Văn thuyết minh

P

pbd255

Last edited by a moderator:
Q

quyluabn95

1."Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.
 
Q

quyluabn95

2.Dừa (Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.
Nguồn gốc và canh tác

Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.

Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.

Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.

Quả dừa

Quả dừa đang chín trên câyVề mặt thực vật học, dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt.

Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi nó là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà có tên gọi khoa học của dừa. Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột.

Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn. Khi đó nếu uống nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút.


Vị trí gân chính

Dừa được bổ đôi đúng cáchĐể lấy nước của quả dừa cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.). Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước. Do quả dừa có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ quả dừa bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa. Trên quả dừa đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất - như chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc)lắm gọi là cái rựa để bổ dừa.

Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi ... phá hoại. Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thế quả sẽ ít bị hư hại khi rụng. Có một vài trường hợp quả dừa rụng đột ngột và có thể gây thương vong cho người. Đây là chủ đề của bài báo ấn hành năm 1984 và đã được trao giải Ig Nobel năm 2001. Số lượng tử vong do dừa rơi được dùng để so sánh với số lượng các vụ tấn công của cá mập, với kết quả đưa ra là người ta bị chết do dừa rụng nhiều hơn là do bị cá mập tấn công. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ nào cho thấy người ta bị tử vong theo kiểu này. [1] Tuy nhiên, William Wyatt Gill, một nhà truyền giáo của Hiệp hội truyền giáo London (LMS) tới Mangaia đã ghi lại một chuyện trong đó Kaiara, người thiếp yêu của vua Tetui, đã bị chết do một quả dừa non bị rụng. Cây "tội phạm" này đã bị chặt bỏ ngay lập tức. Điều này xảy ra vào khoảng năm 1777, cùng thời gian viếng thăm của thuyền trưởng Cook.


Hoa dừaTại một số khu vực trên thế giới, những con khỉ đã huấn luyện được dùng vào việc hái dừa. Các trường huấn luyện khỉ vẫn tồn tại ở miền nam Thái Lan. Các cuộc thi được tổ chức hàng năm để tìm ra con khỉ hái dừa nhanh nhất.

Tại Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh danh là "xứ dừa". Cây dừa đã trở thành biếu tượng tại đây.
st
 
Q

quyluabn95

3. Nếu đào là hoa tiêu biểu cho Tết trên đất Bắc thì mai tượng trưng cho những ngày Xuân ở miền Nam. Giàu hay nghèo, mọi gia đình đều có một cành mai trong những ngày Tết, nhiều nhà ngoài cội mai già trước sân, bàn thờ ông bà, còn chưng mai trên bàn thờ Phật, phòng khách và ngay cả trên phần mộ tổ tiên ngoài nghĩa trang.

Không rõ trên đất Bắc có mấy loại hoa đào, riêng ở miền Nam có thể phân biệt bốn loại mai, từ khi còn học ở bậc trung học tôi đã được chỉ cho thấy bốn loại hoa này ở Vạn Mai Niên, thành phố Sa Đéc.

1.Mai vàng hay huỳnh mai : Phổ biến nhất, được trồng hay mọc tự nhiên ở rừng còi hoặc rừng thưa. Tên khoa học Ochna integerrina (Lour) Merr (O. Harmandii Lec.), họ Mai cao tới 6 mét, lá dầy, hoa có cuống dài thường trổ vào thời gian Tết, 5-10 cánh vàng mỏng dễ rụng, nhiều tiểu nhuỵ, hoa có thể cho tới 10 trái màu đen hột cứng. Vỏ cây có vị đắng, được dùng làm thuốc khai vị.
Có người gọi mai vàng là Lạp Mai theo giả thuyết mai có nguồn gốc từ xứ Chân Lạp.
Mai vàng còn có tên là Nam Chi, do thông thường trên một cành mai những hoa ở hướng Nam nở trước. Cũng do điển tích trong các loài điểu thú chỉ có Việt Điểu thích đậu trên cành mai, chim khác không chọn cành mai để đậu :

Ngựa Hồ nhớ đất Bắc, nghe hơi gió từ phương Bắc thổi tới thì cất tiếng hí lên ảo não, còn Việt Điểu chỉ đậu cành Nam, câu nầy còn tượng trưng cho lòng ái quốc, cụ Phan Bội Châu dùng làm bút hiệu Phan Sào Nam.

2. Mai Đỏ hay Mai Tứ Quí: Cây nhỏ, thường được trồng làm kiểng do đài đồng trưởng màu đỏ hợp cùng những trái nhỏ nhân cứng màu đen trông đẹp mắt. Tên khoa học Ochna atropurpurea DC.họ Mai. Lá dầy và cứng, bìa có răng, hoa 5 cánh vàng, nhiều tiểu nhuỵ, trổ quanh năm, màu đỏ thường thấy là của lá đài đồng trưởng, không phải là cánh hoa.

3. Mai trắng hay Bạch Mai: Cao tới 25 mét, thân thẳng, vỏ cây có màu hơi đỏ khi bị tróc, thường được trồng. Tên khoa học Ochrocarpus siamensis T. Anders Var. odoratisimus Pierre (?) cùng họ với cây mù u, khác với mai vàng và mai đỏ đẹp do sắc nhưng không hương, hoa bạch mai có 4 cánh trắng nhỏ rất thơm, nhiều tiểu nhuỵ, trái có một hột cứng.

4. Mai Chiếu Thuỷ: Cây nhỏ được trồng làm kiểng do cho lá đẹp và hoa thơm. Tên khoa học Wrightia religiosa (Teisjm & Binn.) Hook., không có họ hàng với ba loài mai kể trên, cùng họ với cây Trước Đào. Lá mỏng hai mặt cùng lợt màu, hoa nhỏ với 5 cánh trắng, cuống hoa dài xụ xuống.

Ngoài bốn loại mai vừa kể thường được thấy ở miền Nam và miền Trung, theo sách vở, đất Bắc có một giống mai khác gọi là mai bắc, giống cây đào, cây mận thuộc họ hường, tên khoa học Prunus sp (có người gọi là Cây Mơ hay Hạnh Mai dùng làm ô mai). Mai bắc lại có nhiều loại: Giang mai, thường gặp ở bờ sông; Lãnh mai, mọc trên núi; Giả mai, gặp ở đồng bằng và Cung mai, được trồng ở ngự viên hay cung điện của ông hoàng bà chúa.

Trung Hoa có nhiều mai bắc, họ hàng với mai miền Bắc Việt Nam. Những nơi có mai bắc được truyền tụng ở Trung Hoa là: Thượng Mai Sơn và Hạ Mai Sơn thuộc huyện An Hòa tỉnh Hồ Nam, Mai Sơn Trang phía đông huyện Lô Giang tỉnh An Huy và Mai Hoa Lãnh thuộc huyện Giang Tô tỉnh Giang Đô.

Thế nào là một cành mai đẹp? Thông thường người mua mai chọn những cành cong queo, có nhánh gọi là mai gầy hơn những cành suôn đuột. Tuy nhiên, một cành mai "đẹp" toàn diện phải hội đủ các yếu tố sau đây: có cành Văn lẫn Võ (nhánh ngang, nhánh đứng) tượng trưng cho sự phối hợp cương nhu, cành Quân lẫn cành Thần (ngắn, dài) biểu hiệu cho nghi lễ, cành Phụ lẫn cành Tử (lớn, nhỏ ) của tình cha con, hoa phải lưỡng phái, nghĩa là có nhụy đực lẫn nhuỵ cái nói lên sự cao quí của nghĩa phu thê. Người biết chơi hoa mai mua những nhánh có hoa còn phong nhụy, ước lượng đến mùng một, mùng hai Tết thì hoa nở rộ, tay mơ mua hoa nở, tới Tết hoa rụng hết chỉ còn trơ trọi cành.

Mua về đến nhà, cành mai được đốt gốc trước khi cắm vô bình, có người bỏ thuốc Aspirine trong nước để giữ cho hoa nở đều, lâu tàn, lâu rụng. Mai tứ quí, mai trắng, mai chiếu thuỷ nằm ở khu bán cây kiểng, có năm thấy bán, năm không, ba loại này thường trồng trong chậu sành. Mai trắng giá rất cao do hiếm và được uốn cong, cắt tỉa theo hình điểu thú hoặc nuôi dưỡng theo lối bonsai Nhật Bản, mai tứ quí và mai chiếu thuỷ thường là nguyên dạng.

Mai vàng được trồng từng cây một ở miền Tây, nhưng mọc hoang ở rừng thưa, rừng còi ở miền Đông Nam phần và Nam Trung phần: Thủ Đức, Biên Hòa, Long Khánh, La Ngà, Khánh Hòa, Đi,h Quán, Túc Trưng, Phan Thiết... là những nơi có rừng mai.

Do thiên nhiên ưu đãi, cách chơi mai của dân miền Đông bảnh hơn người Sài Gòn. Vào trung tuần tháng chạp họ vào rừng, chọn những cành mai tuyệt đẹp, cưa lấy, vác về nhà mà không cần xin phép ai. Đoạn họ lặt hết lá, nhúm lửa thui chỗ vết cắt rồi liệng vô một góc nhà. Hăm ba Tết, sau khi đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng, họ lôi những cành mai khô héo, tưởng như đã chết ấy ra, cắm vào bình hoa tráng men màu tím hay màu da cam sản xuất từ lò gốm Biên Hòa, đổ nước vô. Mười năm như một, chỉ vài ngày sau nụ hoa lú ra, lớn dần, rồi hoa nở thật đều vào những ngày ba mươi, mùng một, mùng hai Tết.
st
 
Q

quyluabn95

4. Trong chúng ta, chắc chẳng có ai không biết đến mèo, loài vật đáng yêu được nuôi rộng rãi trong gia đình. Nhưng các bạn có chắc là mình hiểu rõ về loài mèo chưa ? Nếu chưa, mời các bạn cùng tôi đến trò chuyện với chị mèo Thông Thái đằng kia.

Sau khi chào tôi, chị mèo hào hứng kể rằng họ mèo nhà chị có nguồn gốc từ mèo rừng. Mèo bắt đầu được thuần hóa và nuôi ở Ai Cập sau đó lan nhanh sang châu Âu và các khu vực khác trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, mèo bắt đầu được nuôi từ khoảng hai nghìn năm trước đây.

Quả đúng như chị mèo Thông Thái nói, họ nhà chị ai ai cũng có vẻ ngoài nhanh nhẹn, tràn đầy sức sống. Đầu mèo tròn, nhỏ và ở phía trước hơi nhô ra, đó là mõm mèo. Trông mèo nhỏ bé thế nhưng hàm răng nó lại có tới ba mươi chiếc. Trong số này, ngoài bốn chiếc răng nanh sắc nhọn thì hầu hết đều nhỏ xíu. Kỳ lạ nhất là đôi mắt mèo, đôi mắt trong veo như hai hòn bi ve. Đồng tử mèo có khả năng co dãn cực tốt. Ban ngày, đồng tử thu nhỏ đến đêm mới dãn ra. Thế là mèo ta có thể nhìn rõ trong đêm tối. Thân hình nhỏ bé của mèo được nâng đỡ bởi bốn chân chắc khỏe. Vì nằm trong nhóm động vật bậc thấp nên mèo vẫn có một cái đuôi dài. Mỗi chân mèo đều có bốn ngón, dưới những ngón chân có vuốt cực sắc này là đệm thịt giúp mèo đi lại nhẹ nhàng.

Chắc chẳng có em bé nào mà lại không biết đến câu hát : “Meo meo meo, rửa mặt như mèo...” hay “mèo con ra bể nước, bàn chân nó vuốt vuốt, xoa mấy sợi râu cước...”. Hình ảnh chú mèo liếm láp lòng bàn chân trước bên phải của mình cho thật sạch rồi lấy chính chân đó cọ cọ vào mặt mình đã khắc sâu vào tâm trí trẻ thơ. Một tập tính nữa mà ai cũng biết ở mèo đấy là bắt chuột. Bọn chuột xấu xí chuyên đi ăn vụng mỗi khi nghe thấy tiếng “meo meo” của mèo là hồn vía chạy đi đâu hết cả, chỉ còn biết bạt mạng chạy. Cộng thêm với đôi râu và đôi tai nhạy như ra đa mà trời đã ban cho, mèo lại càng bắt được nhiều chuột.

Nghe chị mèo nói đến đây, tôi đã thấy khoái loài mèo lắm rồi, bèn giục : “Chị ơi, chị kể cho em nghe về sự sinh trưởng của mèo đi”. Chị mèo mỉm cười rồi tiếp : “Mèo con được một tháng tuổi đã được mẹ dạy cho những kỹ năng bắt chuột cơ bản như chạy, nhảy, rình mồi, vồ mồi. Trong thời kỳ này, mèo mẹ sẽ dẫn mèo con đi quanh nhà để chúng “tìm hiểu” mọi thứ. Lớn hơn một chút, khoảng từ bốn đến năm tháng tuổi là có thể tự săn mồi. Mèo từ mười đến mười hai tháng tuổi là có thể sinh sản được. Lúc này, mèo cái có bộ lông mới mượt hơn, dày hơn bình thường. Cơ thể mèo lúc này phát ra một mùi đặc biệt và có tiếng kêu khác thường để hấp dẫn các chàng mèo đực. Sau khi giao phối, mèo cái lại sống đơn độc như trước và tự nuôi con. Mỗi lứa, mèo mẹ đẻ khoảng hai đến sáu con. Mèo con mới đẻ mắt nhắm nghiền, khoảng một tuần sau mới mở mắt”.

Rồi chị đố chúng tôi kể được tên thật nhiều loài mèo. Hừm, để xem nào. Mèo mun lông đen tuyền từ đầu tới gót này. Mèo mướp với bộ lông xám tro, mèo vàng lông vàng óng nữa. Có lẽ giống mèo đông đúc nhất, được nuôi phổ biến nhất là mèo tam thể. Loài này lông có màu đen, vàng, trắng pha lẫn với nhau. Nghe chúng tôi kể, chị gật gù : “Họ nhà người cũng am hiểu về họ nhà mèo ghê”.

Chị còn kể cho chúng tôi về nỗi kinh hoàng của họ nhà chị. Xưa, người ta dùng ruột mèo để căng dây vợt tennis (Nói đến đây, mặt chị hơi nhăn lại). Và bây giờ người ta còn ăn thịt mèo nữa. Nghe đâu, Chính phủ đã cấm bán và ăn thịt mèo. Song mấy người bạn chị bảo ở dưới Thái Bình, số quán nhậu “tiểu hổ” vẫn ở mức hàng trăm. Và cứ mỗi ngày, lại có hơn một ngàn anh chị em cô bác mèo “ra đi” tại đây. Chị lắc đầu “Cứ đà này, chẳng mấy chốc, bọn chuột dưới đó lại nổi loạn cho xem”. Vì mèo là “khắc tinh” của chuột mà.

Các bạn có muốn góp tay ngăn chặn nạn chuột không ? Hãy nuôi một chú mèo trong nhà nhé. Theo kinh nghiệm của chị mèo Thông Thái thì mèo con dưới hai tháng tuổi nên cho ở với mẹ. Khi lớn lên thì cho tập ăn cơm trộn cá, trộn thịt hoặc thậm chí cả rau nữa. Mèo là loại động vật có xuất xứ từ sa mạc nên rất ưa hơi ấm. Chính vì thế nên mèo rất hay trườn mình cọ vào chân người. Lúc đó, bạn hãy ôm mèo vào lòng, ủ ấm cho nó hoặc mang nó ra nắng sưởi ấm nhé ! Thấy chưa, mèo ta đã lim dim đôi mắt và grừ grừ khoan khoái rồi kìa. Mèo cũng rất thích chơi với các em bé từ bốn tuổi trở lên. Đây là thời kỳ hình thành nhân cách của các em nên nếu trong gia đình nuôi một chú mèo thì trẻ nhỏ sẽ sớm biết yêu động vật. Thật đáng tiếc nếu bạn bị dị ứng với lông mèo vì khi đó bạn chỉ có thể ngắm nó từ xa chứ đừng nuôi mà cũng đừng âu yếm vuốt ve nó. À, các bạn nhớ đem mèo đi tiêm phòng mỗi năm một lần và thường xuyên tắm hoặc bắt rận cho mèo nhé. Để mèo luôn khỏe mạnh và sạch sẽ mà.

Ối, vì trời nắng ấm quá nên chị mèo Thông Thái đã ngủ quên mất rồi. Thôi, chúng ta sẽ để yên cho chị ấy ngủ nhé. Tôi chắc rằng lần sau chị ấy sẽ kể cho chúng ta rất nhiều chuyện thú vị về loài mèo đấy. Vì loài mèo là bạn tốt của con người mà ! Tạm biệt !
st
 
Q

quyluabn95

Mong những tư liệu mình sưu tầm trên đây sẽ giúp bạn hoàn thành bài kiểm tra tốt!~^.^~ Good luck!
 
L

lu_ku_ngu_ngoc

Hướng dương là một loài thực vật chỉ sống một năm thuộc họ Asteraceae với bông hoa lớn . Thân cây hướng dương có thể cao tới 3 mét, với đường kính bông hoa là 30cm. Hoa hướng dương là loài hoa biểu tượng của Kansas và là một trong các loài hoa biểu tượng của thành phố Kitakyushu, Nhật.

Hướng dương là loài cây có từ châu Mỹ, và đã được con người nuôi trồng vào khoảng năm 1000 TCN. Francisco Pizarro đã phát hiện những người dân Inca có sự sùng bái hoa hướng dương giống như hình ảnh thần Mặt Trời của họ, và những hình ảnh màu vàng kim của bông hoa cũng giống như những hạt giống đã được mang về châu Âu từ trước thế kỷ 16. Từ Helianthus để chỉ hoa hướng dương có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp.
*Hình dạng:

Từ hướng dương cũng được sử dụng để nói về tất cả các loài thực vật thuộc chi Helianthus, rất nhiều trong số đó là thực vật sống lâu năm.
Cái gọi là bông hoa này trên thực tế là một cụm hoa dạng đầu, bao gồm những bông hoa con (chiếc hoa) tập hợp cùng nhau. Ở vòng ngoài, những bông hoa con gọi là chiếc hoa tỏa tia. Chúng có thể có màu vàng, nâu sẫm, da cam hoặc các màu khác. Những bông hoa con này không có khả năng sinh sản. Các bông hoa con nối thành một vòng tròn ở bên trong các chiếc hoa toả tia được gọi là chiếc hoa dạng đĩa.
Các chiếc hoa trong cụm này được sắp xếp theo kiểu xoắn ốc. Thông thường mỗi chiếc hoa hướng về phía chiếc tiếp theo theo một góc xấp xỉ bằng góc vàng, tạo ra một kiểu các vòng xoắn nối liền với nhau, trong đó số các vòng xoắn trái và số các vòng xoắn phải là các số kế tiếp trong dãy Fibonacci, điển hình là 34 vòng xoắn theo một hướng và 55 theo hướng kia; trên một bông hoa hướng dương rất to người ta có thể thấy 89 vòng xoắn theo một hướng và 144 theo hướng kia.
Những bông hoa dạng đĩa khi trưởng thành phát triển thành những cái mà người ta gọi là "hạt hướng dương". Tuy nhiên, các "hạt" đó thực sự là một loại quả (quả bế) của loài cây này, với những hạt thật sự nằm bên trong lớp vỏ không ăn được.
*Tính hướng dương

Những bông hoa đang ở giai đoạn nụ, chưa trưởng thành thì biểu lộ tập tính hướng dương (hướng theo Mặt Trời) của loài cây này. Khi mặt trời mọc vào buổi sáng, phần lớn hoa hướng về phía đông. Theo hành trình của một ngày, vào những ngày nhiều nắng, các nụ hoa theo hành trình của Mặt Trời di chuyển từ đông sang tây, thời gian buổi đêm nó lại trở về hướng đông. Sự vận động thực hiện bằng những tế bào vận động trong thân, một đoạn mềm dẻo của cuống ở vị trí thấp hơn nụ hoa. Khi giai đoạn chồi kết thúc thì cuống hoa bị cứng lại, và khi hoa nở thì nó không còn tính hướng dương nữa, cho dù nhiều bông hoa quay về hướng đông.
Hướng dương hoang dã không quay theo hướng mặt trời. Cụm hoa đầu của nó hướng về bất cứ hướng nào khi trưởng thành. Nhưng những chiếc lá có biểu lộ một số tính hướng dương.


Hoa hướng dương có một màu vàng rực rỡ
*Cách trồng và sử dụng

Để phát triển tốt, hoa hướng dương cần đầy đủ ánh mặt trời. Chúng phát triển tốt nhất ở nơi đất phì nhiêu, ẩm ướt. Hạt giống nên trồng cách nhau 45 cm và gieo hạt sâu 2,5 cm .
Hạt hướng dương được bán như những loại thức ăn nhanh, đặc biệt là tại Trung Quốc, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, châu Âu, và làm thức ăn cho chim. Những hạt đó cũng được sử dụng để nấu ăn và làm sa lát. Dầu hướng dương, được chiết xuất từ hạt hướng dương, được sử dụng làm dầu ăn (nhưng nó không tốt cho tim mạch như dầu ô liu), và thường được chế biến thành diesel sinh học, chi phí sản xuất dầu hướng dương rẻ hơn dầu ô liu. Phần còn lại của hạt đã được chế biến thành dầu có thể làm thức ăn cho vật nuôi, gia súc. Một số giống gần đây đã được tạo ra với cụm hoa đầu rủ xuống. Các giống đó ít hấp dẫn những người trồng hướng dương làm cây cảnh, nhưng hấp dẫn những người nông dân, bởi vì chúng làm giảm bớt sự phá hại của các loài chim và thiệt hại từ các loại bệnh đối với cây trồng. Hiện nay cũng có những giống hướng dương mới là dạng chuyển đổi gen, vì vậy chúng có sức kháng cự đối với các loại bệnh. Từ cây hướng dương còn sản xuất ra nhựa mủ (latex) và nó là loài cây của các thử nghiệm để cải thiện sự thích hợp của chúng trong vai trò của loại cây thay thế trong sản xuất cao su ít dị ứng.
*Ý nghĩa của loài hoa hướng dương:
b hướng dương là loài hoa biểu tượng cho niềm tin và hi vọng.
 
K

kally_05

Đề 4)

Trong chúng ta, chắc chẳng có ai không biết đến mèo, loài vật đáng yêu được nuôi rộng rãi trong gia đình. Nhưng các bạn có chắc là mình hiểu rõ về loài mèo chưa ? Nếu chưa, mời các bạn cùng tôi đến trò chuyện với chị mèo Thông Thái đằng kia.

Sau khi chào tôi, chị mèo hào hứng kể rằng họ mèo nhà chị có nguồn gốc từ mèo rừng. Mèo bắt đầu được thuần hóa và nuôi ở Ai Cập sau đó lan nhanh sang châu Âu và các khu vực khác trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, mèo bắt đầu được nuôi từ khoảng hai nghìn năm trước đây.

Quả đúng như chị mèo Thông Thái nói, họ nhà chị ai ai cũng có vẻ ngoài nhanh nhẹn, tràn đầy sức sống. Đầu mèo tròn, nhỏ và ở phía trước hơi nhô ra, đó là mõm mèo. Trông mèo nhỏ bé thế nhưng hàm răng nó lại có tới ba mươi chiếc. Trong số này, ngoài bốn chiếc răng nanh sắc nhọn thì hầu hết đều nhỏ xíu. Kỳ lạ nhất là đôi mắt mèo, đôi mắt trong veo như hai hòn bi ve. Đồng tử mèo có khả năng co dãn cực tốt. Ban ngày, đồng tử thu nhỏ đến đêm mới dãn ra. Thế là mèo ta có thể nhìn rõ trong đêm tối. Thân hình nhỏ bé của mèo được nâng đỡ bởi bốn chân chắc khỏe. Vì nằm trong nhóm động vật bậc thấp nên mèo vẫn có một cái đuôi dài. Mỗi chân mèo đều có bốn ngón, dưới những ngón chân có vuốt cực sắc này là đệm thịt giúp mèo đi lại nhẹ nhàng.

Chắc chẳng có em bé nào mà lại không biết đến câu hát : “Meo meo meo, rửa mặt như mèo...” hay “mèo con ra bể nước, bàn chân nó vuốt vuốt, xoa mấy sợi râu cước...”. Hình ảnh chú mèo liếm láp lòng bàn chân trước bên phải của mình cho thật sạch rồi lấy chính chân đó cọ cọ vào mặt mình đã khắc sâu vào tâm trí trẻ thơ. Một tập tính nữa mà ai cũng biết ở mèo đấy là bắt chuột. Bọn chuột xấu xí chuyên đi ăn vụng mỗi khi nghe thấy tiếng “meo meo” của mèo là hồn vía chạy đi đâu hết cả, chỉ còn biết bạt mạng chạy. Cộng thêm với đôi râu và đôi tai nhạy như ra đa mà trời đã ban cho, mèo lại càng bắt được nhiều chuột.

Nghe chị mèo nói đến đây, tôi đã thấy khoái loài mèo lắm rồi, bèn giục : “Chị ơi, chị kể cho em nghe về sự sinh trưởng của mèo đi”. Chị mèo mỉm cười rồi tiếp : “Mèo con được một tháng tuổi đã được mẹ dạy cho những kỹ năng bắt chuột cơ bản như chạy, nhảy, rình mồi, vồ mồi. Trong thời kỳ này, mèo mẹ sẽ dẫn mèo con đi quanh nhà để chúng “tìm hiểu” mọi thứ. Lớn hơn một chút, khoảng từ bốn đến năm tháng tuổi là có thể tự săn mồi. Mèo từ mười đến mười hai tháng tuổi là có thể sinh sản được. Lúc này, mèo cái có bộ lông mới mượt hơn, dày hơn bình thường. Cơ thể mèo lúc này phát ra một mùi đặc biệt và có tiếng kêu khác thường để hấp dẫn các chàng mèo đực. Sau khi giao phối, mèo cái lại sống đơn độc như trước và tự nuôi con. Mỗi lứa, mèo mẹ đẻ khoảng hai đến sáu con. Mèo con mới đẻ mắt nhắm nghiền, khoảng một tuần sau mới mở mắt”.

Rồi chị đố chúng tôi kể được tên thật nhiều loài mèo. Hừm, để xem nào. Mèo mun lông đen tuyền từ đầu tới gót này. Mèo mướp với bộ lông xám tro, mèo vàng lông vàng óng nữa. Có lẽ giống mèo đông đúc nhất, được nuôi phổ biến nhất là mèo tam thể. Loài này lông có màu đen, vàng, trắng pha lẫn với nhau. Nghe chúng tôi kể, chị gật gù : “Họ nhà người cũng am hiểu về họ nhà mèo ghê”.

Chị còn kể cho chúng tôi về nỗi kinh hoàng của họ nhà chị. Xưa, người ta dùng ruột mèo để căng dây vợt tennis (Nói đến đây, mặt chị hơi nhăn lại). Và bây giờ người ta còn ăn thịt mèo nữa. Nghe đâu, Chính phủ đã cấm bán và ăn thịt mèo. Song mấy người bạn chị bảo ở dưới Thái Bình, số quán nhậu “tiểu hổ” vẫn ở mức hàng trăm. Và cứ mỗi ngày, lại có hơn một ngàn anh chị em cô bác mèo “ra đi” tại đây. Chị lắc đầu “Cứ đà này, chẳng mấy chốc, bọn chuột dưới đó lại nổi loạn cho xem”. Vì mèo là “khắc tinh” của chuột mà.

Các bạn có muốn góp tay ngăn chặn nạn chuột không ? Hãy nuôi một chú mèo trong nhà nhé. Theo kinh nghiệm của chị mèo Thông Thái thì mèo con dưới hai tháng tuổi nên cho ở với mẹ. Khi lớn lên thì cho tập ăn cơm trộn cá, trộn thịt hoặc thậm chí cả rau nữa. Mèo là loại động vật có xuất xứ từ sa mạc nên rất ưa hơi ấm. Chính vì thế nên mèo rất hay trườn mình cọ vào chân người. Lúc đó, bạn hãy ôm mèo vào lòng, ủ ấm cho nó hoặc mang nó ra nắng sưởi ấm nhé ! Thấy chưa, mèo ta đã lim dim đôi mắt và grừ grừ khoan khoái rồi kìa. Mèo cũng rất thích chơi với các em bé từ bốn tuổi trở lên. Đây là thời kỳ hình thành nhân cách của các em nên nếu trong gia đình nuôi một chú mèo thì trẻ nhỏ sẽ sớm biết yêu động vật. Thật đáng tiếc nếu bạn bị dị ứng với lông mèo vì khi đó bạn chỉ có thể ngắm nó từ xa chứ đừng nuôi mà cũng đừng âu yếm vuốt ve nó. À, các bạn nhớ đem mèo đi tiêm phòng mỗi năm một lần và thường xuyên tắm hoặc bắt rận cho mèo nhé. Để mèo luôn khỏe mạnh và sạch sẽ mà.

Ối, vì trời nắng ấm quá nên chị mèo Thông Thái đã ngủ quên mất rồi. Thôi, chúng ta sẽ để yên cho chị ấy ngủ nhé. Tôi chắc rằng lần sau chị ấy sẽ kể cho chúng ta rất nhiều chuyện thú vị về loài mèo đấy. Vì loài mèo là bạn tốt của con người mà ! Tạm biệt !
 
V

viokha

bài viết văn 8

:confused:làm ơn các anh chị em giúp mình bài thuyết minh cây ăn quả với, please!

chú ý post đúng box em nhé, box 8 chứ không phải 11.
 
Last edited by a moderator:
V

viokha

thuyết inh cây ăn quả

thuyết minh về một loài cay ăn quả như: cây na, cây xoài, cây chuối:confused:
 
E

em_be_keo_mut

bạn đang nhờ hay là đưa cho mọi người cùng làm vậy?bạn phải nói rõ ra chứ!!!!!!!
 
T

thuyhoa17

Thuyét minh về cây chuối: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=34527

Thuyết minh về những loài cây thì nó có cái mô-típ tương tự nhau, còn về phần nội dung (tức là bản chất và ý nghãi của nó thì khác nhau)
Dàn bài chúng cho đề thuyết minh về 1 làoi cây: <em dựa vào đó và đưa rănhũng tài liệu cụ thể về cây na, cây chuối, và cây xoài)

MB: Giới thiệu khái quát về làoi cây đó.
TB:
- Trồng chủ yếu ở đâu?
- Đặc điểm bên ngàoi:
+ Hình dáng thân, cành, lá....
+ Màu sắc.
+ Các bộ phận khác như: hoa, quả, củ...
+ Đặc điểm nổi bật của cây.
- Đặc điểm bên trong <yếu tố sinh học> của cây:
+ Khi cắt đôi nó ra, thì nó ntn?
+ Những yếu tố sinh học của nó: thuộc họ nào, bộ nào...
...
=> Những yếu tố đó thích nghi với môi trường sống của nó ntn?
- Công dụng của cây?
+ Làm thuốc
+ Thức ăn.
+ Trang trí.
...
- Ý nghĩa của cây đối với văn hóa, và cuộc sống người dân.
- Thực trạng của cây đó hiện nay ntn? Tức là về số lượng có còn nhiều ko?
KB: Tổng kết chung, đưa ra nhận xét và ý kiến của bản thân.

Chúc em làm bài tốt!:)
 
V

viokha

:-SSMình cần các bạn giúp giải chứ dàn ý mình làm cho cô coi cũng chục lần rồi|-)
 
T

tomcangxanh

Dừa (danh pháp khoa học: Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.

Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.
Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.

Về mặt thực vật học, dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt.
Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi nó là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà có tên gọi khoa học của dừa. Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột.
Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn. Khi đó nếu uống nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút.

Để lấy nước của quả dừa cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.). Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước. Do quả dừa có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ quả dừa bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa. Trên quả dừa đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất - như chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc)lắm gọi là cái rựa để bổ dừa.
Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi ... phá hoại. Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thế quả sẽ ít bị hư hại khi rụng. Có một vài trường hợp quả dừa rụng đột ngột và có thể gây thương vong cho người. Đây là chủ đề của bài báo ấn hành năm 1984 và đã được trao giải Ig Nobel năm 2001. Số lượng tử vong do dừa rơi được dùng để so sánh với số lượng các vụ tấn công của cá mập, với kết quả đưa ra là người ta bị chết do dừa rụng nhiều hơn là do bị cá mập tấn công. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ nào cho thấy người ta bị tử vong theo kiểu này

Tuy nhiên, William Wyatt Gill, một nhà truyền giáo của Hiệp hội truyền giáo London (LMS) tới Mangaia đã ghi lại một chuyện trong đó Kaiara, người thiếp yêu của vua Tetui, đã bị chết do một quả dừa non bị rụng. Cây "tội phạm" này đã bị chặt bỏ ngay lập tức. Điều này xảy ra vào khoảng năm 1777, cùng thời gian viếng thăm của thuyền trưởng Cook.

Tại một số khu vực trên thế giới, những con khỉ đã huấn luyện được dùng vào việc hái dừa. Các trường huấn luyện khỉ vẫn tồn tại ở miền nam Thái Lan. Các cuộc thi được tổ chức hàng năm để tìm ra con khỉ hái dừa nhanh nhất.
Tại Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh danh là "xứ dừa". Cây dừa đã trở thành biếu tượng tại đây.

Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể được sử dụng. Dừa còn là loại cây cho quả tương đối nhiều (tới 75 quả mỗi năm); vì thế nó có giá trị kinh tế đáng kể. Tên gọi của dừa trong tiếng Phạn là kalpa vriksha, có thể dịch thành "cây đem lại mọi thứ cần thiết cho cuộc sống". Trong tiếng Mã Lai, dừa được gọi là pokok seribu guna tức là "cây có cả ngàn công dụng". Tại Philippines, nói chung dừa được gọi là "Cây của sự sống".

Công dụng của các phần khác nhau của cây dừa bao gồm:
Phần cùi (cơm) dừa trắng ăn được và được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn. Cơm dừa khô là nguyên liệu sản xuất dầu dừa.
Nước dừa nằm trong khoang bên trong quả dừa có chứa các chất như đường, đạm, chất chống ôxi hóa, các vitamin và khoáng chất, là nguồn cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải đẳng trương tốt cũng như là nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Nước dừa được dùng làm nước giải khát tại nhiều vùng nhiệt đới. Nước dừa là vô trùng khi quả dừa chưa bị bổ ra, và có thể dùng làm dung dịch truyền venNó cũng được dùng để sản xuất món tráng miệng dạng sệt có tên gọi Thạch dừa (nata de coco). Đôi khi, nước dừa khô cũng được cô cạn thành chất có màu nâu đen được gọi là nước màu dừa, dùng làm chất tạo màu cho thức ăn thay cho nước màu được làm từ đường (gluco).
Cây cảnh: Những cây dừa lạ (do biến dị) được trồng làm cảnh, chủ yếu tại Philippines, tại đây nó được gọi là macapuno.
Sữa dừa, ở miền Nam gọi là nước cốt dừa, (chứa khoảng 17% chất béo) được tạo ra từ cơm dừa đã nạo nhỏ hòa với nước nóng hay sữa nóng. Nước cốt dừa là thành phần chủ yếu của các món ăn vùng Đông Nam Á và Việt Nam. Các bã sợi cơm dừa còn lại từ việc sản xuất sữa dừa được dùng làm thức ăn cho gia súc.
Kẹo dừa là món đồ ngọt thông dụng tại Việt Nam, nguyên liệu chính là nước cốt dừa cô đặc pha hương vị lá dứa, Sầu riêng hoặc Sôcôla.
Mứt dừa được làm từ cơm dừa được cắt sợi và sên với đường cát để khô dùng trong ngày tết ở việt Nam.
Kem dừa là lớp chất nổi lên trên khi sữa dừa bị làm lạnh.
Nhựa dừa thu được từ việc rạch các cụm hoa dừa được lên men để sản xuất rượu vang dừa (ở Philippines gọi là tuba).
Gáo dừa khô bổ đôi được dùng làm bộ phận trong một số loại nhạc cụ như gia hồ và bản hồ của Trung Quốc hay đàn gáo của Việt Nam, chúng được đập vào nhau để tạo ra hiệu ứng âm thanh tựa như tiếng vó ngựa. Gáo dừa còn được dùng làm gáo múc nước và là nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ.
Xơ dừa được dùng làm dây thừng, chão, thảm, bàn chải, khảm thuyền cũng như làm vật liệu lèn; nó còn được dùng rộng rãi trong nghề làm vườn để làm chất độn trong phân bón.
Vỏ và xơ dừa có thể làm nguồn nhiên liệu hay để sản xuất than củi. Một loại dừa hiếm tại Nam bộ có xơ dừa tươi cho nước khá ngọt khi nhai, trong khi các loài khác cho vị chát.
Lá là nguồn cung cấp vật liệu làm mái che, làm một số loại giỏ đựng đồ và làm chổi dừa.
Các gân giữa của các lá (chét) có độ cứng thích hợp cho việc làm các que xiên (để nướng thịt chẳng hạn) trong nấu ăn.
Các chồi non trên ngọn cây dừa có thể ăn được và nó đôi khi được thu hái để làm rau ăn (mặc dù kiểu thu hái này sẽ làm chết cây dừa).
Phần bên trong của lá non đang lớn cũng có thể thu hoạch làm tim dừa và nó được coi là một loại đặc sản. Kiểu thu hái này cũng làm chết cây dừa. Tim dừa thường được ăn trong các món rau trộn; các món rau trộn như thế đôi khi được gọi là "salad triệu phú".
Gỗ dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng đặc biệt (nổi tiếng nhất là cung điện Dừa tại Manila). Người Hawaii còn đục rỗng thân cây dừa để làm trống, thùng chứa hay các loại xuồng nhỏ.
Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ. Nó còn được dùng để đánh răng.
Củ hũ dừa là phần lõi trong thân cây dừa, đôi khi cũng được dùng làm món ăn.

 
T

tomcangxanh

*Lợi ích sức khỏe:
Trong nước dừa có gần như toàn bộ dưỡng chất cần cho cơ thể, nhiều vitamin nhóm B và chất khoáng. Hàm lượng kali và magiê trong nước dừa tương tự như dịch tế bào của người nên nó thường được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy, thậm chí làm dịch truyền.
Trẻ bị tiêu chảy được khuyến khích uống nước dừa pha muối. Nước dừa làm đẹp da, đen mượt tóc. Nhân dừa non (mềm như thạch) chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, *** tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết. Polysacharit của nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao phổi.
Nước quả dừa xanh còn non được các nhà khoa học gọi là “nước khoáng thực vật” vì chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể và đường ở dạng dễ tiêu hóa, lượng vitamin C đủ cho nhu cầu 1 ngày. Nước trong trái dừa 6-7 tuần tuổi là ngon và bổ nhất. Nước dừa từng được dùng làm dịch truyền trong Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Việt Nam.
Các nhà khoa học Peru dùng dừa chống sốt rét: Khoét vỏ, đưa thân cây bông vải có tẩm 1 loại vi khuẩn thích ăn ấu trùng của muỗi anophèle vào, đậy kín lại rồi thả vào nước muối 2-3 ngày để vi khuẩn ăn chất dinh dưỡng của dừa mà sinh sôi nảy nở. Đổ nước những quả dừa đó xuống ao hồ, đầm lầy, vi khuẩn sẽ diệt ấu trùng muỗi truyền sốt rét bằng cách ăn no chúng.
Ở Philippines, dừa được xem là món ăn trường xuân (có tên gọi Nata). Nata dừa gồm có nước dừa, đường, giấm và “nước cái” (chứa vi khuẩn giúp lên men). Cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos cho rằng, nhờ ăn hằng ngày món này mà ông trẻ lại như ở tuổi 20. Nata đã trở thành món tráng miệng cao cấp ở Nhật và được xem là có tác dụng ngừa ung thư.
Nước dừa còn có công dụng bảo quản tinh trùng của người và động vật trong trạng thái “sức khỏe dồi dào”, tránh phải đông lạnh gây giảm khả năng thụ tinh.
Các phần khác của cây dừa như vỏ xanh, xơ ở ngoài được dùng rửa vết thương, bỏng, chàm, lở. Vỏ cứng (sọ dừa) đốt thành than cầm tiêu chảy, chống phóng xạ. Cùi non ăn bổ tâm tỳ. Cùi già ép lấy dầu, bó chữa gẫy xương, chế mỹ phẩm. Rễ dừa cầm máu, lợi tiểu và chữa được nhiều chứng bệnh thông thường khác.

*Khía cạnh văn hóa
Dừa được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ tôn giáo của đạo Hindu. Các quả dừa được dâng lên các vị thần, và quả dừa thường được đập ra thành nhiều mảnh trên mặt đất hay trên một vật nào đó như là một phần của lễ khai mạc hay khánh thành một công trình xây dựng, nhà cửa, tàu bè, v.v.
Truyện cổ tích Indonesia về Hainuwele đề cập tới việc đưa cây dừa vào Seram.
Người dân bang Kerala ở miền nam Ấn Độ coi nó là "Quê hương của Dừa" (nalikerathinte nattil).
Tại Mỹ, từ "Coconut" (dừa) đôi khi được dùng như một từ lóng mang tính xúc phạm vừa phải để chỉ những người gốc châu Mỹ La tinh hay Ấn Độ. "Coconut" cũng là từ lóng tại Australia để chỉ những người gốc Tonga hay "Polynesia", nhưng lại không dùng để chỉ người Maori.
Tại Việt Nam, từ "làng dừa" trong một số ngữ cảnh được dùng để chỉ những người kém hiểu biết về lĩnh vực mà họ đang nói tới.
Trái dừa là một trong 5 loại trái trong mâm ngũ quả tiêu biểu tại Việt Nam.
 
V

viokha

:cool:Nhờ tuntun301 past qua cho mình được không? Anh hai mình không cho mình dùng máy nhiều nên lho6ng tiện dùng. Nhờ các bạn vào đọc luôn nhé!:rolleyes:
 
T

thienthannho.97

Thuyết minh về cây xoài:
Cây xoài có tên khoa học là mangifera indicaL.(Anacardiaceae). Cả thế giới gọi là "Vua của loài quả". Cây ăn quả vùng nhiệt đới.
Người ta không biết chính xác nguồn gốc của xoài, nhưng nhiều người tin là chúng có nguồn gốc ở Nam và Đông Nam Á, bao gồm miền đông Ấn Độ, Myanma, Bangladesh.
Cây to cao 15-20m. Lá nguyên, mọc so le, đơn, thuôn dài, nhẵn, bóng dài 15-30cm, rộng 5-7cm. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, thành chùy ở đầu cành. Quả hạch khá to, hạch dẹt, hình thận, cứng trên có những thớ sợi khi nẩy mầm thì hơi mở ra. Hạt có lớp vỏ mỏng, màu nâu, không phôi nhũ, lá mầm không đều.
Thành phần dinh dưỡng: Chứa đường, đạm, cellulose, flavine, acid folic, calci, phosphor, sắt, beta caroten, vitamin B1, B2... Còn có các acid, saponin.
Tác dụng thực dưỡng : Quả có vị ngọt, chua, tính bình, tác dụng lý khí kiện tỳ, trị ho. Hột có vị ngọt, đắng, tính bình, tác dụng hành khí giảm đau. Dùng trị các chứng như miệng khát họng khô, tiểu tiện không thông... Giúp phòng ngừa ung thư kết tràng và bệnh do thiếu chất thô trong thức ăn. Thực nghiệm chứng minh: saponin trong xoài có tác dụng khử đàm trị ho và ngăn ngừa ung thư.
Đặc điểm: Là một trong những loại quả được ưa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao.
Hình dáng: đầu to đầu nhỏ. Hình thuôn dài, khin chín vỏ màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng tươi, cấu trúc thịt chắc, mịn và ít xơ, vị rất ngon và thơm. Các loại xoài : xoài tượng, xoài thơm, xoài cát nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc, xoài Thanh ca, Xoài Hòn, xoài mủ, xoài mút, xoài ăn giòn nguồn gốc từ Thái Lan, Xoài Tứ Quí nguồn gốc Từ Đài loan...
Giá trị dinh dưỡng, các thức sử dụng: Ăn chín, ăn sống với mắm đường, trộn gỏi, muối chua ngọt, làm mứt, làm kẹo, làm sinh tố.
Quả xoài là một thứ quả ngon có giá trị lớn so với nhiều quả khác. Cách thưởng thức thú vị là thái xoài thành từng miếng mỏng ngâm trong rượu vang và đường, thêm ít quế cho thơm. Tuy nhiên, xoài không chỉ là nguồn cung cấp Vitamin C hiệu quả.
Xoài cát Hòa Lộc được trồng tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường nay là ấp Hòa, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, nên được mang tên là xoài cát Hòa Lộc. Đây là vùng đất phù sa ven sông nên giàu chất dinh dưỡng, rất thích hợp cho xoài cát Hòa Lộc sinh trưởng và phát triển
 
L

lenamtrung

lên goole search là cách tốt nhất để viết văn, tìm thì có đến mấy trăm nghìn kết quả cơ, tha hồ mà chọn lọc.
 
S

sam_biba

THUYẾT MINH VỀ CÂY CHUỐI NAK`

1/ Mở bài
Giới thiệu về cây chuối
2/ Thân bài
a) Miêu tả
- Mọc thành bụi, thành rừng, mọc chen chúc
- Thân chúi hình cột dc cấu tạo bởi vô số n~ be hình vòng cung màu trắng xanh.
- Nếu cắt mặt ngang, sẽ thấy vô số ô nhỏ hình mắt cáo như tổ ong -> rỗng -> xốp -> nỗi
- Lớp bẹ ngoài cùng do tác động của nắng gió -> ngả màu nâu > mềm dai như chiếc áo tơi bảo vệ áo thân.
- Lá chuối tập trung hết trê ngọn, tàu lá chuối dài từ 1,5 ->
Mặt lá trên xanh lục đậm, mặt dưới xanh nhạt, chi chít n~ dg` gân song song đều tăm tắp.
- N~ tàu lá vươn ra tứ phía như n~ cánh tay .
- Lá chuối non mới nhú, màu cốm, nõn nà, vươn thẳng như cánh buồm .
- 2-3 tháng, cây chuối trưởng thành sẽ trổ hoa. Bắp chuối hình thoi với nhiều lớp áo màu đỏ tìa, mỗi lớp ôm âp n~ đài hoa bé như ngón tay mà su này trổ thành n~ nãi chuối.
- 1 buồng chuối có hơn 10 nãi nặng trĩu nên cây oằn mình đỡ lấy ( so sánh )
- Khi n~ nãi chuối lớn dần, ng` ta chặt bỏ bớt bắp chuối.
b) Đặc điểm
- Thích nghi w khí hậu nhiệt đới
- Ưa nước, thường thro26gn cạnh ao hồ
- Sinh trưởng nhanh -> 1 cây thành 1 bụi
- Rễ chuối ko bám chặt vào đất -> dễ ngã
- Chuối già to lớn, nải màu xanh nhạt, trái dài khoảng 20 cm, với ng` phương Tây là 1 thực phẩm cao cấp.
- Chuối sứ dài khoảng 10cm, to tròn, khi chín màu vàng tươi
- Chuối ngự : quả to, thịt chắc, dẻo & thơm
- Chuối cau : quả nhõ cỡ ngón tay, khi chín võ mõng, vàng tươio
- Chuối hột : trái to, có 3 cạnh nỗi rõ, ruột chi chít hột đen như hạt tiêu
* chuối kiểng: ko trái, trồng làm cảnh, chuối rẽ quạt, lá mọc thành 2 cái, xòe như nan quạt trông rất đẹp.
4/ Công dụng
- Cống hiến tất cả cho con ng`
- Các bún bò Huế, bún riêu .. sẽ kém ngon , nếu ko có rau ăn kèm và lõi non của thân, bắp chuối.
- Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chúi làm cám cho heo ăn
- Lá chuối gói thực phẫm
- Quả chuối là ngồn bổ sung năng lượng hoàn hảo, có thể dùng tươi hay đem chiên, an chè, bánh , kẹo
- Quả xanh ( chuối chat ) xắt lát ăn với món cuốn
- Chuối hột : chữa bệnh sạn thận, tiểu đường
- Làm mặt nạ, dưỡng da
5/ Đời sống
- Đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa
- Nhân dân tin tưởng cây chuối dzới mẹ ja`
“ Mẹ già như chuối chín cây “
- Đi vào tranh của các danh họa -> vẽ đẹp dân dã, giản dị của làng của làng quê
- Để trồng, hữu dụng


(sưu tầm)
 
Top Bottom