Văn thuyết minh.

D

ductran95

Bạn gì ơi!
Viết bài thuyết minh về nhà tưởng niệm của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt thực là khó, vì tớ chưa vào đó thăm bao giờ, phải biết thì mới viết được. T có ít thông tin liên quan đến bài này, không biết giúp gì c không. C đọc rồi chắt lọc xem tn nhé:

“Vườn nhà Bác Kiệt”

Đó là một cảm giác thật sự thú vị khi chúng tôi bước vào Khu tưởng niệm (KTN) Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thật thân quen, gần gũi. Đón chúng tôi, 2 cô thuyết minh viên với nụ cười tươi tắn Đặng Thị Phương Thảo và Trần Thị Mỹ Linh, mời trà thân tình: “Anh chị nghỉ ngơi cho khỏe rồi hãy từ từ đi tham quan nghe”. KTN hiện gấp rút hoàn tất những khâu cuối cùng để kịp đón nhân dân khắp nơi về tưởng niệm một người con ưu tú của quê hương Vũng Liêm- Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của ông đang cận kề.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói trong lần về dự khởi công xây dựng KTN, rằng: Việc xây dựng KTN đồng chí Võ Văn Kiệt để ghi nhớ, tưởng nhớ công lao to lớn của cố Thủ tướng đối với sự nghiệp cách mạng trong cuộc kháng chiến giành độc lập tự do, thống nhất đất nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, giới thiệu thân thế, sự nghiệp cách mạng của đồng chí, nhằm góp phần giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng tốt đẹp của Vĩnh Long, để thế hệ hôm nay noi gương đồng chí, noi gương các thế hệ đi trước tiếp tục góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa- hiện đại hóa như mong ước của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc sinh thời.
Cùng dạo bước quanh những đồi cỏ xanh biếc, những tiểu cảnh bon sai hài hòa ven lối đi, bên ao cá, hàng dừa, chúng tôi đi trong “vườn nhà Bác Kiệt” giữa màu xanh thiên nhiên tràn ngập.
Phương Thảo liên tục giới thiệu từng gốc cây quý hiếm do các đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh gửi tặng. Ngoài những gốc sanh, sứ, lộc vừng cổ thụ quý, nhiều địa phương đem tới “cây đặc sản” quê mình như tỉnh Hải Dương tặng cặp tùng la hán, tỉnh Kiên Giang mang tới cây trâm cổ thụ đầy dấu vết thời gian trăm năm. Tỉnh Đồng Nai gửi tặng đôi bưởi Tân Triều danh tiếng vùng đất đỏ miền Đông, tỉnh Lâm Đồng gửi cặp “chè cổ” gốc cổ thụ. Huyện Bình Minh cũng góp vào “vườn nhà” gốc thanh trà nức tiếng gần xa, Doanh nghiệp Bioted Vĩnh Long tặng đôi cây sanh dáng đẹp. Còn kia là cây phượng vĩ thầy trò Trường Nguyễn Chí Trai gửi tới. Thân thương đứng đó là cây dâu, măng cụt do gia đình ông Dương Văn Dài hiến tặng. Còn cây vú sữa này được ông Tư Liểng ở Quới An bứng từ vườn nhà ra… Danh sách tặng cây xanh cho KTN cứ dài ra, những cây xanh đã bắt đầu bám đất, đâm chồi lộc biếc. Mỗi cây xanh, nói như cô thuyết minh viên Mỹ Linh “là tấm lòng, là tình cảm của người dân dành cho bác Kiệt”.
Lắng đọng nhất là khi bước vào phòng nghỉ của bác Kiệt- nơi bác thường nghỉ lại mỗi khi về quê công tác. Điểm nhấn của căn phòng là tấm ảnh trắng đen bác chụp với gia đình. Từ chiếc giường, tấm nệm, tủ bàn ghế, đến cái khăn, cây dù… bác Kiệt thường dùng vẫn còn nguyên vẹn như sẵn sàng đón ông trở về.
Đường về xanh lá, nắng đung đưa
Rời KTN, có hai điểm chúng tôi muốn ghé, đó là Di tích đình Bình Phụng và nơi chôn nhau cắt rốn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Từ Quốc lộ 53, theo đường vào xã Trung Hiệp chừng 1km, chúng tôi đến đình Bình Phụng. Một không gian xanh bao quanh mái ngói đình làng. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đình Bình Phụng là một trong những địa điểm hội họp và tập kết của lực lượng nghĩa quân. Thời điểm Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng sử dụng đình Bình Phụng làm trụ sở Ủy ban Hành chính xã, là nơi hội họp của các đoàn thể như phụ nữ, thanh niên tiền phong của xã Trung Hiệp. Có thời điểm, thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn đình Bình Phụng. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1994, đình Bình Phụng được chính quyền và nhân dân dời trở về vị trí ban đầu.
Năm 2002, đình Bình Phụng được khởi công xây dựng lại hoàn toàn mới trên diện tích hơn 3.000m2 gồm: chánh điện, nhà khói và sân khấu. Đình có khoảng sân rộng với nhiều hoa kiểng, cây xanh đủ sức chứa đông người tập trung về đây vào các dịp lễ hội. Kỷ niệm 62 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, năm 2002, cựu nghĩa quân Phan Văn Hòa (Võ Văn Kiệt) cùng chính quyền và nhân dân địa phương lập trong khuôn viên đình Bia tưởng niệm khởi nghĩa Nam Kỳ bằng đá hoa cương nguyên khối màu đỏ để ghi tạc công ơn của nhân dân và nghĩa sĩ Trung Hiệp, Trung Hiếu trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.
Cách đó không xa là khu lưu niệm, nơi nhà xưa của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Chúng tôi một lần nữa lại được đi trong màu xanh cây lá. Trên phiến đá đặt giữa vườn còn lưu bút tích của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, với mấy lời đầy ắp yêu thương của một người con thảo: “Mẹ. Tại nơi này, Người đã sanh ra chúng con. Con út của mẹ”. Ký tên Võ Văn Kiệt.
Những ngày này, nơi “vườn nhà Bác Kiệt” vô cùng nhộn nhịp, ban quản lý cho biết mỗi ngày có rất nhiều đoàn khách đã nôn nóng tới “thăm trước”. Còn ở khu “Nam Kỳ khởi nghĩa” rất đẹp, mà theo Phương Thảo, người dân sáng, chiều nào cũng tới chơi, có khi ở tận đêm để hưởng thú trăng thanh gió mát. Vũng Liêm đang náo nức chờ ngày kỷ niệm Nam Kỳ khởi nghĩa, cũng là dịp khánh thành KTN Thủ tướng Võ Văn Kiệt- người con ưu tú của quê hương.
Nguồn Net
 
Top Bottom