Văn thuyết minh

C

chapmatkhungdien

Em hãy viết một bài văn thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam.:confused::confused::confused::D:D:D

Việt Nam là 1 nước sản xuất nông nghiệp nên những ngưòi nông dân nước ta có sự gắn bó sâu sắc với cây lúa. Nó là loại cây lương thực nuôi sống con người nên vai trò quan trọng của nó không một loại cây nào thay thế được dù cho chúng ta đã nhiều lần chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong giai đoạn hiện nay, lúa vẫn là loài cây chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta.
Lúa có rất nhiều loại như lúa mì, lúa mạch nhưng ở nước ta chỉ trồng được duy nhất lúa gạo. Đó là loại lúa nước, họ hai lá mầm, thân thảo, thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều vì nó sống không thể thiếu nước. Loại lúa này chỉ phổ biến nhiều ở khu vực châu Á đặc biệt là Đông Nam Á. Ngoài ra, ở nước Mỹ cũng có thể trồng được loại lúa này do có điều kiện khí hậu thích hợp. Cây lúa nước ở Việt Nam có quá trình sinh trưởng và phát triển thông thường kéo dài 6 tháng. Một đời lúa trải qua 4 thời kì: mạ, con gái, đứng cái và chín. Thời kì mạ là lúc cây lúa mới nảy mầm từ hạt thóc đến lâu nhất khoảng 40 ngày, sống trên ruộng tạm. Sau đó người nông dân có thể nhổ hoặc xúc cây mạ đem cấy xuống ruộng nước. Thời kì lúa bén rễ xuống ruộng mới, hút chất dinh dưỡng dưới đất, phát triển về thân và lá gọi là thời kì lúa con gái. Khi đã đại được chiều cao cần thiết, cây lúa bắt đầu ra đòng rồi trổ hoa, nhờ gió thụ phấn để kết hạt. Đó là thời kì đứng cái. Thời kì chín là thời kì hạt lúa tụ sữa đến chắc hạt và có thể thu hoạch. Suốt ba thời kì đầu lúa đều có màu xanh, nhưng khi lúa chín, không chỉ riêng hạt mà toàn cây lúa đều chuyển sang một màu vàng óng. Vì thế, cách đồng lúa vào mùa thu hoạch trông chẳng khác nào một tấm thảm vàng rất đẹp mắt.
Cây lúa có nhiều bộ phận và mỗi bộ phận lại có một tên gọi riêng không giống các loài cây khác. Bộ phận quan trọng nhất đó là hạt lúa, còn gọi là thóc, thực chất là quả của cây lúa. Hạt thóc có hình thoi, vỏ bên ngoài gọi là trấu, bên trong chứa tinh bột. Hạt thóc khi sát vỏ trấu đi, chỉ còn phần tinh bột bên trong gọi là hạt gạo, đây là loại lương thực chính của những cư dân đồng lúa nước khắp thế giới. Hạt lúa cũng có nhiều loại. Loại hạt chắc để xát ra gạo cho người ăn dĩ nhiên gọi là thóc, nhưng phần hạt không căng sữa, chỉ dùng đẻ nghiền làm thức ăn gia súc gọi là hạt lửng. Còn những hạt không có chứa tinh bột bỏ đi hoàn toàn cũng được gọi là trấu. Thân cây lúa khi cắt để thu hoạch thường được người nông dân Việt Nam chia làm hai phần, phần gốc gọi là rạ và phần ngọn gọi là rơm.
Tất cả các bộ phận của cây lúa đều rất hữu ích với người nông dân Việt Nam. Ngoài hạt gạo được sử dụng như nguồn lương thực chính ra thì ngay cả rơm, rạ và trấu đều có những tác dụng nhất định trong cuộc sống của người nông dân. Về mỗi miền quê vào vụ gặt, ta có thể nhận ra những con đường ngập rơm vàng. Rơm được phơi khô chất thành những đống cao ngất ngưởng. Đây là nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc trong mùa đông ít cỏ. Rơm cũng được sử dụng làm chất đốt chủ yếu ở các vùng đồng bằng khi các gia đình không dùng bếp ga hay bếp than. Phần gốc lúa là rạ được cắt bỏ lại ruộng cho tới khi khô mới mang về nhà, cũng chất thành đống để đun bếp. Ngày xưa, người nông dân nghèo chưa có nhà ngói hay nhà cao tầng đổ bê tông như ngày nay thường sử dụng rạ để lợp mái nhà. Nhà như vậy được gọi là nhà tranh. Ngay cả lớp vỏ trấu bao xung quanh hạt thóc cũng không hề bị bỏ phí phạm. Người nông dân dùng trấu để lót ổ cho gia súc, gia cầm vừa có thể giúp chuồng trại sạch sẽ hơn vừa giữ ấm cho vật nuôi.
Có thể thấy không một loại cây nào lại được sử dụng triệt để như cây lúa. Và cũng chính bởi nó có nhiều lợi ích như vậy nên lúa là loài cây gắn bó sâu sắc nhất với người nông dân Việt Nam. Con người Việt Nam không đi đâu mà rời xa được cây lúa, bởi nó không chỉ nuôi sống con người bằng hạt gạo mà còn là một phần không thể thiếu của hình ảnh quê hương trong tâm hồn những người xa quê. Nhớ về quê hương, nhớ về mảnh đất Việt Nam hình chữ S duyên dáng này là những con người đất Việt lại nhó những cánh đồng lúa bát ngát xanh, nhớ hương lúa thơm ngát ngòn ngọt.
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh Mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
(Nguyễn Đình Thi)
Cây lúa, tự ngàn đời, đã trở thành linh hồn đất Việt như thế đấy!

Thấy hay thì cho mik` xin 1 tks nghen :)
 
Top Bottom