Văn Văn thuyết minh

Kyo- Han

Học sinh
Thành viên
10 Tháng hai 2018
120
97
46
Vĩnh Phúc
THCS Đình Chu

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
Đề 3 : Thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến
Bạn tham khảo nha!
Mở bài:
- Nếu ai đã từng đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam hẳn sẽ không quên một vật rất đơn sơ mà giàu ý nghĩa.
- Đó là đôi dép lốp cao su đã gắn bó thân thiết với cán bộ chiến sĩ và cả vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
- Là vật chứng tiêu biểu cho nhân cách và cả một quá trình gian khổ của quân nhân Việt Nam.
Thân bài:
1/ Lịch sử ra đời:
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đầy gian khổ và thiếu thốn ấy mà tình yêu nước và óc sáng tạo của nhân dân ta được phát huy. Chiếc mũ nan lớp vải, áo trấn thủ và đặc biệt là đôi dép được cắt từ lốp và ruột xe ôtô cũ đã qua sử dụng làm hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thật giản dị, gần gũi và thân thương.
2/ Hình dáng, cấu tạo, chất liệu:
- Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường.
- Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm.
- Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua. Điều kì lạ là giữa quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau không bằng bất cứ một thứ keo kết dính nào mà nhờ vào sự giãn nở của cao su.
- Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn.
3/ Nét đặc biệt, công dụng:
- Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ
- Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch.
(So sánh với sự bất tiện khi mang giày: trời nắng thì đổ mồ hôi khó chịu, trời mưa thì ướt sũng dễ sinh các bệnh ngoài da. Đặc biệt điều kiện khó khăn lúc bấy giờ thì khó cung cấp đủ giày cho các chiến sĩ. Dép lốp khắc phục được tất cả các nhược điểm này).
- Dép lốp lại rất bền phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
- Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ.
4/ Bảo quản:
- Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản:
- Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao.
- Đi đường dính bùn đất về nên rửa sạch.
Kết bài:
Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt. Dép lốp đã làm nên vẻ đẹp giản dị, thanh tao của anh bộ đội cụ Hồ với lòng yêu thương đất nước vô bờ. Và cũng chính đôi dép ấy đã góp phần giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược và đôi dép lốp là một chứng nhân lịch sử trong một hành trình dài chống giặc ngoại xâm.

Nguồn: Sưu tầm
 

thành2k4

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng hai 2018
1
0
1
19
Hà Nam
THCS Đinh Công Tráng
Đề 1 :Thuyết minh về một thể loại văn học
Bài làm Thuyết minh về một thể loại văn học là một loại thuyết minh khó. Bởi lẽ, muốn rút ra được những nhận thức quan trọng để thuyết minh, các em phải có một số hiểu biết nhất định về thơ: luật bằng – trắc, vần, niêm, đối, nhịp,… Chỉ có như vây, việc thuyết minh của các em mới có kết quả. Luật bằng – trắc, vần, niêm, đối, nhịp,… chính là những công cụ, phương tiện để các em khám phá, nhận thức thơ nói chung và thơ Việt Nam nói riêng.
Dùng công cụ trên, các em sẽ quan sát, khám phá và phát hiện đặc điểm của hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tácĐập đá ở Côn Lôn. Các em sẽ phát hiện ra:
– Đây là thể thơ thất ngôn bát cú (mỗi dòng bảy tiếng, mỗi bài tám dòng thơ).
– Nhịp thơ thường là 4 / 3:
Bủa tay ôm chặt / bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan / cuộc oán thù.
Thân ấy vẫn còn, / còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiếm / sợ gì đâu.
(Vào nhà ngục Quảng Đỏng cảm tác)
Tháng ngày bao quản / thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền / dạ sắt son.
Những kẻ vá trời / khi lỡ bước,
Gian nan chi kể / việc con con.
(Đập đá ở Côn Lôn)

Khi đọc một dòng thơ, sau một số tiếng nhất định, có nghĩa, các em dừng lại một chút trước khi đọc hết dòng thơ. Chỗ ngừng đó là những chỗ ngắt nhịp trong dòng thơ.
– Kí hiệu các thanh trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) là T, và các thanh bằng (ngang, huyền) là B. Sự luân phiên bằng trắc trong hai bài thơ được cụ thể hoá như dưới đây:
VÀO NHÀ NGỰC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
T – B – B – T / – T – B – B
T – T – B – B / – T – T – B
T – T – B – B / – B – T – T
T – B – T – T / – T – B – B
T – B – B – T / – B – B – T
T – T – B – B / – T – T – B
B – T – T – B / – B – T – T
B – B – B – T/ – T – B – B
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
B – B – T – T / – T – B – B
B – T – B – B / – T – B – B
T – T – T – B / – B – T – T
B – B – T – T / – T – B – B
T – B – B – T / – B – B – T
B – T – B – B / – T – T – B
T – T – T – B / – B – T – T
B – B – B – T / – T – B – B
Dựa vào luân phiên B – T này các em có thể tìm ra niêmđối trong bài thơ:
– Niêm (dính nhau): Tiếng dòng trên và tiếng tương ứng dòng dưới đều B. Ví dụ:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
(làm / lừng
: niêm với nhau)
– Đối: Tiếng dòng trên B và tiếng tương ứng dòng dưới T. Ví dụ, trong hai dòng thơ dẫn trên thì trai / lẫy đối với nhau.


Nguồn: vietvanhoctro.com
 
Last edited by a moderator:

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
Đề 1 :Thuyết minh về một thể loại văn học
Đề 2 : Thuyết minh về một loài hoa
Đề 3 : Thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến
Dàn ý thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản

1) Thuyết minh về một văn bản cần chú ý làm nổi bật những ý sau:
  • Giới thiệu về các phần các mục của văn bản.
  • Công dụng của văn bản.
  • Cách làm.
  • Những điểm cần lưu ý hay những lỗi thường gặp nên tránh khi tạo lập văn bản.
2) Thuyết minh về một thể loại văn học cần tập trung vào các ý
  • Đặc điểm của thể loại:
    • Về cấu trúc.
    • Về âm thanh.
    • Về nhịp điệu.
    • Số câu, số chữ.
    • Nguyên tắc cấu tạo, xây dựng hình tượng.
  • Vai trò của thể loại trong lịch sử và trong đời sống văn học nói chung.
Bài văn mầu thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản
1. Thuyết minh về thơ lục bát

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính lơ lửng, thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.
Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:
Câu lục: Theo thứ tự tiếng thứ 2 - 4 - 6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng (B)
Câu bát: Theo thứ tự tiếng thứ 2 - 4 - 6 - 8 là B - T - B - B
Ví dụ:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B - T - B)
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B - T - B - B)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T - B - T - B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.
Ví dụ:
Có xáo thì xáo nước trong T - T - B
Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T - T - B - B
Hay:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T - B - T - B
Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hợp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hợp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thay mà đau đớn lòng.
Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.
Ví dụ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Ngoài đối thanh còn có đối ý:
Dù mặt lạ, đã lòng quen
(Bích câu kì ngộ)
Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...
Người thương/ơi hỡi/người thương
Đi đâu/mà để/buồng hương/lạnh lùng
Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi chẳng qua là cái nợ đòi chi đây. Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.
Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.
Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.
Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: Tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất nước, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu ...
Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
2. Thuyết minh về thơ thất ngôn bát cú đường luật

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: Các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bằng:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà t - T - b - B - t - T - B
Cỏ cây chen đá lá chen hoa t - B - b - T - t - B - B
Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang", vẫn được gieo là vần "a".
Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": Câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2 - 3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...
Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 - 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5 - 6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.
Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: Bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: Khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.
Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.
Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.
 

Linh and Duong

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng chín 2017
454
649
129
20
Vĩnh Phúc
THCS Liên Châu
Thuyết minh về một loài hoa
Như một vòng tuần hoàn của cuộc sống, đông qua, xuân đến. Chúa xuân mang đến cho vạn vật những tia nắng ấm áp
sau một mùa giá lạnh, thổi vào cuộc sống hương vị ngọt ngào của mùa xuân. Nếu như hoa mai tượng trưng cho một
cái Tết sung túc ở phương Nam thì hoa đào là biểu tượng cho một mùa xuân bất diệt ở miền Bắc.
Tuy có nguồn gốc xa xôi ở xứ Ba Tư, thế nhưng ngày nay hoa đào có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam đặc biệt
là ở miền Bắc và mỗi khi Tết đến Xuân về.
Cây đào thuộc họ hoa hồng, thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ năm đến mười mét, lá có hình mũi mác. Hoa mọc đơn độc, có
màu hồng hoặc màu trắng, năm cánh mềm mại, mịn màng như nhung. Khi cây ra hoa ngắn, hầu như không có cuống,
đài có ống hình chuông, thùy hình trứng, có nhiều nhị. Dòng họ của hoa đào rất da dạng và phong phú. Nếu xếp theo
số cánh thì có thể chia đào thành hai loại là đào đơn và đào kép. Còn xếp theo màu sắc thỉ có thể chia đào thành đào
phai, đào bích, đào bạch, đào thất thốn. Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là đào bích. Đào bích cánh hoa màu hồng thắm, tán
tròn nhiều cành cân đối. Đào phai màu nhạt, hồng tươi, trang nhã mà hấp dẫn như đôi má ửng hồng của người thiếu
nữ khi thẹn thùng. Đào bạch ít hoa tương đối khó trồng. Đào thất thốn dáng nhỏ, hoa nhỏ, có màu đỏ thẫm.
Hoa đào chỉ trồng được ở miền Bắc và nở đúng vào mùa xuân. Nhưng muốn hoa nở đúng thời vụ thì đòi hỏi nhiều kinh
nghiệm ở người trồng hoa. Và thi sĩ Xuân Sách đã dùng những lời thơ để nêu ra cách làm cho hoa nở đúng ngày Tết:
"Vặt trụi lá, bè trơ cành
Đê cây tức giận nở thành trăm hoa "
Vì vậy, muốn có đào chơi vào ngày Tết thì tháng mười một âm lịch người ta thường ngắt hết lá để nhựa cây tích tụ lên
thân làm nụ. Rồi tùy theo thời tiết nóng hay rét nhiều mà người trồng đào phải thúc hay hãm hoa.
Nếu ở miền Nam, xuân về phải có mai vàng, một biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý, hạnh phúc và sum vầy thì ở
miền Bắc có hoa đào mới có mùa xuân. Người miền Bắc ưa chuộng chơi đào vào ngày Tết có lẽ vì màu hồng mang lại
sự may mắn và phúc lộc đầu năm. Các cụ ngày xưa thường bảo, cắm một cành đào trong nhà là cản được gió độc và
đuổi được tà khí. Và sân nhà ai có trồng đào thì đó là sân nhà phú quý. Những nhà có điều kiện thường sắm cả một
cây đào ghép ba tầng, những nhà nghèo hơn cũng có mua một vài nhánh đào chưng trong nhà. Đón xuân mà không có
hoa đào cũng tẻ nhạt như thiếu bánh chưng xanh, câu đối đó, tràng pháo hồng. Vì vậy, Tết đến, dù bận việc đến mấy
thì người dân miền Bẳc cũng phải mua cho gia đình mình một vài nhánh đào.
Hoa đào không chỉ mang giá trị thẩm mĩ mà còn mang nét đẹp văn hóa đồng thời còn là một dược phẩm, mĩ phẩm độc
đáo. Từ xưa, hình ảnh của hoa đào đã được đưa vào thơ ca làm xúc động lòng người. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du
có nhắc đến hình ảnh cùa hoa đào trong sự luyến tiếc khi cảnh cũ còn mà người xưa không thấy: “Hoa đào năm ngoái
còn cười gió đông”. Và vẻ đẹp mơn mởn của hoa đào trong ngày Tết còn thể hiện qua câu thơ:
“Một đóa đào hoa khoe tốt tươi,
Tướng xuân mơn mởn thấy xuân cười”.
Mùa xuân năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh, đã mang một cành đào từ Thăng Long về Phú
Xuân để tặng cho công chúa Ngọc Hân- người vợ yêu quý của người – để báo tin thắng trận. Trong lịch sử y học Á
Đông, danh y Tuệ Tĩnh đã ghi lại nhiều phương pháp chăm sóc da mặt cho phụ nữ bằng hoa đào.
Cây đào không dễ trồng như cây mai. Nó là một loại cây ưa đất thịt, phân bón vừa phải, cần nhiều ánh sáng, thoáng và
thông gió. Ở miền Bắc Việt Nam, người ta trồng đào để lấy hoa chơi Tết, sau ngày Tết, người ta tiếp tục trồng đào trở
lại.
Xuân về mang đến bao nhiêu điều kì diệu. Đúng là muôn hồng, nghìn tía, cái đẹp đi đến từng người, từng nhà và hoa
đào là một món quà mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho con người. Xuân đến rồi xuân đi, hoa đào nở rồi lại tàn, thế
nhưng hình ảnh của hoa đào vẫn Còn sống mãi với thời gian như lời thơ của Chế Lan Viên:
“Một cành đào ứa nhựa
Nặng bàn tay anh cầm,
Nghe hương thầm lan tỏa
Qua màn sương thời gian
 

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
Thuyết minh về một thể loại văn học
Thuyết minh về đặc điểm của thể thơ Lục Bát.
Kho tàng thơ văn Việt Nam có rất nhiều những tác phẩm đặc sắc, từ nội dung cho đến từng thể loại. Và khi nhắc riêng đến thi ca Việt Nam thì chúng ta không thể không nhắc đến những bài thơ đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người như Truyện Kiều của Nguyễn Du hay cho đến các câu ca dao được bà, được mẹ đưa vào mỗi giấc ngủ. Tất cả từng câu từng chữ như mang một giai điệu khác nhau và khi được kết hợp bằng thể lục bát thì chúng như hòa vào làm một, thật nhịp nhàng và hoàn hảo, nhưng lại gần gũi, mộc mạc, chân chất như chính hơi thở cuộc sống. Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải tỏa tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn.Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này.Thật tự hào mỗi khi nhắc đến thể thơ của dân tộc là nhắc đến lục bát.
Thuyết minh về đặc điểm các thể thơ Lục Bát Vậy lục bát có tự bao giờ?Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đi tìm câu trả lời nhưng đây vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời chính xác, chỉ biết là đã từ rất lâu rồi. Văn hóa đặc trưng của người Việt là văn hóa lúa nước, gắn liền với lao động sản xuất nên luôn có những cách sáng tạo để quên đi nỗi nhọc nhằn sớm hôm. Họ thường vừa cùng nhau làm việc trên đồng, vừa cùng nhau sáng tạo thi ca. Đơn giản chỉ là thể hiện những ước mong giản đơn:
“ Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng”
Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Thông thường một bài thơ lục bát thường được mở đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát không hề bị giới hạn nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc bốn câu như:
“Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”.
Hoặc cũng có thể kéo dài ra hàng nghìn câu thơ, mà điển hình nhất mà ta có thể kể đến, đó chính là kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du ( gồm 3253 câu, trong đó gồm 1627 câu lục và 1627 câu bát). Số lượng câu thơ hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung và ý đồ mà nhà văn muốn truyền tải độc giả.
Tìm hiêu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó.Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà.Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau, tạo ra “tiếng nhạc” cho cả bài thơ.Vần trong thơ lục bát có hai loại: vần lưng và vần chân. Hai dòng lục bát hiệp theo vần lưng có nghĩa là tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Nếu tiếp tục kéo dài thì tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục bên dưới.Đó là vần chân. Ví dụ:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Quy luật phối thanh của thơ lục bát khá linh hoạt, uyển chuyển. Thường thường thì ở câu lục các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu là bằng (B), trắc (T), bằng (T), còn ở câu bát các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu, tám là B-T-B-B.
“Trăm năm trong cõi người ta, (B-T-B)
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.(B-T-B-B)
Nhịp trong thơ lục bát phần lớn là nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả, thích hợp làm lời hát ru, hát ngâm.
Ví dụ:
Nhớ sao/ tiếng mõ/ rừng chiều
Chày đêm/ nện cối/ đều đều/ suối xa
(Việt Bắc – Tố Hữu )
Hay có thể đảo nhịp:
Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lẽ
( Lời thề cỏ may – Phạm Công Trứ)
Thơ lục bát từ lâu đến nay luôn có một vị trí vững chắc trong lòng mỗi người dân đất Việt. Chúng ta dùng lục bát để bày tỏ những tâm tư tình cảm, những cung bậc cảm xúc của mình trong cuộc sống, công việc, tình bạn, tình yêu,… Chúng ta cũng đến với lục bát như là chốn an yên cho tâm hồn được tĩnh lặng sau những giông bão, khó khăn của cuộc đời, là được trở về với ấu thơ cùng câu hát ru chứa chan yêu thương của bà, của mẹ. Chẳng thể tìm ở đâu được loại thơ mà từng câu từng chữ đều mang giai điệu, đều chất chứa cảm xúc mà lại gần gũi, mộc mạc đến lạ. Dù không rõ là bắt đầu từ khi nào nhưng lục bát là đứa con cưng của tiếng Việt, tiếng Việt đã nuôi lớn lục bát, đồng thời, chính lục bát cũng góp mình làm cho tiếng Việt hay hơn, đẹp hơn.
 

Attachments

  • upload_2018-2-14_8-30-0.png
    upload_2018-2-14_8-30-0.png
    8 KB · Đọc: 47
  • upload_2018-2-14_8-30-17.png
    upload_2018-2-14_8-30-17.png
    42.8 KB · Đọc: 40
  • upload_2018-2-14_8-30-35.png
    upload_2018-2-14_8-30-35.png
    29.8 KB · Đọc: 52
  • upload_2018-2-14_8-32-40.png
    upload_2018-2-14_8-32-40.png
    17.9 KB · Đọc: 48
  • upload_2018-2-14_8-33-2.png
    upload_2018-2-14_8-33-2.png
    57.5 KB · Đọc: 84

Hàn Thiên_Băng

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng chín 2017
458
285
119
20
Nghệ An
THPT Thanh Chương 1
Thuyết minh về đặc điểm của thể thơ Lục Bát.
Kho tàng thơ văn Việt Nam có rất nhiều những tác phẩm đặc sắc, từ nội dung cho đến từng thể loại. Và khi nhắc riêng đến thi ca Việt Nam thì chúng ta không thể không nhắc đến những bài thơ đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người như Truyện Kiều của Nguyễn Du hay cho đến các câu ca dao được bà, được mẹ đưa vào mỗi giấc ngủ. Tất cả từng câu từng chữ như mang một giai điệu khác nhau và khi được kết hợp bằng thể lục bát thì chúng như hòa vào làm một, thật nhịp nhàng và hoàn hảo, nhưng lại gần gũi, mộc mạc, chân chất như chính hơi thở cuộc sống. Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải tỏa tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn.Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này.Thật tự hào mỗi khi nhắc đến thể thơ của dân tộc là nhắc đến lục bát.
Thuyết minh về đặc điểm các thể thơ Lục Bát Vậy lục bát có tự bao giờ?Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đi tìm câu trả lời nhưng đây vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời chính xác, chỉ biết là đã từ rất lâu rồi. Văn hóa đặc trưng của người Việt là văn hóa lúa nước, gắn liền với lao động sản xuất nên luôn có những cách sáng tạo để quên đi nỗi nhọc nhằn sớm hôm. Họ thường vừa cùng nhau làm việc trên đồng, vừa cùng nhau sáng tạo thi ca. Đơn giản chỉ là thể hiện những ước mong giản đơn:
“ Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng”
Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Thông thường một bài thơ lục bát thường được mở đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát không hề bị giới hạn nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc bốn câu như:
“Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”.
Hoặc cũng có thể kéo dài ra hàng nghìn câu thơ, mà điển hình nhất mà ta có thể kể đến, đó chính là kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du ( gồm 3253 câu, trong đó gồm 1627 câu lục và 1627 câu bát). Số lượng câu thơ hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung và ý đồ mà nhà văn muốn truyền tải độc giả.
Tìm hiêu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó.Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà.Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau, tạo ra “tiếng nhạc” cho cả bài thơ.Vần trong thơ lục bát có hai loại: vần lưng và vần chân. Hai dòng lục bát hiệp theo vần lưng có nghĩa là tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Nếu tiếp tục kéo dài thì tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục bên dưới.Đó là vần chân. Ví dụ:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Quy luật phối thanh của thơ lục bát khá linh hoạt, uyển chuyển. Thường thường thì ở câu lục các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu là bằng (B), trắc (T), bằng (T), còn ở câu bát các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu, tám là B-T-B-B.
“Trăm năm trong cõi người ta, (B-T-B)
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.(B-T-B-B)
Nhịp trong thơ lục bát phần lớn là nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả, thích hợp làm lời hát ru, hát ngâm.
Ví dụ:
Nhớ sao/ tiếng mõ/ rừng chiều
Chày đêm/ nện cối/ đều đều/ suối xa
(Việt Bắc – Tố Hữu )
Hay có thể đảo nhịp:
Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lẽ
( Lời thề cỏ may – Phạm Công Trứ)
Thơ lục bát từ lâu đến nay luôn có một vị trí vững chắc trong lòng mỗi người dân đất Việt. Chúng ta dùng lục bát để bày tỏ những tâm tư tình cảm, những cung bậc cảm xúc của mình trong cuộc sống, công việc, tình bạn, tình yêu,… Chúng ta cũng đến với lục bát như là chốn an yên cho tâm hồn được tĩnh lặng sau những giông bão, khó khăn của cuộc đời, là được trở về với ấu thơ cùng câu hát ru chứa chan yêu thương của bà, của mẹ. Chẳng thể tìm ở đâu được loại thơ mà từng câu từng chữ đều mang giai điệu, đều chất chứa cảm xúc mà lại gần gũi, mộc mạc đến lạ. Dù không rõ là bắt đầu từ khi nào nhưng lục bát là đứa con cưng của tiếng Việt, tiếng Việt đã nuôi lớn lục bát, đồng thời, chính lục bát cũng góp mình làm cho tiếng Việt hay hơn, đẹp hơn.
Như một vòng tuần hoàn của cuộc sống, đông qua, xuân đến. Chúa xuân mang đến cho vạn vật những tia nắng ấm áp
sau một mùa giá lạnh, thổi vào cuộc sống hương vị ngọt ngào của mùa xuân. Nếu như hoa mai tượng trưng cho một
cái Tết sung túc ở phương Nam thì hoa đào là biểu tượng cho một mùa xuân bất diệt ở miền Bắc.
Tuy có nguồn gốc xa xôi ở xứ Ba Tư, thế nhưng ngày nay hoa đào có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam đặc biệt
là ở miền Bắc và mỗi khi Tết đến Xuân về.
Cây đào thuộc họ hoa hồng, thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ năm đến mười mét, lá có hình mũi mác. Hoa mọc đơn độc, có
màu hồng hoặc màu trắng, năm cánh mềm mại, mịn màng như nhung. Khi cây ra hoa ngắn, hầu như không có cuống,
đài có ống hình chuông, thùy hình trứng, có nhiều nhị. Dòng họ của hoa đào rất da dạng và phong phú. Nếu xếp theo
số cánh thì có thể chia đào thành hai loại là đào đơn và đào kép. Còn xếp theo màu sắc thỉ có thể chia đào thành đào
phai, đào bích, đào bạch, đào thất thốn. Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là đào bích. Đào bích cánh hoa màu hồng thắm, tán
tròn nhiều cành cân đối. Đào phai màu nhạt, hồng tươi, trang nhã mà hấp dẫn như đôi má ửng hồng của người thiếu
nữ khi thẹn thùng. Đào bạch ít hoa tương đối khó trồng. Đào thất thốn dáng nhỏ, hoa nhỏ, có màu đỏ thẫm.
Hoa đào chỉ trồng được ở miền Bắc và nở đúng vào mùa xuân. Nhưng muốn hoa nở đúng thời vụ thì đòi hỏi nhiều kinh
nghiệm ở người trồng hoa. Và thi sĩ Xuân Sách đã dùng những lời thơ để nêu ra cách làm cho hoa nở đúng ngày Tết:
"Vặt trụi lá, bè trơ cành
Đê cây tức giận nở thành trăm hoa "
Vì vậy, muốn có đào chơi vào ngày Tết thì tháng mười một âm lịch người ta thường ngắt hết lá để nhựa cây tích tụ lên
thân làm nụ. Rồi tùy theo thời tiết nóng hay rét nhiều mà người trồng đào phải thúc hay hãm hoa.
Nếu ở miền Nam, xuân về phải có mai vàng, một biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý, hạnh phúc và sum vầy thì ở
miền Bắc có hoa đào mới có mùa xuân. Người miền Bắc ưa chuộng chơi đào vào ngày Tết có lẽ vì màu hồng mang lại
sự may mắn và phúc lộc đầu năm. Các cụ ngày xưa thường bảo, cắm một cành đào trong nhà là cản được gió độc và
đuổi được tà khí. Và sân nhà ai có trồng đào thì đó là sân nhà phú quý. Những nhà có điều kiện thường sắm cả một
cây đào ghép ba tầng, những nhà nghèo hơn cũng có mua một vài nhánh đào chưng trong nhà. Đón xuân mà không có
hoa đào cũng tẻ nhạt như thiếu bánh chưng xanh, câu đối đó, tràng pháo hồng. Vì vậy, Tết đến, dù bận việc đến mấy
thì người dân miền Bẳc cũng phải mua cho gia đình mình một vài nhánh đào.
Hoa đào không chỉ mang giá trị thẩm mĩ mà còn mang nét đẹp văn hóa đồng thời còn là một dược phẩm, mĩ phẩm độc
đáo. Từ xưa, hình ảnh của hoa đào đã được đưa vào thơ ca làm xúc động lòng người. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du
có nhắc đến hình ảnh cùa hoa đào trong sự luyến tiếc khi cảnh cũ còn mà người xưa không thấy: “Hoa đào năm ngoái
còn cười gió đông”. Và vẻ đẹp mơn mởn của hoa đào trong ngày Tết còn thể hiện qua câu thơ:
“Một đóa đào hoa khoe tốt tươi,
Tướng xuân mơn mởn thấy xuân cười”.
Mùa xuân năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh, đã mang một cành đào từ Thăng Long về Phú
Xuân để tặng cho công chúa Ngọc Hân- người vợ yêu quý của người – để báo tin thắng trận. Trong lịch sử y học Á
Đông, danh y Tuệ Tĩnh đã ghi lại nhiều phương pháp chăm sóc da mặt cho phụ nữ bằng hoa đào.
Cây đào không dễ trồng như cây mai. Nó là một loại cây ưa đất thịt, phân bón vừa phải, cần nhiều ánh sáng, thoáng và
thông gió. Ở miền Bắc Việt Nam, người ta trồng đào để lấy hoa chơi Tết, sau ngày Tết, người ta tiếp tục trồng đào trở
lại.
Xuân về mang đến bao nhiêu điều kì diệu. Đúng là muôn hồng, nghìn tía, cái đẹp đi đến từng người, từng nhà và hoa
đào là một món quà mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho con người. Xuân đến rồi xuân đi, hoa đào nở rồi lại tàn, thế
nhưng hình ảnh của hoa đào vẫn Còn sống mãi với thời gian như lời thơ của Chế Lan Viên:
“Một cành đào ứa nhựa
Nặng bàn tay anh cầm,
Nghe hương thầm lan tỏa
Qua màn sương thời gian
Dàn ý thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản

1) Thuyết minh về một văn bản cần chú ý làm nổi bật những ý sau:
  • Giới thiệu về các phần các mục của văn bản.
  • Công dụng của văn bản.
  • Cách làm.
  • Những điểm cần lưu ý hay những lỗi thường gặp nên tránh khi tạo lập văn bản.
2) Thuyết minh về một thể loại văn học cần tập trung vào các ý
  • Đặc điểm của thể loại:
    • Về cấu trúc.
    • Về âm thanh.
    • Về nhịp điệu.
    • Số câu, số chữ.
    • Nguyên tắc cấu tạo, xây dựng hình tượng.
  • Vai trò của thể loại trong lịch sử và trong đời sống văn học nói chung.
Bài văn mầu thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản
1. Thuyết minh về thơ lục bát

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính lơ lửng, thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.
Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:
Câu lục: Theo thứ tự tiếng thứ 2 - 4 - 6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng (B)
Câu bát: Theo thứ tự tiếng thứ 2 - 4 - 6 - 8 là B - T - B - B
Ví dụ:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B - T - B)
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B - T - B - B)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T - B - T - B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.
Ví dụ:
Có xáo thì xáo nước trong T - T - B
Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T - T - B - B
Hay:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T - B - T - B
Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hợp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hợp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thay mà đau đớn lòng.
Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.
Ví dụ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Ngoài đối thanh còn có đối ý:
Dù mặt lạ, đã lòng quen
(Bích câu kì ngộ)
Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...
Người thương/ơi hỡi/người thương
Đi đâu/mà để/buồng hương/lạnh lùng
Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi chẳng qua là cái nợ đòi chi đây. Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.
Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.
Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.
Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: Tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất nước, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu ...
Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
2. Thuyết minh về thơ thất ngôn bát cú đường luật

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: Các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bằng:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà t - T - b - B - t - T - B
Cỏ cây chen đá lá chen hoa t - B - b - T - t - B - B
Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang", vẫn được gieo là vần "a".
Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": Câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2 - 3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...
Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 - 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5 - 6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.
Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: Bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: Khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.
Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.
Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.
Mình nghĩ, ở lớp 8, mới vừa bắt đầu học văn thuyết minh, không nên viết quá dài, không nên quá phụ thuộc vào tài liệu, mà hãy tập tự viết, như vậy mới tự nhiên, luyện cho ta tính tự lập khi làm một bài văn nào đó.
 

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
Mình nghĩ, ở lớp 8, mới vừa bắt đầu học văn thuyết minh, không nên viết quá dài, không nên quá phụ thuộc vào tài liệu, mà hãy tập tự viết, như vậy mới tự nhiên, luyện cho ta tính tự lập khi làm một bài văn nào đó.
cô mình thì lại khác bạn à.
viết văn cần phải 3 trang trở lên mới chấm bài
 
Top Bottom