Văn Văn thuyết minh

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
I/Mở bài
- Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài VN
VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
II/Thân Bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ

+ Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+ Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
+ Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> áo tứ thân và ngũ thân.
- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
2. Hiện tại
+ Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
+ Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phu nữ Việt Nam.
3. Hình dáng
- Cấu tạo
* Áo dài từ cổ xuống đến chân
* Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
* Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
* Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
* Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
* Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo --> cổ tay.
* Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
* Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
- Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
- Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…
- Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm…
- Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm…
4. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế
- Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…
- Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
5. Tương lai của tà áo dài
III. Kết bài

Cảm nghĩ về tà áo dài, ...
 

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
MB:
– Nón lá là biểu tượng gắn liền với dân tộc Việt Nam.
– Chứa đựng trong những nan vành của nón lá là cả cội nguồn của đất mẹ quê cha.
TB:
– Cách đây khoảng ba nghìn năm, nón lá đã được khắc trên thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Ngọc Lũ.
– Nón lá ban đầu gắn liền với đời sống nông nghiệp như một phương tiện của người dân trên xứ sở nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều. Người ta đội nón đi cày, bừa, cấy gặt. Người ta đội nón đi chợ sớm chiều, đi hội hè tế lễ…
– Người Việt từ nông thôn cho tới thành thị đều dùng nón lá nhưng ít ai để ý nón lá có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu.
– Nón lá tuy giản dị nhưng nghệ thuật làm nón cần phải khéo tay. Với cây mác sắt, người ta chuốt từng sợi tre thành mười sáu nan vành công phu, sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy.
– Bên cạnh vành nón, lá sẽ góp phần làm nên chiếc nón đẹp. Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho thẳng và láng.
– Cách làm nón: Người ta dùng cái khung hình như kim tự tháp, có sáu cây sườn chính, khoảng cách giống nhau để gài mười sáu cây vành tròn lớn nhỏ khác nhau lên khung. Nón thường chỉ mười sáu vành tròn làm bằng tre cột vót đều nhau nối lại.
– Đời sống văn minh phát triển nhưng nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó. Sự không thay đổi ấy ngoài việc làm nên bản sắc dân tộc còn xây dựng cho biết bao mối tình chung thủy của đôi lứa với quê hương.
KB:
– Chiếc nón lá bình dị góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của người Việt Nam.
– Đi qua những năm tháng, đi qua những thăng trầm cuộc sống, nón lá mãi là nghĩa tình, chứa đựng những giá trị hữu hình lẫn vô hình mấy ngàn năm của dân tộc.
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
Gợi ý: Giới thiệu về chiếc bánh chưng:
1, Mở bài:
-Dẫn, giới thiệu về chiếc bánh chưng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
2, Thân bài:
-Nguồn gốc: đời Hùng Vương thứ sáu, do Hoàng tử Lang Liêu sáng tạo nên, nước Văn Lang( Việt cổ)
-Đặc điểm, cấu tạo:
+Bánh hình vuông, màu xanh của lá dong.
+Vỏ bánh làm bằng gạo nếp, bên trong là nhân có thịt mỡ, đỗ xanh,....
-Cách làm bánh:
+Khâu chuẩn bị.
+Khâu gói bánh.
+Khâu luộc bánh.
-Vai trò, ý nghĩa của bánh chưng.
-Cách bảo quản, thưởng thức.
3, Kết bài:
-Cảm nghĩ của em về chiếc bánh chưng.
Chúc em học tốt!
 
Top Bottom