VĂN TỰ SỰ 6

tùng đẹp zai

Banned
Banned
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
66
53
36
Nam Định
Trường THCS Mỹ Tân
Truyện về danh nhân thế giới rất nhiều và hấp dẫn đối với em. Mỗi truyện đều đem lại một tấm gương sáng, một bài học cho lớp trẻ chúng em. Câu chuyện “Nhà bác học Ê-đi-xơn và bà cụ” là một câu chuyện như thế.
Ê-đi-xơn là một người Mĩ, một con người tận tuy với khoa học, với sự phát triển của thế giới loài người, ông còn là một nhà bác học lừng danh. Sự nghiệp của ông lớn biết nhường nào. Ông đã cống hiến sức lực của mình để làm ra máy ghi âm, điện thoại, điện báo,...

Tại làng Men Lô-pác thuộc ngoại ô thành phố Niu-Y-ooc, đã xảy ra một sự kiện lịch sử. Đó là một sự kiện nhà bác học Ê-đi-xơn đưa bóng đèn điện vào thắp sáng. Người từ các nơi ùn ùn kéo đến cái làng nhỏ bé này để xem ánh điện phát đi. Trong dòng người ấy, có một cụ già. Ngày ấy, đường đi lại rất khó khăn. Bà cụ phải chống gậy lần mò từng bước trên con đường mười cây số. Đến một đoạn đường, mệt mỏi, bà cụ dừng chân bên một vệ đường thì Ê-đi-xơn đi qua. Thấy bà cụ ngồi đấm lưng, bóp chân, ông dừng lại hỏi thăm cụ. Bà cụ kể lại cho Ê-đi-xơn biết mục đích của chuyến đi khó khăn này. Nói xong, cụ chép miệng:
- Ông Ê-đi-xơn tài giỏi là vậy mà sao không chế tạo được chiếc xe không cần ngựa kéo. Nếu có một xe như vậy thì thật hạnh phúc cho già này.
Nghe bà cụ nói vậy, một ý nghĩ loé lên trong óc nhà bác học. Một cái xe không cần ngựa kéo, một chiếc xe chạy bằng điện... Ê-đi-xơn hồ hởi reo lên: Hay quá! Hay quá! Một đề nghị có giá trị! Ông cúi xuống bảo bà cụ:
- Cụ ơi, tôi là Ê-đi-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định sáng chế chiếc xe chạy bằng điện đấy. Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe đầu tiên, cụ nhé!
Cụ già nhìn Ê-đi-xơn tự nhủ: Bác học mà cũng giản dị như người bình thường vậy sao? Bà cụ vui vẻ nắm tay Ể-đi-xơn và bảo:
- Thế nào già cũng đến. Nhưng ông phải nhanh lên nhé! Già này yếu lắm rồi!
Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, Ê-đi-xơn đã chế tạo thành công chiếc xe điện đầu tiên trên thế giới. Ngày chuyến xe điện đầu tiên khởi hành, dân khắp nơi xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn trịnh trọng mời bà cụ dạo nọ đi chuyến xe ấy. Đến ga ở Men-Lô-pác, hỏi cụ:
- Thế nào, cụ có thích cái xe đó không?
Một nụ cười móm mém trên khuôn mặt phúc hậu của bà cụ thay cho lời cảm ơn nhà bác học đã cho hưởng diễm phúc của những năm tháng cuối đời.
Thật bất ngờ mà cũng thật lý thú. Câu chuyện trên đã ca ngợi đức tính cao đẹp của Ê-đi-xơn, nhà bác học luôn hoà đồng với mọi người, luôn chủ động suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo để giúp ích cho đời.
Ê-đi-xơn là tấm gương sáng cho em noi theo. Em sẽ cố gắng rèn luyện để mai sau trở thành con người có ích cho dân, cho nước.
 
Last edited by a moderator:

Asuna Yuuki

Cựu CTV Thiết kế
Thành viên
23 Tháng hai 2017
3,131
7,551
799
19
Hải Dương
THPT Chuyên Nguyễn Trãi
Kể về một câu chuyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện được sáng tác và lưu truyền trong dân gian, điều đặc biệt ở những câu chuyện ngụ ngôn, đó chính là tính giáo huấn và những bài học mang tính triết lí, nhân sinh mà các tác giả dân gian muốn truyền tải đến con cháu thế hệ sau. Truyện ngụ ngôn có thể mang những yếu tố gây cười nhưng đằng sau tiếng cười lại là những vấn đề cần được suy ngẫm, chiêm nghiệm. Trong tất cả những câu chuyện ngụ ngôn đã đọc thì em thích nhất câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
“Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện kể về một con ếch có thói huênh hoang, kiêu ngạo và cuối cùng vì chính sự kiêu ngạo ấy mà ếch ta nhận được một bài học đắt giá. Ngày xưa có một con ếch nọ sống trong một cái giếng bị bỏ hoang, chú ta ngày nào cũng cất tiếng kêu ộp ộp khiến cho những sinh vật nhỏ bé trong giếng sợ hãi, rè chừng.
Ếch ta lấy làm thích chí lắm và tự cho mình là chúa tể, và bầu trời trên cao kia chẳng qua cũng chỉ bằng chiếc vung. Cứ như vậy ếch ta sống đắc ý qua ngày, không những vậy con ếch còn thường xuyên dùng sức mạnh của mình để bắt nạt, chèn ép những sinh vật nhỏ bé, yếu đuối trong giếng khiến cho mọi sinh vật đều sợ hãi.
Một ngày nọ có trận mưa lớn khiến cho nước trong giếng dâng lên cao, ếch ta lần đầu ra khỏi giếng, ngước mắt lên bầu trời thì thấy bầu trời vô cùng rộng lớn,ếch ta lấy làm bực bội liền cất tiếng kêu ộp ộp như muốn thu nhỏ lại không gian bầu trời và mình vẫn là chúa tể đáng kính. Nhưng đáng thương thay vì mải nhìn lên trời mà ếch ta bị một con trâu đi ngang qua và dẫm bẹp.
Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về thói kiêu ngạo, coi trời bằng vung, đó là nhận thức hạn hẹp của những người thường huênh hoang về sức mạnh của mình, cho mình là nhất và dùng sức mạnh ấy để gây ra những đau khổ cho người khác.
Nguồn: Google
 

tùng đẹp zai

Banned
Banned
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
66
53
36
Nam Định
Trường THCS Mỹ Tân
Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện được sáng tác và lưu truyền trong dân gian, điều đặc biệt ở những câu chuyện ngụ ngôn, đó chính là tính giáo huấn và những bài học mang tính triết lí, nhân sinh mà các tác giả dân gian muốn truyền tải đến con cháu thế hệ sau. Truyện ngụ ngôn có thể mang những yếu tố gây cười nhưng đằng sau tiếng cười lại là những vấn đề cần được suy ngẫm, chiêm nghiệm. Trong tất cả những câu chuyện ngụ ngôn đã đọc thì em thích nhất câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
“Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện kể về một con ếch có thói huênh hoang, kiêu ngạo và cuối cùng vì chính sự kiêu ngạo ấy mà ếch ta nhận được một bài học đắt giá. Ngày xưa có một con ếch nọ sống trong một cái giếng bị bỏ hoang, chú ta ngày nào cũng cất tiếng kêu ộp ộp khiến cho những sinh vật nhỏ bé trong giếng sợ hãi, rè chừng.
Ếch ta lấy làm thích chí lắm và tự cho mình là chúa tể, và bầu trời trên cao kia chẳng qua cũng chỉ bằng chiếc vung. Cứ như vậy ếch ta sống đắc ý qua ngày, không những vậy con ếch còn thường xuyên dùng sức mạnh của mình để bắt nạt, chèn ép những sinh vật nhỏ bé, yếu đuối trong giếng khiến cho mọi sinh vật đều sợ hãi.
Một ngày nọ có trận mưa lớn khiến cho nước trong giếng dâng lên cao, ếch ta lần đầu ra khỏi giếng, ngước mắt lên bầu trời thì thấy bầu trời vô cùng rộng lớn,ếch ta lấy làm bực bội liền cất tiếng kêu ộp ộp như muốn thu nhỏ lại không gian bầu trời và mình vẫn là chúa tể đáng kính. Nhưng đáng thương thay vì mải nhìn lên trời mà ếch ta bị một con trâu đi ngang qua và dẫm bẹp.
Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về thói kiêu ngạo, coi trời bằng vung, đó là nhận thức hạn hẹp của những người thường huênh hoang về sức mạnh của mình, cho mình là nhất và dùng sức mạnh ấy để gây ra những đau khổ cho người khác.
 

Cún111

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2017
244
133
59
Cần Thơ
THCS Bùi hữa nghĩ
Sư Tử và Trâu kết bạn với nhau. Cả hai đều thề nguyền: vinh nhục, sống chết có nhau.
Một hôm Sư Tử đi săn về. Nó thân mật nói với Trâu:
- Trưa nay, mời bạn đến chơi và ăn tiệc.
Trâu đến, nhìn thấy mâm cỗ đầy ăm ắp thịt tươi: gan hươu, tim nai, thịt thỏ...Trâu không dám nói là mình không thích. Nán lại một lát, cố giữ lễ, rồi Trâu cám ơn Sư Tử, ra về.
Mấy hôm sau, Trâu làm cỗ mời Sư Tử đến đáp lễ. Cỏ non, cỏ tươi, cỏ mật ê hề bày ra. Trâu nói với Sư Tử là không kiếm ra đâu được thịt tươi để đãi bạn. Sư Tử bất ngờ quắc mắt, rồi gầm lên:
- Không có thịt tươi à? Ta sẽ dùng mi làm bữa.Ta đang đói lòng đây!
Sư Tử chồm tới cắn chết Trâu. Nó xé thịt Trâu nhai một cách ngon lành. Lúc ấy, có một con Cáo ranh ma đi qua, nó len lén lấy mất quá tim Trâu, rồi nấp ra sau gốc cây, mỉm cười.
Sư Tử đang nhổm nhoàm nhai, gật gừ đắc ý. Chợt nó lẩm bẩm, nói:
- Thịt con Trâu này vừa béo vừa ngon.... Có điều là tại sao nó khống có tim nhỉ?
Cáo từ sau gốc cây bước ra nói:
- Trâu có tim đấy! Nó không có đầu mà thôi! Nếu không phải thế thì nó làm sao lại đi kết bạn với ngài được!
---LIKE----
 
Top Bottom