nhan
View attachment 10561 tiện tmod văn giải giúp câu này cái ''để khỏi đăng box''
mik gợi ý nhé
1.
dàn ý
-Tại sao nỗi sợ hãi lại thích chiếm chỗ của niềm tin? Cả hai đều có điểm chung là chúng khiến ta tin vào những điều không thể biết trước. Niềm tin dừng lại khi nỗi lo bắt đầu và nỗi lo sẽ lặng im khi niềm tin lên tiếng. Những sự tưởng tượng tồi tệ nhất của chúng ta hầu như không bao giờ xảy ra, và phần lớn những nỗi lo của chúng ta sẽ tự chết đi trong sự tiên đoán vô vọng
-Billy Sunday đã có câu:
"Sự sợ hãi gõ cửa.
Và niềm tin trả lời:
Không có ai ở đây cả."
THân bài
-vậy sự sợ hãi là gì?
sợ hãi là cảm xúc tiêu cực xuất hiện từ việc nhận thức các mối đe dọa. Đây là một cơ chế tồn tại cơ bản xảy ra trong phản ứng với một kích thích cụ thể, chẳng hạn như đau hoặc đe dọa nguy hiểm đe dọa. Nói ngắn gọn, sợ là khả năng nhận ra nguy hiểm và chạy trốn khỏi nó hoặc chiến đấu chống lại.
sợ hãi có liên quan đến hành vi cụ thể của thoát ra hay lảng tránh, trong khi lo lắng là kết quả của các mối đe dọa được cho là có thể không kiểm soát hoặc không thể tránh khỏi. Đáng chú ý là lo sợ hầu như luôn luôn liên quan đến các sự kiện trong tương lai, chẳng hạn như làm xấu đi tình hình, hoặc tiếp tục tình huống đó mà không thể chấp nhận. Sợ hãi cũng có thể là một phản ứng tức thì đến một cái gì đó hiện tại đang xảy ra.
-sự sợ hãi có từ khi nào?,và nó xuất hiện từ lúc nào?
Từ khi mới lọt lòng, con người chúng ta đã mang trong mình vô vàn những nỗi sợ hãi. Nỗi sợ thì muôn hình vạn trạng – nó có thể là sợ bóng tối, sợ không gian kín hay là một trạng thể vô hình nào đấy mang hơi hướng tâm linh.
Cuộc sống này có rất nhiều điều đáng để sợ hãi. Bản năng sinh tồn luôn nằm trong tiềm thức và tạo ra những nỗi sợ không được định hình. Nó giúp chúng ta tồn tại, giúp chúng ta nhận thức được hiểm nguy nhưng nếu không điều khiển được nỗi sợ hãi của mình, chúng ta sẽ mãi là một con người yếu đuối hay một đứa trẻ cần chăm sóc nâng niu và không chịu trưởng thành.
-nỗi sợ hãi rồi sẽ dẫn đến đâu?
Thực ra, có không ít nỗi sợ hãi giữ chân chúng ta, thậm chí còn bó buộc con người và biến những giấc mơ, hoài bão của bạn trở nên khôn tưởng. Điểm mặt một vài nỗi sợ phổ biến nhất có thể ngăn bước tiến con người như:
Sợ Nghèo – dễ làm con người ta tê liệt vì hàng chục những trạng thái cảm xúc thường xuyên hình thành nên tính cách: tự ti, yếu đuối, than thân trách phận,…
Sợ Thất bại - thay vì nghĩ về tất cả những cách có thể khiến bạn thành công, thì bạn lại lo lắng về những rủi ro sẽ dẫn đến thất bại. Bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội tốt trong cuộc đời nếu cứ mãi sợ thất bại, vì thực chất, Sợ thất bại chỉ là một con hổ giấy mà thôi.
-Vậy niềm tin là gì?
Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò cùa mình trong các mối quan hệ của cuộc sống...
-Tại sao nỗi sợ hãi lại lấn áp niềm tin
Mình là người hiểu rõ mình nhất,nỗi sợ lấn áp niềm tin khi không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa,Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình..
-phải làm thế nào để có niềm tin,lấn áp đc nỗi sợ hãi
Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiên thức và đạo đức, không ngừng giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu tranh để thực hiện lý tưởng đó
Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó khăn, thử thách, cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào bản thân.
– Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng. Phải tỉnh táo để biết lắng nghe; biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin.
kết bài :khẳng định sự đúng đắn của câu nói trên
câu 2 chắc ở trên mạng cũng có nên mk không làm nữa nhé