Văn Văn thuyết minh

thuongloan1697

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng tám 2017
217
248
76
Kiên Giang

hoangthianhthu1710

Ngày hè của em
Thành viên
22 Tháng sáu 2017
1,583
5,096
629
Nghệ An
THPT Bắc Yên Thành
Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Chiếc nón lá Việt Nam là một công cụ che nắng, che mưa, làm quạt, khi còn để che giấu gương mặt, nụ cười hay tạo thêm nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

Vật liệu để làm nên cái nón là lá cọ, chỉ tơ, móc, tre làm khung. Nón lá có cấu tạo đơn giản nhưng cũng đòi hỏi một sự khéo léo của người thợ. Nón có hình chóp đều, thành được bao bọc bởi những chiếc vành uốn quanh thành nhiều lớp. Vành nón làm bằng tre, vót tròn như bộ khung nâng đỡ cái hình hài duyên dáng của nón. Ở phần đáy nón có một chiếc vành uốn quanh, cứng cáp hơn những chiếc vanh nón ở trên. Vanh nón, vành nón cứng hay giòn sẽ quyết định đến độ cứng cáp, bền lâu của chiếc nón.

Nhưng bộ phận quan trọng nhất của chiếc nón lại là hai lớp lá cọ - vật liệu chính để hình thành nên một chiếc nón. Lá cọ phải là lá non, phơi thật trắng. Lót giữa hai lớp lá cọ là lớp mo nang làm cốt, được phơi khô, lấy từ mo tre, mo nứa. Tất cả các vật liệu làm nên nón đều phải không thấm nước, dễ róc nước để chống chịu với những cơn mưa vùi dập, những ngày nắng oi ả thất thường.

Để tăng thêm nét duyên dáng, đồng thời giữ chặt nón vào đầu người đeo, người ta làm ra chiếc quai bằng lụa mềm gắn cùng hai chiếc nhôi đính vào mặt trong của chiếc nón. Nhôi nón được đan bằng những sợi chỉ tơ bền, đẹp. Người ta cũng có thể trang trí những hoa văn đậm nét dân tộc vào bên trong chiếc nón hoặc quét một lớp quang dầu thông bóng bẩy lên mặt ngoài chiếc nón.

Quy trình làm nón không khó lắm: trước hết, phơi lá nón (lá cọ non) ra trời nắng cho thật trắng, để rải trên nền đất cho mềm, rồi rẽ cho lá rộng bản. Sau đó, là lá trên một vật nung nóng cho phẳng. Vanh nón được vuốt tròn đều đặn. Việc cuối cùng là thắt và khâu khi lá đã đặt lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nón khâu xong có thể hơ trên hơi lửa cho thêm trắng và tránh bị mốc. Quy trình làm nón là vậy. Nói là: không khó lắm, nhưng thực ra đó là những tinh hoa, những đúc kết bao đời nay của nghệ thuật làm nón.

Ở Việt Nam, có nhiều vùng nổi tiếng về nghề làm nón: nón làng Chuông (Hà Tây cũ) vừa bền vừa đẹp; ở Huế có nón bài thơ thanh mảnh nhẹ nhàng; nón Quảng Bình, Nam Định cũng có những nét đẹp riêng.

Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nó che mưa, che nắng, là một món quà kỷ niệm đầy ý vị độc đáo, sâu sắc. Nó làm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong các dịp hội hè. Còn gì đẹp hơn một người thiếu nữ mặc chiếc áo dài thướt tha, đội chiếc nón lá, bước đi uyển chuyển trong bài múa nón.

Chiếc nón đã thực sự trở thành một biểu tượng sinh động của người phụ nữ Việt dịu dàng, nết na, duyên dáng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón đã không còn vị trí, vai trò như trước. Những chiếc mũ xinh xinh, những bộ quần áo mưa sang trọng đã thay dần chiếc nón bình dị xưa. Nhưng trong ý thức mỗi người dân Việt, hình ảnh chiếc nón cùng những nỗi nhọc nhằn, những mũi chỉ khâu tinh tế sẽ mãi mãi trường tồn vĩnh cửu. Nó mãi mãi là một nét đẹp trong nền văn hoá độc đáo của đất nước Việt Nam tươi đẹp.


Nguồn:gg
 

DS Trang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
772
973
159
23
Bắc Ninh
K
Đôi dép lốp còn mang một cái tên khác: đôi dép Bình - Trị - Thiên. Đôi dép lốp là một trong những thứ quân trang quan trọng của anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, là vật dụng cần thiết trong cuộc sống của công nông.

Ai là người đầu tiên đã sáng tạo ra đôi dép lốp thô sơ, bình dị và tiện lợi này Đế dép được cắt ra từ chiếc lốp ô tô đã tàng, đã hỏng. Quai dép dược cát ra từ chiếc săm lốp; phần lớn là màu đen, chiều dài tuỳ theo khổ chân to hay nhỏ; mỗi chiếc dép rộng bản độ l,5cm Mỗi chiếc dép có bốn quai. Quai dép dược luồn qua đế bằng những lỗ đục; nhờ tính đàn hồi của cao su mà các quai dép được cố định, được giữ chặt lại. Người đi dép lốp bao giờ cũng có một cái dip bằng sắt hay bằng tre để luồn quai dép. Chẳng tốn kém gì mà lại được việc, thật tài tình.

Người đi dép lốp có thể băng đèo, lội suối, hai ba năm mà đế dép chỉ lì ra, trơ ra; có thế chỉ phải thay quai dép mà thôi. Dép lốp sau khi thay quai lại bén, lại chắc như trước, tha hồ hành quân, tha hồ cuốc bộ.

Thời chống Mĩ, anh chiến sĩ Giải phóng quân được trang bị tăng, võng, mũ tai bèo, đôi dép lốp - loại dép đúc rất đẹp rất bền, dùng hai ba năm cũng không phải thay quai. Ông ngoại của em hiện còn giữ lại đôi dép -lốp đúc, hầu như còn nguyên vẹn. Ông dặn con cháu: “Nhớ bỏ vào quan tài khi ông về lão để ông có cái mà gặp Diêm Vương”.

Bác Hồ lúc sống và hoạt động ở chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến, sống ở ngôi nhà sàn giữa Thủ đô Hà Nội, Bác vẫn đi đôi dép cao su. Một số văn, nhà thơ đã nói về đôi dép ấy. Đến thăm Bảo tàng cách mạng, khách tham quan còn nhìn thấy đôi dép cũ để trong tủ kính cùng với bao vật dụng khác của Người:

"Còn đôi dép cũ, mòn quai gót,

Bác vần thường đi giữa thế gian".

(Theo chân Bác - Tố Hữu)

Đôi dép lốp đã đi vào lịch sử. Ngày nay, bộ đội, cán bộ, nhân dân ta chỉ đi giầy đi dép da, dép nhựa. Học sinh đến trường đều đi giầy, đi dép rất sạch sẽ, văn minh.

Những đôi dép lốp mãi mãi là một kỉ vật nhắc nhở các thế hệ trẻ hôm nay nhớ lại một thời gian khổ mà oanh liệt của ông cha đã trải qua để tự hào và sống một cách xứng đáng.
Nguồn : gg
 

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
1.Thuyết minh về cây bút máy
1. Mở bài: Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được.)

2. Thân bài:

* Cấu tạo:

+ Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó.

+ Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần:

Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật).

Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ.

- Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên.

-> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm.

* Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh …

* Tác dụng, cách bảo quản:

- Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ.

- Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòixuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi.

- Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn.

- Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp.

- Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ.

KB: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.

Bài làm:

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!

Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.

Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
 
  • Like
Reactions: thuongloan1697

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
2.Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
Mởbài:

- Nếu ai đã từng đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam hẳn sẽ không quên một vật rất đơn sơ mà giàu ý nghĩa.

- Đó là đôi dép lốp cao su đã gắn bó thân thiết với cán bộ chiến sĩ và cả vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

- Là vật chứng tiêu biểu cho nhân cách và cả một quá trình gian khổ của quân nhân Việt Nam.

Thân bài:

1/ Lịch sử ra đời:

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đầy gian khổ và thiếu thốn ấy mà tình yêu nước và óc sáng tạo của nhân dân ta được phát huy. Chiếc mũ nan lớp vải, áo trấn thủ và đặc biệt là đôi dép được cắt từ lốp và ruột xe ôtô cũ đã qua sử dụng làm hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thật giản dị, gần gũi và thân thương.

2/ Hình dáng, cấu tạo, chất liệu:

- Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường.

- Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm.

- Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua. Điều kì lạ là giữa quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau không bằng bất cứ một thứ keo kết dính nào mà nhờ vào sự giãn nở của cao su.

- Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn.

3/ Nét đặc biệt, công dụng:

- Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ

- Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch.

(So sánh với sự bất tiện khi mang giày: trời nắng thì đổ mồ hôi khó chịu, trời mưa thì ướt sũng dễ sinh các bệnh ngoài da. Đặc biệt điều kiện khó khăn lúc bấy giờ thì khó cung cấp đủ giày cho các chiến sĩ. Dép lốp khắc phục được tất cả các nhược điểm này).

- Dép lốp lại rất bền phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

- Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ.

4/ Bảo quản:

- Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản:

- Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao.

- Đi đường dính bùn đất về nên rửa sạch.

Kết bài:

Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt. Dép lốp đã làm nên vẻ đẹp giản dị, thanh tao của anh bộ đội cụ Hồ với lòng yêu thương đất nước vô bờ. Và cũng chính đôi dép ấy đã góp phần giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược và đôi dép lốp là một chứng nhân lịch sử trong một hành trình dài chống giặc ngoại xâm.
 
  • Like
Reactions: thuongloan1697

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Mở Bài: Nón lá là vật dụng quen thuộc và gần gũi trong đời sống người nông dân Việt Nam. Có thể nói nón lá là vật đội đầu truyền thống, trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.
Thân Bài:
* Khái niệm: Nón lá là vật dụng đội đầu có vai trò che nắng che mưa. Nón được làm từ các loại lá nên được gọi chung là nón lá. Nón lá còn được xem là một trang phục truyền thống của dân tộc ta.
* Chủng loại: Nón lá cũng có nhiều loại. Về loại nguyên liệu có: nón lá dứa, nón lá cọ, nón lá dừa, nón rơm, nón lá chuối… Về kĩ thuật có: nón lá một lớp lá, nón lá nhiều lớp lá, nón lá chéo lớp, nón lá bẻ vành, nón quai thao (nón Bắc), nón bài thơ (nón Huế), nón dấu (nón lính); nón cời; nón gõ; nón lá sen; nón thúng; nón khua (nón quan); nón chảo ,….. Nhưng thông dụng nhất vẫn là nón hình chóp. * Nguồn gốc chiếc nón lá Việt Nam: Nhiều tài liệu khẳng định chiếc nón lá xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỉ 13, đời nhà Trần. Tuy nhiên, hình ảnh nón đội đầu tương tự như nón lá đã thấy xuất hiện trên trống đồng Ngọc Lũ, Trống Đồng Đông Sơn, trên thạp đồng Đào Thịnh từ 2500-3000 năm trước công nguyên. Người Việt cổ từ xưa đã biết lấy lá buộc lại làm vật che mưa, nắng. Từ những kiểu cách thô sơ ban đầu con người đã dần cải tạo làm cho chiếc nón ngày càng bền đẹp và tiện cho chiếc nón ngày càng bền đẹp và tiện lợi hơn. Nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều trang phục đội đầu, chiếc nón lá không còn được ưu chuộng như trước nhưng vẫn còn được các bà các cô ở những miền quê sử dụng hằng ngày.
* Đặc điểm, cấu tạo và cách làm nón lá Việt Nam:
– Hình dáng: nón có hình chóp tròn. Một số loại nón có bản và làm phẳng đỉnh
– Màu sắc: thường có màu tráng đục của lá. Tuy nhiên, người ta cũng có thể sơn màu để nón bền và đẹp hơn.
– Kích thước: nón thường có đường kính vành khoảng 50cm, cao 30cm.
– Chất liệu: nón thường được làm từ lá cây như: rơm, lá cót, lá dừa, lá cọ. Phổ biến nhất là nón lá cọ bởi bản lá rộng, dễ làm, dễ đánh bóng và bền đẹp.
* Cấu tạo của chiếc nón gồm: Vành nón, chóp nón, lá nguyên liệu và quai nón. Vành nón được làm từ những thanh tre uốn công thành hình tròn có nhiều kích thước từ to nhất ở vành quai đến nhỏ dần ở chóp. Nguyên liệu lá chọn làm nón được tuyển lựa và xử lí cẩn thận, đảm bảo khô và dai. Lá được chằm vào vành khung bằng dây cướt. Ở vành quai, người ta chằm sẵn hai móc quai. Mỗi một chiếc nón thường sẽ có quai đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa. Quai nón được thắt chặt vào vành vai, khi đội, quai quàng ngang cằm cổ giữ nón không bị lệch hoặc rơi. Để tránh làm nón bị hỏng, ở chóp người ta thường chằm một lớp nilon chống thấm nước. Toàn bộ nón được sơn một lớp dầu bóng hoặc sơn màu chống thấm nước và giúp nón bền đẹp hơn. * Cách làm nón lá Việt Nam: Để làm ra một chiếc nón lá đơn giản, người ta phải trải qua nhiều công đoạn. Trước hết là chuẩn bị nguyên vật liệu gồm: lá cọ đã qua sử lí, vành tre, kim khâu, cước khâu, … Đầu tiên, người ta cố định vành nón từ nhỏ đến lớn trên một cái khung. Sau đó xếp đều đặn lá cọ lên trên và dùng kim khâu khâu từng lá một cho dính chặt vào khung. Thao tác này gọi là chằm khung. Để nón lá đẹp, bền chắc các mũi kim phải đều đặn, lá phải xếp ngay ngắn, phủ kín không hở. Cứ lần lượt làm như thế cho đến khi lá cọ đã phủ hết vành nón là chuyển qua khâu bẻ vành, kết đỉnh. Ở rìa lớn nhất của nón, lá còn dư sẽ được cắt bỏ, sau đó dùng kim khây kết chặt vành lớn và lá cọ sao cho khin khít. Để lá cọ không bị bung lên trong quá trình sử dụng , người thợ đã khéo léo cài một thanh tre mỏng nẹp chặt vành nón. Ở vành thứ 3 - 4 tính từ vành lớn , người thợ kết hai búi chỉ để cột quai nón. Kết đỉnh là se khít đ ỉ nh n ó n kh ô n g đ ể nư ớ c c h ảy v à o. Phần này phía bên trong người ta thường ép thêm một lớp ni - long mỏng chống nước. Các đ ư ờ n g c h ỉ m ỏ n g kh in kh í t nh au làm c h o c h ó p n ó n c ứn g c áp , b ề n c h ặt. Để làm ra một c h iế c n ó n vừ a t inh x ả o , vừ a v ắt m ắt , n g ư ờ i th ợ c ó th ể d ùn g c h ỉ c ư ớ c nh iề u m àu h o ặ c v ẽ lê n n ó n nhữn g h ì nh ảnh s inh đ ộ n g m ô t ả c u ộ c s ố n g đ ồ n g q u ê b ì nh d ị h ay nhữn g h ì nh ảnh h o a lá , c h im c h ó c s an g tr ọ n g , làm c h o c h iế c n ó n th ê m lộ n g lẫy. Để lá b ề n c h ặt h ơ n , đ ô i kh i n g ư ờ i t a c h ằm h a i lớp lá lê n nh au g ọ là n ó n đ ô i. L o ạ i n ó n n ày n ặn g h ơ n , v ành d ày h ơ n n ó n đ ơ n , thư ờ n g d ùn g c h o c á c lễ h ộ i. * Vai trò, ý nghĩa của c h i ế c n ó n l á t r o n g đ ờ i s ố n g n g ư ờ i V i ệ t : Trước hết , n ó n lá c ó v a i tr ò c h e g iữ c h o đ ầu kh o o g n b ị ư ớ t mư a , c h ó i n ắn g , b ả o v ệ p h ần đ ầu trư ớ c m ọ i t á c đ ộ n g c ủ a th iê n nh iê n. B ở i th ế c h iế c n ó n thư ờ n g đ ư ợ c c o n n g ư ờ i s ử d ụn g kh i la o đ ộ n g h àn g n g ày. Chiếc nón còn được sử dụng như mộ t c á i q u ạt làm m át tr ê n nhữn g c h ặn g đ ư ờ n g x a , h ay tr o n g n g ày h è n ó n g nự c. N g ư ờ i n ô n g d ân d ùn g n ó n làm q u ạt xu a đ i n ỗ i m ệ t nh ọ c d ân d ùn g n ó n làm q u ạt xu a đ i n ỗ i m ệ t nh ọ c tr ê n đ ồ n g ru ộ n g. Kh ô n g nhữn g th ế , nh ờ kĩ thu ật g h é p lá t ỉ m ỉ , c h iế c n ó n đ ô i kh i c ò n d ùn g đ ể mú c nư ớ c m à kh ô n g h ề c h ảy. Chiếc nón lá gắn chặt với hình ảnh cá c b à , c á c c ô , c á c th iế u nữ làm t ăn g th ê m v ẻ d uy ê n d án g. Nh ất là kh i c h iế c n ó n lá đ i c ùn g v ớ i c h iế c á o d à i thư ớ t th a t ạ o n ê n m ộ t v ẻ đ ẹ p q uy ế n rũ v ô c ùn g. Đ ó c ũn g là v ẻ đ ẹ p truy ề n th ố n g từ n g àn đ ờ i n ay c ủ a c o n n g ư ờ i V iệ t N am t a. Chiếc nón lá còn đ ư ợ c s ử d ụn g như m ộ t d ụn g c ụ c a mú a , tr an g tr í làm đ ẹ p kh ô n g g ian. H ì nh ảnh c h iế c n ó n c ò n đ i v à o th ơ c a , nh a c , h ọ a v à c á c lo ạ i h ì nh n g h ệ thu ật kh á c tr ở th ành b iể u tư ợ n g c ủ a c á i đ ẹ p v à t âm h ồ n b ì nh d ị , h ồ n h ậu c ủ a c o n n g ư ờ i V iê t N am. * Sử dụng v à b ả o q u ả n n ó n l á : – N ó n lá d ùn g đ ể đ ộ i đ ầu. Kh ô n g n ê n đ ể n ó n v a đ ập m ạnh v ớ i c á c v ật nh ọ n , v ật c ứn g s ẽ làm n ó n b iế n d ạn g , m au h ỏ n g. – Không nên để nón gần lửa nóng hay d ư ớ i ánh n ắn g m ặt tr ờ i lâu n g ày. – Muốn nón lá được bền lâu c h ỉ n ê n đ ộ i kh i tr ờ i n ắn g , tr ánh đ i mư a. S au kh i d ùn g n ê n c ất v à o c h ỗ b ó n g r âm , kh ô n g p h ơ i n g o à i n ắn g s ẽ làm c o n g v ành , lá n ó n g iò n v à ố v àn g làm làm m ất t í nh th ẩm mĩ v à g iảm tu ổ i th ọ c ủ a n ó n. – Thường xuyên lau c hù i , s ử a c hữ a , rút x iế t lạ i c á c đ ư ờ n g kh âu h o ặ c s ơ n p h ế t n ó n đ ể g iữ g ì n n ó n đ ư ợ c lâu b ề n
K ế t B à i : L à m ộ t b iể u tư ợ n g c ủ a n g ư ờ i p hụ nữ V iệ t , c h iế c n ó n lá g ắn liề n v ớ i c ả đ ờ i s ố n g v ật c h ất v à t inh th ần c ủ a c hún g t a. Đ i kh ắp m iề n đ ất nư ớ c , h ì nh ảnh c h iế c n ó n lá v ẫn lu ô n là h ì nh ảnh c hún g t a d ễ b ắt g ặp h ơ n c ả. Đ ó vừ a là n é t đ ẹ p b ì nh d ị , m ộ c m ạ c , d uy ê n d án g c ủ a n g ư ờ i p hụ nữ V iệ t , vừ a là m ộ t b iể u tư ợ n g v ăn h ó a c ủ a m ộ t đ ất nư ớ c tr ọ n g t ì nh tr ọ n g n g hĩ a c ủ a nư ớ c N am t a. Biểu tượng ấy đã góp phần làm nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.
Nguồn :#net
 
  • Like
Reactions: thuongloan1697
Top Bottom