1. Trong câu thơ : "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !"
a> Câu thơ trên thuộc kiểu câu gì ? Chỉ rõ TP phụ chú trong câu.
b> Từ hình ảnh trên em hãy giải thích rõ tại sao bếp lửa lại trở nên kì lạ và thiêng liêng đối vs nhà thơ.
c> Bài thơ Bếp lửa đã để lại những dư âm sâu lắng trong lòng người đọc bao thế hệ ko chỉ bởi cảm xúc chân thành của nv trữ tình mà còn bởi bài thơ chứa đựng 1 ý nghĩa triết lý sâu xa. Em hãy cho bt ý nghĩa triết lý sâu xa đó.
d> Hãy cho bt tên 2 bài thơ viết cũng đề tài với bài thơ trên có trong chương trình Ngữ Văn 9 và cho bt tên tác giả , năm sáng tác bài thơ ?
:r3
cái này chị học năm trc rồi, nên nếu thiếu sót thì xí xóa nhé^^
a) Câu cảm thán. TP phụ chú: Bếp lửa
b)Hình ảnh bếp lửa thiêng liêng, kì lạ vì bếp lửa luôn hiện hữu, gắn bó, song hành cùng với hình ảnh người bà, gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của cháu. Bà và bếp lửa đã nuôi lớn cháu, thắp sáng niềm tin và ước mơ, trở thành điểm tựa tinh thần của cháu. Câu thơ là lời thốt lên từ sâu thẳm tâm hồn người cháu, thể hiện lòng tự hào, biết ơn sâu sắc của cháu với bà cũng như với quê hương, đất nước.
c)Sức tỏa sáng của hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa:
- Hình ảnh bếp lửa tỏa sáng có thể hiểu với cả hai nghĩa:
+ Bếp lửa thật do bàn tay bà nhóm lên, lung linh tỏa sáng, dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào.
+ Một bếp lửa luôn tỏa sáng trong tâm hồn, trong kí ức của cháu: Bếp lửa luôn tỏa sáng, luôn lung linh trong tâm hồn cháu, ngay cả khi cháu trưởng thành, sống và học tập ở đất nước bạn xa xôi. Bởi vì trong tâm hồn cháu, ánh sáng bếp lửa là ánh sáng tượng trưng cho tình yêu thương bà dành cho cháu, tượng trưng cho niềm tin, nghị lực của bà, cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của bà trước những thử thách của cuộc sống...
- Cùng với hình ảnh bếp lửa, hình ảnh bà tỏa sảng bởi những phẩm chất cao đẹp: bền bỉ, kiên cường, có nghị lực vững vàng trong hoàn cảnh gian khó, có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống; yêu thương cháu hết lòng; giàu đức hi sinh (sự hi sinh lặng thầm, cao cả)...
- Cháu đã trải qua thời thơ ấu trong những năm tháng đói mòn đói mỏi, rồi thời niên thiếu trong giai đoạn đất nước chiến tranh, giặc giã, cha mẹ tham gia kháng chiến, cháu ở cùng bà, rồi cả làng, trong đó có ngôi nhà của hai bà cháu bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi..., trong những năm tháng ấy, bên bếp lửa của bà, cháu vẫn cảm nhận được tình yêu thương ấm áp, cháu được truyền cho niềm tin, nghị lực để vượt qua hoàn cảnh. Tâm hồn cháu được bồi đắp... Bà và bếp lửa đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cháu...
d) Chị biết bài " Tiếng gà trưa"của nhà thơ Xuân Quỳnh á
nhưng mà hình như có trong lớp 9 ko nhỉ?^^