♥ Nhận định :
- Đây là dạng bài nghị luận văn học kiểu bài so sánh
- Cũng có thể đề bài so sánh cảnh sông nước miền Tây (khổ 1) và khổ 1 của Việt Bắc
- Cần đạt được những sườn ý cơ bản sau
+ Mở bài: Giới thiệu được các đối tượng cần so sánh
+Thân bài:
○ Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất
○ Làm rõ đối tượng so sánh thứ hai
○ Chỉ ra nét tương đồng và sự khác biệt
○ Lí giải những nét tương đồng và khác biệt đó.Khi đánh giá điểm khác biệt cần lưu ý các tiêu chí sau:
- Bối cảnh xã hội,lịch sử,văn hóa của đối tượng được so sánh
- Phong cách nghệ thuật của tác gải
- Đặc trưng thi pháp của thời kì sáng tác đó
+ Kết bài
- Khát quát những nét giống và khác nhau tiêu biểu
- Nêu những suy nghĩ của bản thân
Gợi ý làm bài
a.Mở bài
Giới thiệu hai đối tượng được so sánh ( Nếu như là mở bài gián tiếp thì cần thêm bước dẫn dắt đầu tiên): Đoạn trích trong Tây Tiến của Quang Dũng cũng như đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu
b. Thân bài
♦ Về Tây Tiến
- Giới thiệu khái quát vài nét về tác phẩm,vị trí đoạn trích và tác giả
* Làm sáng rõ đoạn trích trong Tây Tiến ( cần vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận nhưng chủ yếu là vận dụng thao tác phân tích): Hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa trên nền thiên nhiên hùng vĩ dữ dội đầy bí ẩn nhưng cũng rất thơ mộng trữ tình
- Đoạn thơ nằm ở phần đầu tác phẩm, khi tác giả nói về nỗi nhớ da diết với núi rừng Tây Bắc, nơi đóng quân của đoàn Tây Tiến. Ngồi ở Phù Lưu Chanh mà nỗi nhớ cứ như ăm ắp dội về.
- Đoạn thơ khắc họa thiên nhiên núi rừng đầy hiểm trở:
+ Điệp từ “dốc”+ từ láy “khúc khuỷu”, thăm thẳm.sử dụng thiều thanh trắc diễn tả chặng đường hành quân đầy khó khăn trắc trở, thể hiện sự hùng vĩ dữ dội của thiên nhiên miền Tây
+ “Súng ngửi trời” : hình ảnh nhân hóa mới lạ,độc đáo thể hiện trí tưởng tượng phong phú với cách nói đùa vui tinh nghịch,ngạo nghễ ~> Tinh thần lạc quan ,yêu đời của người lính
+ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” câu thơ như bẻ đôi vẽ lại hình ảnh hai dốc núi vút lên cao rồi đổ thấp rất nguy hiểm trong cách ngắt nhịp thơ 4/3 cùng nghệ thuật đối
+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” sử dụng toàn bộ thanh Bằng mở ra không gian xa rộng,ở bên dưới tầm mắt trong màn mưa bao phủ khắp đất trời,thấp thoáng hiện lên hình ảnh một vài ngôi nhà
~> Sự kết hợp hài hòa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn,hình ảnh thơ đa dạng ,ngôn ngữ vừa ltrang trọng cổ kính vừa độc đáo mới mẻ phong phú khắc họa thiên nhiên miền Tây trong nỗi nhớ trữ tình thơ mộng mà cũng rất hoang sơ gần gũi,ấm áp,chính thiên nhiên miền tây đã làm nền cho chặng hành quân gian khổ làm tăng khí phách của đoàn quân Tây Tiến.Đọc đoạn thơ, nhịp điệu nhịp nhàng, như âm nhạc vang lên, có tiết tấu. Thật đúng, thơ Quang Dũng như ngậm nhạc ở trong miệng (Xuân Diệu)
♦ Về Việt Bắc của Tố Hữu
- Giới thiệu khai quát về tác phẩm,vị trí đoạn trích và tác giả
* Làm sáng rõ đoạn trích bài Việt Bắc
- Người ở lại lên tiếng trước bởi sự đổi thay của hoàn cảnh,trong lòng chất chứa trống vắng
- Mở đàu câu thơ,tác giả sử dụng cặp đại từ “mình-ta”,đó là cách xưng hô quen thuộc trong ca dao vớ hình thức đối đáp,giọng điệu ngọt ngào da diết:
“ Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ”
~> Mình-ta vốn diễn đạt đời sống rất riêng của tình cảm trai gái,tình nghĩa vợ chồng còn mình-ta trong thơ Tố Hữu đã hình tượng hóa đôi bạn cán bộ miền xuôi và nhân dân Việt Bắc để tình cảm trở nên nồng nàn,đằm thắm như khúc hát lứa đôi
- Câu 1: mang tính chất là một câu hỏi tu từ diễn tả nỗi niềm băn khoăn,lo lắng của người ở lại
- Từ “nhớ” vang lên ngay từ câu đầu tiên cũng là cảm xúc chủ đạo của toàn bài,là giọng điệu yêu thương trìu mến,nhớ nhung và chia xa.Câu thơ còn đáng chú ý ở hai chữu mình-ta được Tố Hữu đẩy ra hai đầu câu thơ đối mặt nhau gợi cảm giác người cán bộ miền xuôi và đồng bào Việt Bắc nhìn nhau đau đáu trong giây phút chia tay
- Cụm từ “ mười lăm năm” diễn tả thời gian gắn bó (1940-1954) lâu dài với bao kỉ niệm ân tình ân nghĩa,thiết tha mặn nồng- chặng đường dài cùng nhau chia sẻ mọi đắng coi,ngọt bùi
~> Đó là một hành trình vĩ đại của cuộc kháng chiến
- Câu 3,4: những câu hỏi tu từ liên tiếp ~> tình cảm gắn bó tha thiết,tình cảm bao trùm lên cả không gian núi rừng Việt Bắc
+ Cụm từ “ thiết tha mặn nồng” với các thanh bằng trắc xen lẫn nhau tạo âm hưởng trầm bổng gói trọn những sẻ chia sóng gió thác ghềnh,những âm thanh ấy cũng góp phần diễn tả cái nặng sâu,bèn chặt trong tình nghĩa con người
+ “ Mình về mình có nhớ không” câu hỏi tu từ lần nữa được vang lên trong âm điệu day dứt,băn khoăn diễn tả cảm xúc dâng trào bởi trong thời khắc này mối bận tâm đau đáu là sự ướm hỏi người ra đi có nhớ ta không? Về xuôi,về phố thị đông vui bao điều hấp dẫn trong chờ đón liệu người đi có còn nhớ những năm tháng gian khổ,những kỉ niệm vui buồn không?
+ Mỗi hình ảnh mỗi chi tiết đều tác động mạnh mẽ sâu sắc đến sâu thẳm cõi lòng của người ở lại “ Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”.Việt Bắc hiện lên vừa là cái nôi cách mạng vừa là cội nguồn kháng chiến.Câu thơ cũng đề cập đến truyền thống đạo lí từ xưa đến nay của dân tộc Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”
● 4 câu sau
- Bao trùm lên không gian núi rừng Việt Bắc và khung cảnh chia tay là tâm trạng nhớ nhung,bịn rịn của cả kẻ đi người ở,các từ láy được sử dụng với mật độ dày đặc “tha thiết”, “ bâng khuâng”,”bồn chồn” diễn tả chiều sâu cảm xúc của nhân vật trữ tình.Đằng sau những từ láy ấy là tình cảm cảm xúc bồn bề,những cảm xúc dễ cảm nhận nhưng lại khó diễn tả- thứ tình cảm lưu luyến nhớ thương mong ngóng đến nôn nao không nỡ rời xa.Đằng sau nó là hành động ngập ngừng,nửa muốn đi nửa muốn ở giống như
“ Nhủ rồi tay lại cầm tay
Bước đi một bước giây giây lại dừng”
- Trong lời người ra đi,tác giả sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” xen vào lời đối đáp làm tăng thêm âm điệu da diết tình tứ.từ láy “thiết tha” ở lời người ở lại đã chuyển hóa thành “tha thiết” trong lời người ra đi tạo ra sự hô hứng,đồng vọng về tình cảm,người ở lại thiết tha hỏi,người ra đi tha thiết nhớ
- hình ảnh hoán dụ “áo chàm” để chỉ người dân Việt Bắc mộc mạc,đơn sơ mà ân tình sâu nặng
- Kết thúc đoạn thơ là hình ảnh cầm tay đầu lưu luyến bịn rịn thể hiện tâm trạng xúc động.Đó là dấu chấm lửng,sự cộng hưởng của những yếu tố diễn tả một thế giới tâm trạng sâu sắc tinh tế,một nỗi nhớ mênh mang không thể nói thành lời
♦ So sánh nét tương đồng và điểm khác biệt giữa hai đối tượng trên hai bình diện: nội dung và hình thức nghệ thuật ( sử dụng chủ yếu thao tác phân tích và so sánh)
- Điểm tương đồng
+ Hai bài thơ đều viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc trong một tình cảm sâu nặng với thời kì lịch sử hào hùng nhưng đầy gian khổ.Đó là nỗi nhớ khi phải chia xa nơi mình gắn bó sâu nặng,rời xa những con người đã đồng cam cộng khổ trong thời chiến
+ Hai bài thơ đều sử dụng bút pháp lãng mạng kết hợp với hình tượng đầy chất sử thi hào hùng nhằm tô đậm vẻ đẹp con người,quân-dân thời chiến với sức mạnh mãnh liệt,tình yêu nước tha thiết làm nên đại thắng ,giành độc lập tự do dân tộc
- Điểm khác biệt
+ Trong Tây Tiến
○ Hình ảnh người lính mang một vẻ đẹp bi tráng rất đỗi hào hoa trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp- những năm tháng gian khổ ,còn nhiều thiếu thốn,khó khăn và khắc nghiệt
○ Trong nỗi nhớ Tây Tiến là nỗi nhớ của người lính về những người đồng đội
+ Trong Việt Bắc
○ Hình ảnh con người kháng chiến mang vẻ đẹp ân tình, thủy chung sâu nặng
○ Ở Việt Bắc đó là nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi với nhân dân Việt Bắc
♦ Lí giải sự tương đồng và khác biệt:
+ Quang Dũng và Tố Hữu đều là những nhà thơ tài hoa,lãng mạn cùng gánh vác trọng trách với sự nghiệp cách mạng,kháng chiến chống quân thù,bảo vệ độc lập dân tộc viết nên những trang thơ ca ngợi con người Việt Nam thời chiến
+ Ở Quang Dũng đó là một nghệ sĩ đa tài gắn liền với thời chiến nói chung và đoàn binh Tây Tiến nói riêng cùng phong cách thơ phóng khoáng,tinh tế,lãng mạn và hào hoa
+ Ở Tố Hữu nhà thơ mang phong cách trữ tình chính trị
+ Ở mỗi bài thơ được viết trong thời gian khác nhau,hoàn cảnh lịch sử,không gian địa lí khác nhau dẫn đến có những điểm khác biệt thú vị
c, Kết bài
- Khát quát những nét giống và khác nhau tiêu biểu
- Nêu những suy nghĩ của bản thân