Văn 10 Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn

Thanh Thái

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng tư 2020
7
3
6
21
Bình Dương
Thpt Nguyễn An Ninh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ 1
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Chúng ta thường tự nhủ mình không hề phán xét mà chỉ quan sát người khác thôi. Nhưng đó chẳng khác nào một lời nói dối. Tập trung chú ý vào thất bại, sự hèn hạ của người khác đồng nghĩa với việc ta đang thổi phồng chúng lên quá mức, từ đó, làm tổn thương họ.
Tất nhiên, điều ngược lại cũng có tác dụng tương tự. Nếu lựa chọn nhìn vào điểm tốt vốn dĩ luôn tồn tại trong người khác, chúng ta sẽ củng cố thêm điểm tốt ấy cho họ, cho bản thân chúng ta cũng như cho cả cộng đồng; chúng ta sẽ giúp những điều tốt đẹp, dù nhỏ bé nhất, lan tỏa khắp nơi. Chúng ta luôn có quyền lựa chọn nhìn vào điểm tốt trong mọi người. Đó là lối tư duy ta nên rèn luyện vì lợi ích của xã hội.
Thật may mắn vì chúng ta có thể cảm nhận được lợi ích của sự chuyển biến này ngay lập tức. Đôi khi ta cần phải quyết định lại; nhưng mỗi khi lựa chọn nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác, thay vì chú tâm vào khuyết điểm, chúng ta sẽ cảm thấy mình trở nên tốt bụng hơn, khoan dung hơn. Và điều đó sẽ tiếp sức cho hy vọng. Sự tự tin, hạnh phúc và lòng nhiệt thành của ta càng tăng lên bao nhiêu thì chúng ta càng cảm thấy thanh thản bấy nhiêu.
Một vài người còn tin rằng, khi nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác là chúng ta đã làm trọn ý nguyện của Thượng đế, bởi lẽ đó chính là cách Thượng đế nhìn nhận con người. Dù ý tưởng này phù hợp với niềm tin của bạn hay không cũng chẳng quan trọng. Lời khuyên mấu chốt tôi muốn đề cập ở đây là cần ý thức được rằng, tâm trạng của mình sẽ thay đổi khi ta cư xử hòa nhã và nhiệt tình với mọi người xung quanh, thay vì hạ thấp họ bằng phán xét. Bạn nên biết con người luôn cảm nhận được sự phán xét dù họ có thể không nhìn thấy hay nghe thấy. Nói một cách đơn giản, thái độ phán xét khiến thế giới của chúng ta nhỏ hẹp. Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung.
(Theo Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Karen Casey, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)
Câu 1. Văn bản trên đã chỉ ra những tác hại nào của thái độ phán xét?
Câu 2. Theo tác giả, vì sao chúng ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về quan điểm của tác giả: Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung?
Câu 4. Trong xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ có thói quen chê bai, chỉ trích người khác trên các trang mạng xã hội. Lời khuyên nào anh/chị muốn dành cho những bạn này?
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Anh/chị hãy lập dàn ý chi tiết cho đề văn: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Sgk 10 tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam 2016).
*Lưu ý: Viết MB và KB; TB làm dàn ý chi tiết.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
ĐỀ 1
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Chúng ta thường tự nhủ mình không hề phán xét mà chỉ quan sát người khác thôi. Nhưng đó chẳng khác nào một lời nói dối. Tập trung chú ý vào thất bại, sự hèn hạ của người khác đồng nghĩa với việc ta đang thổi phồng chúng lên quá mức, từ đó, làm tổn thương họ.
Tất nhiên, điều ngược lại cũng có tác dụng tương tự. Nếu lựa chọn nhìn vào điểm tốt vốn dĩ luôn tồn tại trong người khác, chúng ta sẽ củng cố thêm điểm tốt ấy cho họ, cho bản thân chúng ta cũng như cho cả cộng đồng; chúng ta sẽ giúp những điều tốt đẹp, dù nhỏ bé nhất, lan tỏa khắp nơi. Chúng ta luôn có quyền lựa chọn nhìn vào điểm tốt trong mọi người. Đó là lối tư duy ta nên rèn luyện vì lợi ích của xã hội.
Thật may mắn vì chúng ta có thể cảm nhận được lợi ích của sự chuyển biến này ngay lập tức. Đôi khi ta cần phải quyết định lại; nhưng mỗi khi lựa chọn nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác, thay vì chú tâm vào khuyết điểm, chúng ta sẽ cảm thấy mình trở nên tốt bụng hơn, khoan dung hơn. Và điều đó sẽ tiếp sức cho hy vọng. Sự tự tin, hạnh phúc và lòng nhiệt thành của ta càng tăng lên bao nhiêu thì chúng ta càng cảm thấy thanh thản bấy nhiêu.
Một vài người còn tin rằng, khi nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác là chúng ta đã làm trọn ý nguyện của Thượng đế, bởi lẽ đó chính là cách Thượng đế nhìn nhận con người. Dù ý tưởng này phù hợp với niềm tin của bạn hay không cũng chẳng quan trọng. Lời khuyên mấu chốt tôi muốn đề cập ở đây là cần ý thức được rằng, tâm trạng của mình sẽ thay đổi khi ta cư xử hòa nhã và nhiệt tình với mọi người xung quanh, thay vì hạ thấp họ bằng phán xét. Bạn nên biết con người luôn cảm nhận được sự phán xét dù họ có thể không nhìn thấy hay nghe thấy. Nói một cách đơn giản, thái độ phán xét khiến thế giới của chúng ta nhỏ hẹp. Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung.
(Theo Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Karen Casey, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)
Câu 1. Văn bản trên đã chỉ ra những tác hại nào của thái độ phán xét?
Câu 2. Theo tác giả, vì sao chúng ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về quan điểm của tác giả: Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung?
Câu 4. Trong xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ có thói quen chê bai, chỉ trích người khác trên các trang mạng xã hội. Lời khuyên nào anh/chị muốn dành cho những bạn này?
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Anh/chị hãy lập dàn ý chi tiết cho đề văn: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Sgk 10 tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam 2016).
*Lưu ý: Viết MB và KB; TB làm dàn ý chi tiết.
Phần I
Câu 1:
Văn bản trên đã chỉ ra những tác hại của thái độ phán xét là: Tập trung chú ý vào thất bại, sự hèn hạ của người khác đồng nghĩa với việc ta đang thổi phồng chúng lên quá mức, từ đó, làm tổn thương họ, thái độ phán xét khiến thế giới của chúng ta nhỏ hẹp.
Câu 2:
Theo tác giả, ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác vì:
+ Nếu nhìn vào điểm tốt của người khác, chúng ta sẽ củng cố thêm điểm tốt ấy cho họ, cho bản thân chúng ta cũng như cho cả cộng đồng; chúng ta sẽ giúp những điều tốt đẹp, dù nhỏ bé nhất, lan tỏa khắp nơi.
+ Khi lựa chọn nhìn vào điểm tốt của người khác, ta cảm cảm thấy mình trở nên tốt bụng hơn, khoan dung hơn. Điều đó sẽ tiếp sức cho hy vọng và chúng ta cũng cảm thấy thanh thản.
+ Thái độ nhìn nhận tích cực khiến thế giới của chúng ta được mở rộng.
Câu 3:
- Đồng ý với quan điểm của tác giả vì:
+ Khi ta bao dung, dành tình yêu thương cho những người xung quanh, ta sẽ nhìn nhận khuyết điểm của họ một cách nhẹ nhàng hơn, tránh việc làm tổn thương họ.
+ Cùng với đó, lòng bao dung khiến ta tập trung nhiều hơn vào ưu điểm, từ đó đưa ra những lời động viên giúp họ cố gắng, phấn đấu.
+ Với tình yêu thương ta cho đi, nó sẽ lan tỏa, đem tình yêu thương tới mọi người, khiến cộng đồng tin tưởng nhau hơn, yêu thương và gần gũi nhau hơn. Từ đó làm thay đổi tư duy của mọi người.
Câu 4:
Trong xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ có thói quen chê bai, chỉ trích người khác trên các trang mạng xã hội, tôi có đôi lời muốn khuyên các bạn:
+ Trước khuyết điểm của ai đó, cần có thái độ hoà nhã, bao dung hơn; khi nghe những lời chê bai, chỉ trích, không ai vui vẻ cả, chính bạn cũng thế. Vậy nên hãy nhận xét nhẹ nhàng hơn.
+ Những câu chuyện trên mạng chưa chắc đã hoàn toàn đúng, chúng ta không phải người trong cuộc, vì thế chúng ta không nên vội vàng phán xét họ.
+ Hãy suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau, và hãy nhìn nhiều hơn vào mặt tích cực chứ đừng chỉ chăm chăm soi lỗi, điều đó chỉ làm mất đi giá trị bản thân mà thôi.
Phần II:
MB:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng trong nền văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với bộ truyện "Truyền kì mạn lục"- là tuyệt tác của thể loại truyền kì mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc. "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" là một trong hai mươi truyện của bộ truyện đó. Truyện ca ngợi Ngô Tử Văn- người có tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân.
TB:
- Tóm tắt khái quát cốt truyện (phần này bạn tự làm nha)
- Tử Văn xuất hiện bằng những lời giới thiệu ngắn gọn nhưng cụ thể, chi tiết, khắc hoạ rõ nét tính cách.
- Hành động đốt đền:
+ Nguyên nhân đốt đền:
Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho nên ai cũng kiêng kị không dám đụng chạm. Nhưng nơi đây là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc quấy nhiễu dân làng. Đây là ngôi đền tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian. Vì vậy, chàng đã đốt đền. Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được.
=> Ca ngợi hành động vì dân trừ bạo của Ngô Tử Văn.
+ Quá trình đốt đền:
  • Trước khi đốt: Tắm gội chay sạch, khấn trời.
=> Thể hiện thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng.
=> Tử Văn là người biết suy nghĩ và làm chủ hành động của mình, kính trọng thần linh.
  • Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì...
=> Hành động cương quyết, dứt khoát
=> Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để diệt trừ cái ác.
- Tử Văn gặp tướng giặc:
+ Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đền.
+ Thái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên.
=> Tử Văn là người can đảm, khinh thường sự đe dọa, hống hách của tên tướng giặc.
- Tử Văn gặp Thổ Thần:
+ Thổ công kể lại sự việc mình bị hại và căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc.
+ Tử Văn: Kinh ngạc, hỏi kĩ lại chuyện và sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với hồn ma tướng giặc.
=> Hành động đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng phải kinh sợ.
=> Ngô Tử Văn là người dũng cảm, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh chống lại cái ác.
- Khi bị bắt xuống Minh Ti
+ Cảnh âm phủ
  • Ghê rợn, khủng khiếp khiến cho kẻ có tội phải sợ hãi.
  • Thể hiện tài của Nguyễn Dữ khi sử dụng yếu tố kì ảo.
=> Đứng trước cảnh đó, Ngô Tử Văn không hề sợ hãi bởi chàng là người cương trực, thẳng thắn, không làm điều sai trái.
+ Tư thế đấu tranh:
  • Nghĩa khí, không sợ chết, dám kêu oan.
  • Dũng cảm, không chịu nhún nhường, tinh thần cứng cỏi.
  • Tử Văn đấu tranh đến cùng, đấu lí quyết liệt với tên hồn ma gian xảo.
  • Niềm tin vào chính nghĩa
=> Bộc lộ rõ bản lĩnh của kẻ sĩ đất Việt: cương trực, chính nghĩa, không chịu khuất phục.
- Tử Văn nhận chức phán sự: đây là phẩn thưởng xứng đáng cho chàng
=> Kết thúc có hậu, thể hiện khát vọng công lí, cái tốt luôn toả sáng => thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ công lý.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, nhân vật được xây dựng sắc nét
+ Sử dụng các chi tiết kì ảo
KB: Khái quát về nhân vật Ngô Tử Văn, bài học qua nhân vật.
Bằng nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, nhân vật được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn biến chuyện giàu kịch tính, "chuyện chức phán sự đền Tản Viên" đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc về Ngô Tử Văn- đại diện cho chính nghĩa chống lại thế lực gian tà. Qua đó bồi dưỡng thêm lòng yêu chỉ nghĩa và niềm tự hào về người trí thức Việt.
 
Top Bottom