngành nghề này. Ngược lại, hầu hết các kĩ sư công nhân cầu đường bên nước ngoài chỉ học đến hết Đại học, mà vào đời nhẹ nhàng như không, thành đạt vô cùng. Tức là sao, tức là Việt Nam quá nặng về lý thuyết mà quá nhẹ nhàng với việc va chạm thế giới bên ngoài khiến cho các sinh viên không phát huy được hết khả năng của mình khi vào đời.
Ngược lại, nếu chỉ có thực hành không mà không học thì sao? Câu trả lời quá đơn giản: Không học thì làm gì có kiến thức để mà thực hành cũng giống như thuyền muốn vượt biển rộng bao la mà không có buồm hay mái chèo thì làm sao băng qua được. Vì vậy nếu không học mà cắm cúi vào thực hành thì sẽ đạt kết quả thấp. Chẳng thế mà, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã từng nói “học rộng rồi tóm lược cho gọn lại, theo điều học mà làm”. Nghĩa là phải học trước rồi mới thực hành. Và cũng vì thế Lê nin mới khuyên ta “Học! Học nữa! Học mãi” Học để còn có kiến thức mà hành, mà làm việc, mà áp dụng vào trong đời sống xã hội để xã hội ngày một phát triển hơn. Đó cũng là lời nguyện ước của Bác Hồ gửi gắm cho các em học sinh: “Dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu.”

Tóm lại, từ những ý trên, ta vẫn thấy học đi đôi với hành là phương pháp đúng đắn nhất. Vì sao vậy? Vì kiến thức là cơ sở lý thuyết có tác dụng chung để chỉ đạo việc thực hành, giúp thành đạt và đạt kết quả cao. Còn thực hành giúp cho việc đúc kết kinh nghiệm, bổ sung, hàn chỉnh kiến thức đã học. Như vậy học và hành luôn đi dôi với nhau như hình với bóng. Kết hợp học và hành sẽ giúp ta trở thành người toàn diện, vừa có lí thuyết, vừa có kĩ năng, làm bàn đạp cơ sở để phát triển trí óc con người một cách tối đa.
Ta hiểu phải biết áp dụng học đi đôi với hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng phải áp dụng như thế nào cho phù hợp. Cái đó là tùy thuộc ở mỗi người chúng ta. Vậy hãy sử dụng phương pháp học này một cách thật hữu ích bạn nhé!
Ngay mở đầu câu nói M.Go_rơ-ki đã đặt ra yêu cầu là" Hãy yêu sách".Tại sao vậy? Bởi sách chính là nguồn tri thức,kiến thức vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người.Vì sao như vậy?Vì ko một ai dám nói là mình ko cần sách, ko cần kiến thức cả.Tất cả mọi người dù làm gì cũng cần có kiến thức, ko có kiến thức thì ko thể làm được.M.Go-ro-ki đã nhấn mạnh "chỉ có kiến thức mới là con đường sống"bởi vì ko có kiến thức con người có khác gì một cái máy, ko co kiến thức bạn sẽ tụt hậu so với thời đại ...
Ban có thể phát triển thêm như nêu thêm vài ví dụ để chứng minh tầm quan trọng của kiến thức-sách.......
MB: - giới thiệu vấn đề. tầm quan trọng của sách trong đời sống con người.
“Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn, và mỗi cuốn sách dường như đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy bằng những dấu hiệu và những từ”. Đó là lời của Mác-xim go-rơ-ki, trong “Tôi đã học tập như thế nào”, Tuyển tập truyện ngắn, tập II, NXB Văn học Hà Nội, 1984.
Sách rất cần thiết với loài người. Ngày nay, thế giới bước vào giai đoạn mới, đã và đang có nhiều biến động xảy ra. Nhu cầu con người được nâng cao. Trong đó, nhu cầu về kiến thức chiếm vị trí quan trọng. Nhiều loại sách đã ra đời để đáp ứng lại nhu cầu ấy.
dẫn câu nói: "Hãy yêu sách ....."
TB: a/ sách là nguốn kiến thức:
b/ chỉ có kiến thức mới là nguồn kiến thức
c/ hãy yêu sách
KB: Khẳng định lại vấn đề
Không phải bất kì quyển sách nào cũng bổ ích và không một quyển sách nào có thể thể hiện toàn bộ tri thức của nhân loại. Là một trí thức trẻ của tương lai, bạn nên tích lũy cho mình một “tủ” sách nho nhỏ. Đối với các sách “hiếm”, bạn có thể photo, nhưng cần tăng cường thêm khâu bảo quản. Sách, nó là tài sản vô giá không gì đánh đổi được, cũng như Mác-xim Go-rơ-ki từng nói: “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
 
P

p3b3o_091098

Bài làm
Để giúp vua Quang Trung trị nước, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã trình lên vua một bài tấu, trong đó phần cuối, ông đã bàn về phép học( Luận học pháp) .”Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà làm”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã đề cao việc học phải đi đôi với hành.
Chủ tịch Hồ chí minh cũng đã khẳng định một câu: “Học để hành,học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thì học vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Vậy, học và hành có song hành cùng nhau không?
Trước hết ta cần phải hiểu học và hành là gì. Học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trao dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu, học là tìm hiểu, khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết cho thực tiễn đời sống. Nhưng nếu không khéo, không đưa ra điều mình học mà thực hành hợp lý thì khác nào ta chính là kẻ phá hoại mục đích của việc học. bởi vậy học và hành là mũi tên hai chiều nhắm đến cùng một cái đích. Nếu chỉ cần thiếu đi một chiều, thì chiều kia cũng sẽ chẳng có tác dụng gì.
Hiện nay tỉ lệ học sinh giỏi, đậu đại học, tốt nghiệp đại học loại giỏi, được cấp bằng thạc sĩ ngày ngày càng nhiều, không thua kém gì các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Đó là do cái lối học vẹt, cái lối học hình thức, lối học cầu danh vọng mà La Sơn Phu Tử đã đề cập tới ở bài:”bàn luận về phép học”.Học phải đúng cách thì mới có thể đạt hiệu quả. Nhũng điểm số, những thành tích trong nhà trường chỉ là phương tiện để động viên, để khích lệ tinh thần học tập chăm chỉ của chúng ta mà thôi.
Vậy học với hành quan hệ thế nào với nhau? “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”. Đúng thế, nhưng đó là cách học thời xưa của La Son Phu Tu. Còn bây giờ ta phải học thế nào? Học Tiếng việt, học văn để hiểu rõ thêm về văn hoá của dân tộc/, góp phần xây dựng tinh hoa văn hoá của đất nước. Người biết ứng dụng văn chương vào trong giao tiếp, họ sẽ được mọi người kính nể. Học khoa học để có thể giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên, các thành tựu khoa học kĩ thuật trong đời sống. Một ví dụ nhỏ: học được thành phần các chất dinh dưỡng trong thức ăn, về nhà chúng ta áp dụng vào bữa cơm gia đình, nâng cao chất lượng dinh dưỡng , đáp ứng nhu cầu thiết thực của cơ thể . Học ngoại ngữ để ta biết them nhiều thứ tiếng trên thế giới, ta có thể dễ dàng giao tiếp với người nước ngoài, không chỉ vậy ta còn có thể học hỏi cách nhanh chóng nền văn minh của các nước khác…
Xác định được tầm quan trọng của việc học trong nhà trường vẫn chưa đủ. Chúng ta còn cần phải học thêm các kiến thức khác chung quanh ta. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn trong học tập, ta còn phải chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, không có kiểu vừa chơi vừa học, làm ồn lớp,mất trật tự. Đặc biệt là phải biết vận dụng bài học vào ngay trong cuộc sống theo cách hiểu của mình. Có như vậy hiệu quả học, hành mới được nâng cao.
Học mà không hành chẳng khác gì chuẩn bị hết tất cả các vật liệu(gạch, xi măng, cát,…) mà không bắt tay vào thi công. Cũng vậy hành mà không học như muốn xây nhà mà thiếu vật liệu, thì ngôi nhà có hoàn thành chắc chắn được hay không? Thực tế, có nhiều anh chị sinh viên ra trường khi trong tay có bằng kế toán lại đi làm Marketting, học quản trị kinh doanh lại đi làm công nghệ thông tin… Vậy chẳng khác nào phá huỷ ngôi nhà kiến thức của chính mình?
Vì vậy, mỗi người cần chọn cho mình một lối đi vào đời, theo từng ngành nghề mà mình yêu thích. Đừng học một đàng hành một nẻo. Vừa phí công học tập, lại không giúp ích gì được cho nước nhà.
Phương pháp học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ngày nay vẫn còn ảnh hưởng. Học và hành để có tri thức, để làm một con người sống đạo đức. Như thế mới có thể đạt được những thành tựu mà mình mong ước, và góp phần xây dựng đất nước.
 
L

lethiant9

Học,học nữa,học mãi.

Con người ai cũng cần phải học .Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết , nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh , tiến bộ . Xã hội ngày một đi lên theo thời gian , đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao . hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển , sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy . Học không phải là học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có nghĩa là học mãi đến già , học những cái mình chưa biết .Vị lãnh tụ vĩ đại Lê – nin đã từng khuyên con cháu rằng : “Học , học nữa , học mãi ”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ông .
Học là gì ? Học là tìm hiểu , khám phá những điều mình chưa biết , tích lũy kiến thức , rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết , trình dộ về mọi mặt . Học không chỉ trong trường lớp mà chúng ta còn phải học ở ngoài đời . Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người . Học rất đa dạng , học ở khắp mọi nơi , học bất kì lúc nào . Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa , học hết trình độ này đến trình độ khác , học từ thấp tới cao . Như những người đã đi làm cần phải học thêm cao học , tiến sĩ , …Thế nào là học mãi . Học mãi có nghĩa là học liên tục , học đến suốt đời , học cả khi về già . Câu : “Học , học nữa , học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học . Luôn luôn học hỏi những điều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công .
Tại sao phải học ? Trên đời , ai cũng phải học , ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ . Trường học nào cũng dạy học sinh : “Tiên học lễ ,hậu học văn”. Học lễ phép , cách cư xử với xã hội , đạo đức . Từ nhỏ , chúng ta đã học đi , học nói , học gói , học mở . Còn khi đã đến tuổi đi học , chúng ta học thêm văn hóa . Môn học nào cũng vậy , ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao . Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng :" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm gì cũng khó"Nếu như ta học được đức tình tốt của mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì không thể làm được việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội . Như chúng ta muốn sang nước ngoài làm việc mà không biết tiếng Anh thì không thể nói chuyện để hiểu ý nhau được . Còn những người có hiểu biết cao mà không có nhân đức thì không giúp ích được gì cho đời . Họ chỉ biết làm giàu cho bản thân mình , bất chấp lời chê trách , phê phán của mọi người. Từ thời xưa đến nay , đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài , gương hiếu học đáng được khâm phục . Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển trên đà hiện đại hóa của thế giới . Giờ đây, con nguời phát minh ra nhiều vật dụng , khám phá ra nhiều điều bí ẩn mà xưa nay nhân dân chỉ có thể giải thích hiện tượng đó qua những chuyện cổ tích . Vì thế , chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức để theo kịp thời đại , không lạc hậu để mọi người không xem thường mình . Việc học không tùy vào tuổi tác , công danh mà tùy vào sự cầu tiến , muốn làm giàu kho tàng kiến thức của mỗi người . Nhà bác học Dariwin đã nói với con trai của ông rằng : ‘ Bác học không có nghĩa là ngừng học ”.
Làm sao để luôn có ý chí trong học tập ? Chúng ta phải xác định mục đích học , ước mơ trong tương lai , ….để cố gắng đạt được ước mơ , nghề nghiệp mình yêu thích . Học không những giúp ích cho đất nước mà còn giúp ích cho bản thân chúng ta . Học để làm việc , kiếm sống cho bản thân mỗi người . Khi chúng ta đã xác định mục đích học tập thì bằng mọi giá chúng ta phải thành công dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa . Kẻ thất bại là kẻ không dám thực hiện ước mơ của mình . Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê , lòng nghị lực , quyết tâm thành công thì chúng ta mới làm nên những việc lớn . Anh Nguyễn Đôn Phú Lộc là một gương điển hình đáng để mọi gười noi theo . Anh vẫn tiếp tục đến trường , mỉm cười với mọi người mặc cho căn bệnh ung thư xương dày vò thể xác anh . Nhưng tinh thần và lòng nghị lực cao đã chiến thắng những nỗi đau về thể xác của anh . Thầy cô , bạn bè trong trường ai cũng yêu quý , nể phục anh . Học phải học từ từ không nên gấp vội . Trong lớp phải nghe cô giảng bài kĩ và về nhà phải học thuộc bài để áp dụng , thực hành vào thực tế .Khi đọc sách phải đọc kĩ từng câu chữ rồi xem qua một lượt . Đọc phần nào thấu triệt phần ấy . Học cũng như ăn cơm , cần phải nhai kỹ trước khi nuốt mới có lợi cho thân thể . Học tập phải kết hợp với suy nghĩ . Học tập gồm hai phương diện : lí thuyết, thực hành . Học lí thuyết mà không suy nghĩ tất hồ đồ không rõ . Còn thực hành không suy nghĩ tất thực hành không đúng . Trái lại , chỉ suy nghĩ mà không học tập và thực hành thì trống rỗng chẳng tăng trưởng được chút bản lĩnh nào . Ngoài ra , cần phải đọc thêm nhiều tài liệu , báo chí để mở mang thêm kiến thức của mình .
Tóm lại, lời khuyên của vị lãnh tụ Lê –nin có ý nghĩa rất sâu xa nhằm khuyên nhủ mọi người phải học mãi cả đời . Bản thân mỗi người phải cố gắng hết sức để xây dựng dất nước ngày càng đi lên trên nền kinh tế phát triển . Chúng ta hãy làm theo mong ước của Bác Hồ là : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cừơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em. ”
 
C

chieclabuon_35

đơn giản thôi, học lí thuyết thì phải đi cùng với thực hành thì mới đạt hiệu quả cao. Giả sử bạn học Toán chỉ học công thức mà không làm bài tập, học Tin chỉ học trong sách mà không ngồi máy tính, ... thì làm sao có kết quả tốt được> Nếu đây là đề bài văn nghị luận thì có dàn bài sau:
Lập dàn bài
a.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành"
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).
b.Thân bài: Giải thích ý nghĩa của "Học và hành"
- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả .
=>người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu ***.
- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế , hành còn là mục đích của việc học.
- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.
- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.
- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.
c.Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả
 
B

bach_99x

Văn

Ai biết giải thích từ "đi đôi như thế nào ko. Cô ở lớp em bảo phải giải thích cả cái này mới đầy đủ
 
N

ngthidachien

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
Con người sinh ra không ai là ngu đốt hay thông minh cả. Vừa lọt lòng ai cũng như ai, cũng chỉ là tiếng khóc oa oa. Chẳng lẽ ai sinh ra đều đã định hình cho mình mọi việc hết chăng?. Nói chính xác hơn là có thể bạn có tài năng phi thường nhưng rất hiếm. Tại sao chúng ta lại phân biệt “kẻ thông minh, người ngu ***”. Muốn xác định thì phải nhìn vào cách học và kết quả học tập của họ. Nếu chúng ta có cách học đúng đắn thì ai cũng sẽ là người thông minh cả. Cũng như dân gian xưa đã phân biệt được viẹc này và có câu châm ngôn “Học đi đôi với hành” để giúp con cháu mình sau này có cách học đúng đắn. Mối quan hệ giữa hai việc này rất chắc chẽ, nó sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc học của mình. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về câu nói này.
Vậy học là gì? Học là tiếp thu kiến thức, lưu trữ những vấn đề trong sách báo, tin tức… vào bộ nhớ của chúng ta. Chúng ta học mỗi ngày mỗi cao hơn. Cũng như bạn phải xây móng chắc chắn thì mới có ngôi nhà vững chắc. Việc học cũng vậy. Những kiến thức như phép nhân chia cộng trừ… là cơ bản sau đó là lũy thừa, toán phương trình… Hành trang trên vai càng nặng trũi.
Hành là thực hành, áp dụng những kiến thức khô cứng, lý thuyết nhạt nhẽo vào trong đời sống thực tế.
Người không học thì như thế nào?. Người không học mà chỉ biết hành thì mọi việc đều vô nghĩa. Thực hành giỏi tốt mà không học kiến thức cơ bản thì cũng như nước đỗ lá môn. Tuy những kiến thức ấy vô cùng nhật nhẽo, làm bạn chán khi tiếp thu nó. Nhưng chúng ta cứ thử nghĩ nó như những gì đơn giản nhất, rồi tiếp thu nó. Vậy thì những kiến thức ấy sẽ trở nên gần gũi và chúng ta cứ lần theo lối nhỏ mà tiến tới đích. Cũng như những bác sĩ đã từng thực hành, tham gia rất nhiều ca phẫu thuật. Nhưng chưa hẳn là giỏi vì có thể họ chưa được đào tạo qua trường lớp tử tế. Khi gặp trở ngại ngoài ý muốn và những kiến thức sẽ không có để giúp đỡ ta. Thế là những bác sĩ như thế là đã gián tiếp giết người và mất đi lương tâm nghề nghiệp. Chúng ta phải học để có cái gốc là từ từ mà cái gốc trơ trụi ấy phát triển ra những tán lá xanh tốt.
Còn học mà không hành thì cũng đem lại hậu quả không kém. Nếu học mà không hành thì cúng sẽ trôi chảy theo thời gian. Có hành thì mới nắm chắc chắn, vững kiến thức, nhớ lâu và đạt hiệu quả cao. Cho dù chúng ta có chăm chỉ hay thông minh nhưng nếu thiếu thực hành thì chưa hòan hảo. Có hành thì mới có hiểu, thực hành sẽ giúp chúng ta khắc phục cái lỗ hỏng trong quá trình học tập. Áp dụng càng nhiều thì kiến thức càng vững chắc. Cũng ví dụ của người bác sĩ. Nếu họ học nhiều, chắc chắn đi chẳng nửa nhưng chỉ toàn là những kiến thức vô hồn. Không thực hành thì không ai dám chắc các bác sĩ ấy sẽ gây ra chuyện gì? Trong các ca phẫu thuật rắc rối nếu chúng ta đã trải nghiệm nhiều thì từ từ mà gỡ rối. Còn không, chắc bạn sẽ biết chuyện gi sẽ đến. Đó là cái chết. Nói chi xa xôi trong học tập hằng ngày, bài bài tóan, hóa hay lý rất khó. Nhưng nếu bạn thường xuyên tìm tòi là giải nhiều lần thì mọi việc sẽ đơn giản hơn.
Vậy chúng ta đã thực sự thấy học thì phải có hành và ngược lại hành không thể thiếu học. Nhưng tại sao lại vừa học vừa hành. Vì chúng ta cứ hiểu nôm na là học và hành cũng như đôi bạn thân không thể tách rời. Chúng sẽ hỗ trợ cho nhau giúp tu sửa hay tiếp nhận nhiều điều mới.
Học sinh ngàt nay cần phải vừa học vừa hành để kiến thức được nâng cao và tiếp cận gần với thực tế hơn. Mọi kiến thức sẽ rất đơn giản
Trong tương lai của mỗi học sinh, việc học hành sẽ có ích rất nhiều. Tại sao các trường Đại học, các sinh viên thường đi thực tập để nắm lại kiến thức và gần gũi hơn với cuộc sống. Và con đừong tới tương lai sữe trở nên sáng lạng hơn.
Ngày nay đất nước chúng ta chỉ chú trọng việc học mà quên đi hành. Chỉ xem bề ngòai nào là chứng chỉ A, B hay các bằng chứng nhận …Nhưng chẳng ai biết được đằng sau tấm thải trải đầy vinh hoa ấy là gì? Chỉ toàn là các kiến trúc sư, giáo sư với vẻ bề ngòai sang trọng. Bên trong là những kiến thức lõng lẽo, hỏng bét. Vì sao như thế? Vì họ không học hay học mà quên hành. Có những người như vậy nên đất nước ta không thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” được. Đây là câu nói của Bác Hồ mong Việt Nam có thể phát triển giàu mạnh.
Vậy là những cử nhân tương lao của đất nước chúng ta phải làm sao để cho những ý kiến ấy vụt bay ra khỏi những suy nghĩ của mọi người. Bằng cách nào duy nhất là học, học đúng cách, học thực chất, “học đi đôi với hành”
Bằng những dẫn chứng trên chắc các bạn cũng đã hiểu được phần nàp vai trò của học và hành. Học sinh cần phải học, học và học. Cũng vì vậy mà dân gian có nhiều câu cũng có ý nghĩ giống câu này là “Cần cù bù thông minh”, “Học thực chất”, “Học, học nửa, học mãi”… Chúng ta phải làm sao cho phải làm sao cho vừa lòng ý nguyện của Bác làm cho đất nước lớn mạnh. Học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường như chúng ta sẽ quyết đinh vận mệnh của đất nước. Chúng ta phải chăm chỉ, siêng năng và có phương pháo học đúng cách. Chỉ trong một thời gian ngắn chúng ta sẽ bước lên đỉnh vinh quang.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
 
K

khanhngoc_96

Trả lời về "Học đi đôi với hành"

Bài này tớ làm năm lớp 8 rồi. Các bạn tham khảo nhé!

“Ngọc bất trác bất thành khí
Nhân bất học bất tri lý”
Qua câu nói trên của ông bà ta ngày xưa,La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã khẳng định một điều rằng để trở thành một người có đạo đức,có tri thức thì chúng ta cần phải học.Học không chỉ để lấy danh,lấy lợi mà học cho chính bản thân mình,cho xã hội,cho đất nước.Muốn học một cách tích cực thì ta phải biết áp dụng những điều mình đã học vào thực tế.Ngày nay,với đà phát triển của xã hội thì việc lí thuyết và thực hành luôn khăng khít với nhau. “Học” và “hành” lúc nào cũng đi đôi không tách rời được.Điều đó đã được La Sơn Phu Tử khẳng định rất rõ trong bài Bàn luận về phép học của chính ông.
Như chúng ta đã biết, “học” là quá trình tích lũy kiến thức,học lý thuyết về các lĩnh vực khoa học,tự nhiên,lịch sử,…từ thầy cô mỗi ngày.Việc học không bao giờ được ngừng lại vì con người chúng ta dù học nhiều đến đâu thì kiến thức của mỗi người chỉ là một giọt nước giữa biển cả vô tận.Ngày xưa ,ông bà ta cũng đã dạy rằng : “Tiên học lễ,Hậu học văn”.Bài học đầu tiên mà con người chúng ta luôn đề cao vẫn là nhân nghĩa,đạo đức,sau đó mới là học chữ nghĩa.Đó là cách học của bao hiền tài ngày xưa.Tuy nhiên ngày nay ,học sinh đã vừa tiếp nhận kiến thức vừa rèn luyện đạo đức cho chính mình,qua các môn học có đặc thù riêng.
Hiện nay nước ta có tỷ lệ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ khá cao, không thua kém các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Đấy là do thói wen học vẹt, qua loa như "cưỡi ngựa xem hoa", học chỉ để có bằng cấp về khoe xóm làng. Học phải đúng cách thì mới có thể kết hợp với "hành" để đạt hiệu quả cao nhất. Học tập trong trường cũng thế. Điểm số là fương tiện giúp ta đánh giá thực lực bản thân, chứ không phải là thước đo chỉ số IQ, quuyết định sự thông minh của mỗi người. "Thành công là nhờ chín phần chăm chỉ, 1 phần thông minh" 1 người dù thông minh cách mấy mà không chịu trau dồi kiến thức thì cũng như những kẻ vô học không có ích. Không có gì đáng xấu hổ khi giơ tay hỏi bài trong lớp, "muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học". Thật nực cười cho những kẻ giấu sự thiếu hiểu biết , ôm mớ kiến thức rỗng của mình về nhà mà cứ tỏ vẻ ta đây thấu hiểu hết. Việc học là mênh mông trời biển, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, tuổi tác, giới tính. Ai cũng có thể học, từ bất cứ nơi nào : học từ thiên nhiên cách đàn ong xây tổ, học từ thầy cô kiến thức phổ thông...Xấu hổ thay cho những kẻ "thùng rỗng kêu to", vỗ ngực tự hào rằng ta đã học hết mọi thứ !
Còn “hành” là gì? “Hành” là thực hành,là áp dụng những điều mà mình đã học vào thực tế. Khi ta giỏi lý thuyết không vẫn chưa đủ. Nếu ko ứng dụng những gì đã học vào cuộc sống thì chẳng phải ta đã học 1 cách vô ích ? Không phải tự nhiên mà . Đó là kết quả của hàng vạn cuộc nghiên cứu, thí nghiệm của hàng nghìn nhà khoa học suốt nhiều thế kỉ, thành công có, thất bại có. Nhưng cốt lõi là họ không nhục chí, "thất bại là mẹ thành công". Sau khi thất bại, không nên khóc lóc, than vãn mà nên tự hỏi "tại sao mình thất bại ?" để rút kinh nghiệm cho lần sau. Giữ vững niềm tin, sáng tạo ứng dụng lý thuyết vào thực nghiệm, thành công sẽ mỉm cười ! Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực hành là cả 1 đọan đường dài, không phải cứ giỏi lý thuyết là làm được tất cả. Cuộc sống là con đường trải đầy hoa hồng, nhìn thì rất êm nhưng muốn đi được trên đó, ta phải trả bằng máu. Đôi khi qua thực hành mà ta kiểm định lại các kiến thức đã học, bằng thực nghiệm mà người ta tìm ra lỗ hỏng của những giả thiết tưởng chừng là đúng. Đối với học sinh chúng ta, bài tập về nhà là 1 cách kiểm tra lại kiến thức đã học trên lớp. Vì thế, hãy vui vẻ hòan tất bài tập. Đó là cơ sở để xây dựng 1 tương lai tươi sáng cho riêng mình.
Từ đó,ta dễ dàng nhận ra mối wan hệ mật thiết giữa "học" và "hành" : "học" mà không "hành" thì lý thuyết sẽ mãi là lý thuyết – những lý thuyết suông không hữu dụng. Ngược lại, "hành" mà ko "học" thì sẽ chẳng mấy khi đem lại hiệu quả - không khéo còn trở thành những kẻ phá họai . Giữa "học" và "hành" là mũi tên 2 chiều mà khi mất đi 1 chiều, cuộc sống, công việc của ta sẽ trở nên khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều.
Trải qua mấy ngàn năm,mục đích học tập của La Sơn Phu Tử đưa ra vẫn là ngọn đèn soi sáng trên đường học vấn.Đạo có thành thì người tốt nhiều.Người tốt nhiều thì đất nước mới phồn thịnh.
Ngày nay,nền giáo dục của ta được đầu tư về mọi mặt:nhân lực,cơ sở vật chất,...Bởi vì đầu tư vào giáo dục là sự đầu tư khôn ngoan.Xã hội hóa giáo dục đề mọi người nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.Trong thầy cô cũng hướng tới cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng tự học”.Cho nên “học” phải gắn liền với hành thì kết quả mới đạt được mĩ mãn.
Ở điều 2 trong 5 điều Bác Hồ dạy có nói:Học tập tốt ,lao động tốt.Qua câu ấy Bác cũng muốn khuyên chúng ta luôn đạt vấn đề học gắn với hành.
Ở một địa vị,một hoàn cảnh nào,con người cũng phải có tri thức để đóng góp sức mình cho xã hội.Cuộc sống con người ngày càng tiến bộ đã nảy sinh ra nhiều mặt tiêu cực.Những người chạy theo lối học hình thức,học cầu danh lợi nắm trong tay những bằng cấp giả tạo với đầu óc rỗng tuếch chiếm số lượng không ít trong những người thành đạt hôm nay.Sự học như thế sẽ làm nghèo đất nước.Đối với học sinh,học phải cho ra học.Với giáo viên,dạy cho ra dạy.Trường ra trường,lớp ra lớp thì việc học gắn với hành mới có chất lượng cao.
Vậy mỗi chúng ta hãy hiệu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng dất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo, đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình.
 
Last edited by a moderator:
N

ngthidachien

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
Con người sinh ra không ai là ngu đốt hay thông minh cả. Vừa lọt lòng ai cũng như ai, cũng chỉ là tiếng khóc oa oa. Chẳng lẽ ai sinh ra đều đã định hình cho mình mọi việc hết chăng?. Nói chính xác hơn là có thể bạn có tài năng phi thường nhưng rất hiếm. Tại sao chúng ta lại phân biệt “kẻ thông minh, người ngu ***. Muốn xác định thì phải nhìn vào cách học và kết quả học tập của họ. Nếu chúng ta có cách học đúng đắn thì ai cũng sẽ là người thông minh cả. Cũng như dân gian xưa đã phân biệt được viẹc này và có câu châm ngôn “Học đi đôi với hành” để giúp con cháu mình sau này có cách học đúng đắn.
Vậy học là gì? Học là tiếp thu kiến thức, lưu trữ những vấn đề trong sách báo, tin tức… vào bộ nhớ của chúng ta. Chúng ta học mỗi ngày mỗi cao hơn. Cũng như bạn phải xây móng chắc chắn thì mới có ngôi nhà vững chắc. Việc học cũng vậy. Những kiến thức như phép nhân chia cộng trừ… là cơ bản sau đó là lũy thừa, toán phương trình… Hành trang trên vai càng nặng trũi.
Hành là thực hành, áp dụng những kiến thức khô cứng, lý thuyết nhạt nhẽo vào trong đời sống thực tế.Mối quan hệ giữa hai việc này rất chắc chẽ, nó sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc học của mình.
Người không học thì như thế nào?. Người không học mà chỉ biết hành thì mọi việc đều vô nghĩa. Thực hành giỏi tốt mà không học kiến thức cơ bản thì cũng như nước đỗ lá môn. Tuy những kiến thức ấy vô cùng nhật nhẽo, làm bạn chán khi tiếp thu nó. Nhưng chúng ta cứ thử nghĩ nó như những gì đơn giản nhất, rồi tiếp thu nó. Vậy thì những kiến thức ấy sẽ trở nên gần gũi và chúng ta cứ lần theo lối nhỏ mà tiến tới đích. Cũng như những bác sĩ đã từng thực hành, tham gia rất nhiều ca phẫu thuật. Nhưng chưa hẳn là giỏi vì có thể họ chưa được đào tạo qua trường lớp tử tế. Khi gặp trở ngại ngoài ý muốn và những kiến thức sẽ không có để giúp đỡ ta. Thế là những bác sĩ như thế là đã gián tiếp giết người và mất đi lương tâm nghề nghiệp. Chúng ta phải học để có cái gốc là từ từ mà cái gốc trơ trụi ấy phát triển ra những tán lá xanh tốt.
Còn học mà không hành thì cũng đem lại hậu quả không kém. Nếu học mà không hành thì cúng sẽ trôi chảy theo thời gian. Có hành thì mới nắm chắc chắn, vững kiến thức, nhớ lâu và đạt hiệu quả cao. Cho dù chúng ta có chăm chỉ hay thông minh nhưng nếu thiếu thực hành thì chưa hòan hảo. Có hành thì mới có hiểu, thực hành sẽ giúp chúng ta khắc phục cái lỗ hỏng trong quá trình học tập. Áp dụng càng nhiều thì kiến thức càng vững chắc. Cũng ví dụ của người bác sĩ. Nếu họ học nhiều, chắc chắn đi chẳng nửa nhưng chỉ toàn là những kiến thức vô hồn. Không thực hành thì không ai dám chắc các bác sĩ ấy sẽ gây ra chuyện gì? Trong các ca phẫu thuật rắc rối nếu chúng ta đã trải nghiệm nhiều thì từ từ mà gỡ rối. Còn không, chắc bạn sẽ biết chuyện gi sẽ đến. Đó là cái chết. Nói chi xa xôi trong học tập hằng ngày, bài bài tóan, hóa hay lý rất khó. Nhưng nếu bạn thường xuyên tìm tòi là giải nhiều lần thì mọi việc sẽ đơn giản hơn.
Vậy chúng ta đã thực sự thấy học thì phải có hành và ngược lại hành không thể thiếu học. Nhưng tại sao lại vừa học vừa hành. Vì chúng ta cứ hiểu nôm na là học và hành cũng như đôi bạn thân không thể tách rời. Chúng sẽ hỗ trợ cho nhau giúp tu sửa hay tiếp nhận nhiều điều mới.
Học sinh ngàt nay cần phải vừa học vừa hành để kiến thức được nâng cao và tiếp cận gần với thực tế hơn. Mọi kiến thức sẽ rất đơn giản
Trong tương lai của mỗi học sinh, việc học hành sẽ có ích rất nhiều. Tại sao các trường Đại học, các sinh viên thường đi thực tập để nắm lại kiến thức và gần gũi hơn với cuộc sống. Và con đừong tới tương lai sữe trở nên sáng lạng hơn.
Ngày nay đất nước chúng ta chỉ chú trọng việc học mà quên đi hành. Chỉ xem bề ngòai nào là chứng chỉ A, B hay các bằng chứng nhận …Nhưng chẳng ai biết được đằng sau tấm thải trải đầy vinh hoa ấy là gì? Chỉ toàn là các kiến trúc sư, giáo sư với vẻ bề ngòai sang trọng. Bên trong là những kiến thức lõng lẽo, hỏng bét. Vì sao như thế? Vì họ không học hay học mà quên hành. Có những người như vậy nên đất nước ta không thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” được. Đây là câu nói của Bác Hồ mong Việt Nam có thể phát triển giàu mạnh.
Vậy là những cử nhân tương lao của đất nước chúng ta phải làm sao để cho những ý kiến ấy vụt bay ra khỏi những suy nghĩ của mọi người. Bằng cách nào duy nhất là học, học đúng cách, học thực chất, “học đi đôi với hành”
Bằng những dẫn chứng trên chắc các bạn cũng đã hiểu được phần nàp vai trò của học và hành. Học sinh cần phải học, học và học. Cũng vì vậy mà dân gian có nhiều câu cũng có ý nghĩ giống câu này là “Cần cù bù thông minh”, “Học thực chất”, “Học, học nửa, học mãi”… Chúng ta phải làm sao cho phải làm sao cho vừa lòng ý nguyện của Bác làm cho đất nước lớn mạnh. Học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường như chúng ta sẽ quyết đinh vận mệnh của đất nước. Chúng ta phải chăm chỉ, siêng năng và có phương pháo học đúng cách. Chỉ trong một thời gian ngắn chúng ta sẽ bước lên đỉnh vinh quang.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
Trong bài còn nhiều sai sót mong các bạn bỏ qua và góp ý cho mình
Thay đổi nội dung bởi: ngthidachien, 11-05-2012, lúc 13:06. Lý do: sai
 
Top Bottom