[văn10]de cuong on tap thi hoc kì

C

connitchuayeu_93

ua?trường bạn có đề cương thi là đề zi` sao??
thik nhỉ?trường mình thì thuyết minh cơ
nản wa'....
 
C

congchualolem_b

Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ

Thân bài:

1. Ý nghĩa của câu tục ngữ:

Trong cuộc sống nếu ta biết nhường nhịn và mềm mỏng 1 chút thì mọi chuyện sẽ tốt lành.

2. Mặt đúng:

Câu tục ngữ thể hiện 1 quan niệm xử thế nhìn chung là đúng. Trong giao tiếp, nhiều khi ta phải nín nhịn để tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Như ta có 1 ng bn tính tình nóng nảy, nhiều khi vì những chuyện vặt vãnh lại đi gây chuyện với mọi ng và thậm chí nặng lời với những ng xung quanh. Khi ấy, ta phải biết nhịn, chờ khi bn qua cơn bự tức thì phân tích điều sai trái cho bạn ấy biết, sự nhường nhịn này là đúng.

Quan niệm trên giúp ta bình tĩnh, trân trọng nhìn nhận sự việc. Bình tĩnh, thận trọng là những đức tính quý, tạo cho ta nhiều thuận lợi trong cuộc sống.

Trong quan hệ với mọi ng, nhất là với ng tốt, ng thân, câu tục ngữ lại càng đúng đắn.

3. Mặt hạn chế:

Nhịn 1 cách vô điều kiện, nhịn trước mọi điều, k kể đúng sai, thì 1 điều nhịn chưa hẳn đã chín điều lành. Thái độ đó đồng nghĩa với hèn nhát.

Chẳng hạn như khi bn bị áp bức mà nhịn nhục. Khi thấy ng yếu bị kẻ mạnh hiếp đáp, thấy ng tốt, việc tốt mà k dám đứng ra bảo vệ. Chứng kiến hành vi phạm pháp mà lại im lặng...

4. Cách vận dụng:

Mềm dẻo, bình tĩnh nhưng có chừng mực, có nguyên tắc hẳn hoi

Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh có viết: "chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới...". Bởi thế, "chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định k chịu mất nước, nhất định k chịu làm nô lệ"

Quyết tâm chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, k khoanh tay đứng nhìn trước những việc bất bình và phạm pháp, mạnh dạn chỉ trích những thái độ làm việc k đúng đắn của mọi ng xung quanh.

KB: nêu ý nghĩa của câu tục ngữ
 
S

seagirl_41119

Bài này làm theo dàn bài của lolem nha:

Trong cuộc sống có thật nhiều những tình huống khó xử, đặc biệt là những xích mích khiến ng ta đau đầu vì ko biết phải giải quyết sao cho thoả đáng.Bn đã từng rơi vào tình huống đó chưa? Có những mâu thuẫn đc giải quyết hết sức êm đẹp, nhưng lại có những mâu thuẫn khiến con ng tiếp tục mâu thuẫn, nó cứ dai dẳng mãi cho đến khi có một trong 2 mặt mâu thuẫn chịu nhường hoăch thực sự thất bại.Thế nhưng việc mâu thuãn đc giải quyết sau nhiều lần mâu thuẫn như thế có ổn ko? Thực sự là rất ko ổn, vì thế mà mỗi ng hãy chịu nhún nhường mình một chút ngay từ đầu để mang lại hoà bình cho cuộc sống, giống như cha ông ta đã dạy : Một điều nhịn là 9 điều lành

Câu tục ngữ này giống như một lời dạy trong cách ứng xử giữa những mối quna hệ con ng vs con ng:Trong cuộc sống nếu ta biết nhường nhịn và mềm mỏng 1 chút thì mọi chuyện sẽ tốt lành.
Sự nóng nảy thường gây ra những hậu quả khó lường, nếu ta biết ngồi nghĩ một cách đúng đắn về các sự việc xảy ra thì mọi chuyện sẽ đc giải quyết một cách tốt đẹp và hợp tình hợp lí.Nếu ta biết nhường nhịn thì những điều đáng tiếc đó sẽ ko xảy ra."Nhịn một điều" ta đc" 9 điều lành".Tất nhiên đây chỉ là cách nói ví von của ông cha ta chứ chúng ta ko thể đếm đc bao nhiêu điều lành.Ở đây ông cha ta muốn nhấn mạnh nhịn một điều ta sẽ nhận đc nhiều đieeuf lành, nhiều điều tốt đẹp hơn.Quan niệm trên giúp ta bình tĩnh, trân trọng nhìn nhận sự việc. Bình tĩnh, thận trọng là những đức tính quý, tạo cho ta nhiều thuận lợi trong cuộc sống.

Dẫn chứng : Bn tự lấy nha ( nên lấy những dẫn chứng cụ thể trong thực tế)
............

Cái mặt hạn chế của câu tục ngữ bn có thể làm theo lolem đã nói nhưng cần lấy đc ví dụ => Không phải lúc nào chúng ta cũng phải nhịn, có những lúc ta chỉ có cách đó là đấu tranh đến cùng, lúc đó thfi đừng ngần ngại mà đấu tranh. VD nếu có giặc ngoại xâm thì quân ta ko thể thuần phục và chấp nhận mọi yêu cầu của bọn chúng mà phải kiên sường đứng lên. Nhịn là nhịn những điều có thể được=>Cần áp dụng câu tục ngữ một cách phù hợp hoàn cảnh.Có những tình huống ta càng nhường mọi ch càng khó khăn, gây bất lợi lớn cho ta, càng nhường nhưng mâu thuẫn ko đc giải quyết, vậy thì cần đấu tranh.=> Nói chung là ta cần có thời gian suy ngẫm về mâu thuẫn để đưa ra hướng giải quyết tốt đẹp nhất, ko đc khăng khăng rằng lucs nào cũng" Chir có đấu tranh " hay "chỉ có nhưogn nhịn" thì mọi ch mới êm đẹp ,mới đc giải quyết.Cần áp dụng mọi lời dạy trong cuộc sống một cách hợp lí.
Bn tự rút ra bài học cho bản thân
 
T

thanhtrong9a6_mk

“Nhịn điều vinh nhục tấm thân yên
Nhịn sự hơn thua tránh luỵ phiền…”
Từ xưa, đức nhẫn nhịn được các bậc hiền nhân xem là một trong các phương châm xử thế hàng đầu. Nó thể hiện được trí tuệ sáng suốt, tính cách điềm đạm, ý chí bền vững, lòng khoan dung đức tính vị tha của người quân tử. Có biết bao tấm gương để lại cho đời sau về đức tính nhẫn nhịn.
"Một điều nhịn là chín điều lành". Điều dạy của các cụ ta xưa quả là rất đúng khi không phải là mối quan hệ đối kháng, có tính chất triệt tiêu như đối với kẻ thù xâm lược. Ích lợi của sự nhịn là đem lại những 9 sự lành. Cái tỉ lệ 9 so với 1 quả là quá chênh lệch. Như vậy, ông cha ta đã thấy rõ tầm quan trọng như thế nào. Trong quan hệ vợ chồng, sự nhường nhịn nhau để giữ tổ ấm, hạnh phúc còn được thể hiện qua 1 câu châm ngôn khác: " Cơm sôi bớt lửa". Câu này có nghĩa: Khi một người bực mình, nóng giận "cơm sôi" thì người kia phải nhún, tìm cách hạ hỏa để người đang nóng bớt giận. Thực hiện được điều này không phải dễ dàng bởi vì lúc đã có vấn đề với nhau, mối quan hệ đã căng thắng thì ai cũng dễ thấy mình đúng, khó thông cảm với người kia. Vậy nên phải có sự nhường nhịn mới có thể làm được việc bớt lửa.
Người biết nhường nhịn là người ở thế mạnh, có bản lĩnh chứ không phải bạc nhược yếu hèn. Cho nên ai đó mà được người khác nhường nhịn thì phải tự hiểu đó là thiện chí, là lòng nhân hậu của đối tượng mà tìm ra cách ứng xử chuẩn xác phù hợp. Tuy nhiên, trong thực tế đã có những người không hiểu được điều đó, lợi dụng sự nhường nhịn để lấn tới. Người Việt Nam không ai có thể quên lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ ngày 19/12/1946:" Chúng ta muốn hòa bình chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới . . . ". Chính vì vậy mà Bác đã kêu gọi toàn dân nhất tề đứng dậy thực hiện cuộc kháng chiến.
- CHA CON NHẪN NHỊN NHAU MỚI VẸN TRÒN ĐẠO LÝ.
- VỢ CHỒNG NHẪN NHỊN NHAU, CON CÁI KHỎI BƠ VƠ.
- ANH EM NHẪN NHỊN NHAU, MỚI ÊM NHÀ ÊM CỬA,
- XÓM GIỀNG NHẪN NHỊN NHAU, MỚI TRỌN NGHĨA TRỌN TÌNH.
- AI CHƯA HIỂU CHỮ NHẪN, CHƯA PHẢI LÀ NGƯỜI HAY!
 
Top Bottom