[văn10]đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

N

ngoibenanh_000_93ym

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÁC ANH CHỊ DIỄN ĐÀN GIÚP EM GIẢI TỈ MỈ NHỮNG BÀI TẬP NÀY VỚI:D
Bài 1:phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói( từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, sự thay phiên vai người nói,người nghe,...) được ghi lại trong đoạn trích sau:
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
-Kìa anh ấy gọi !Có muốn ăn cơm trắng mới giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
-Có khối cơm trắng mấy giò đấy!Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
-Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy,ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
-Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ.-Thij liếc mắt,cười tít.
Bài 2:phân tích lỗi và chữ lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.
a) Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.
b) Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.
c) Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vitj, ngỗng,...thì cả ốc, tôm, cua,... chúng chẳng chừa ai sất.:|
 
G

Godot

Chào Ngoibenanh_000_93ym

Em tham khảo bài giải này nhé:

Câu 1. Phân tích đặc điểm ngôn ngữ nói trong đoạn văn (trích trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân - các em sẽ được học tác phẩm này ở lớp 12)

Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn văn được thể hiện qua một số điểm sau:
- Sự đổi vai người nói và người nghe, sự chuyển đổi lượt lời: "mấy cô gái" nói với "thị" (Kìa anh ấy gọi!...), "thị" đáp lại lời các cô gái ("Có khối cơm trắng mấy giò đấy!), "thị" nói với Tràng (Này, nhà tôi ơi,...), Tràng nói với "thị" (Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên).

- Sử dụng các từ ngữ thuộc phong cách khẩu ngữ:
+ Các từ hô gọi trong lời nhân vật: "Kìa, này, ơi, nhỉ..."
+ Các từ tình thái trong lời nhân vật: Có khối...đấy, đấy, Thật đấy...
+ Các từ ngữ thường dùng trong ngôn ngữ nói: "cơm trắng mấy giò" (đồng nghĩa với từ "với"), có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy...

- Sử dụng các kết câu thường xuất hiện trong ngôn ngữ nói: "Có... thì...", "Đã... thì..."
Sử dụng nhiều kiểu câu thường dùng trong ngôn ngữ nói: câu tỉnh lược chủ ngữ (Có muốn ăn cơm ...), nhiều câu cảm thán (Có khối cơm trắng mấy giò đấy!), câu cầu khiến (Có đẩy thì ra mau lên !)

- Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: các cụm từ miêu tả cử chỉ "cười như nắc nẻ", "cong cớn", "liếc mắt", "cười tít"...


Câu 2. Phân tích lỗi và chữa các lỗi cho phù hợp với ngôn ngữ viết:


Câu a) Các từ "thì", "hết ý" chỉ được sử dụng trong ngôn ngữ nói. Để phù hợp với ngôn ngữ viết cần sửa lại: bỏ "thì", sửa từ "hết ý" thành "rất".

Câu b) Các từ "vống lên", "vô tội vạ" thường được dùng trong ngôn ngữ nói. Để phù hợp với ngôn ngữ viết cần sửa: "vống lên" ---> quá mức thực tế; "vô tội vạ" ---->một cách tùy tiện. Bỏ từ "như"(trong kết cấu "còn như")

Câu c) Câu văn lộn xộn, tối nghĩa và sử dụng từ thuộc ngôn ngữ nói: "sất". Có thể sửa lại câu như sau: "Chúng chẳng chừa một thứ gì: từ cá, rùa, ba ba, ếch nhái, ốc, tôm, cua cho đến những loài chim ở gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng...."

Anh xin lỗi vì sự chậm trễ này nhé. Mong em có được bài viết ưng ý.
 
Last edited by a moderator:
Q

quinhmei

Bài 1 Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói( từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, sự thay phiên vai người nói,người nghe,...) được ghi lại trong đoạn trích sau:
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
-Kìa anh ấy gọi !Có muốn ăn cơm trắng mới giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
-Có khối cơm trắng mấy giò đấy!Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
-Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy,ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
-Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ.-Thị liếc mắt,cười tít.


Đặc điểm của ngôn ngữ nói( từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, sự thay phiên vai người nói,người nghe,...) được ghi lại trong đoạn trích:
+ các từ hô gọi trong lời nhân vật: kìa, này, ơi, nhỉ...
+ các từ tình thái trong lời nhân vât: có khối... đấy, đấy, thật đấy...
+ các kết cầu trong ngôn ngữ nói: có.. thì, đã... thì, ..
+ các từ ngữ thường dùng trong ngôn ngữ nói: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy...
+ sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: cười như nắc nẻ, cong cớn, liếc mắt, cười tít...

  • (Mình trích nguyên văn trong sách giáo viên Ngữ Văn 10, tập 1, trang 120 đó)


Bài 2:phân tích lỗi và chữ lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.
a) Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.
b) Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.
c) Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng,...thì cả ốc, tôm, cua,... chúng chẳng chừa ai sất.


Lỗi trong những câu trên là việc sử dụng quá nhiều ngôn ngữ sinh hoạt (hay ngôn ngữ nói) không phù hợp với ngôn ngữ viết.

Lỗi sai:
a) Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.
b) Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.
c) Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng,...thì cả ốc, tôm, cua,... chúng chẳng chừa ai sất. (Câu cuối này lủng củng nhất, mình chẳng hiểu ý nó định diễn đạt là gì để chữa - botay.com thôi)

Chữa lại:

a. Bỏ từ thì, đã, thay hết ý bằng từ chỉ mức độ như rất.
b. Thay từ vống lên bằng quá mức thực tế, thay đến mức vô tội vạ bằng một cách tùy tiện và bỏ từ như.
c. Câu văn tối nghĩa, bỏ khẩu ngữ như sất và viết lại câu.
 
Last edited by a moderator:
B

beatrice2512

anh là con zai mà jỏi Văn thế ! hihhi , cám ơn anh nhìu , em cũng đang cần bài này ! :)
 
L

llhuongtd

mấy người chưa hiểu nghĩa đúng của câu c bài 2 thôi. ý câu đó là cá, rùa, ba ba , ếch nhái, ốc , tôm , cua đều là thức ăn của các làoi chim gần nước như cò , vạc, vịt ,ngỗng....
chính vì vậy câu sửa lại của godot là hoàn toàn sai nghĩa
 
Top Bottom