Núi Voi là một quần thể thiên nhiên đa dạng, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 20km về phía tây nam.Giữa vùng đồng ruộng mênh mông huyện An Lão, nổi lên một vùng đá vôi với nhiều hình vẻ. Đặc biệt trong dãy đá vôi ấy đó có ngọn núi hình voi phục, là quần thể thiên nhiên đa dạng.
Ðặc điểm:
Núi Voi là một ngọn núi cao nhất ở phía bắc Kiến An, bên bờ sông Lạch Tray. Ngay dưới chân núi có động Long Tiên. Trong động thờbà Lê Chân, một nữ tướng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người đã lập ra làng An Biên, Hải Phòng ngày nay.
Giá trị lịch sử :
- Núi Voi có nhiều hang động đẹp: hang Họng Voi, hang Chiêng, hang Cá Chép, hang Bể... Phía nam núi Voi có động Nam Tào, phíabắc có động Bắc Đẩu. Trong hang động có nhiều nhũ đá, măng đá với muôn hình kỳ lạ như rồng chầu, hổ phục, đầu voi... Trên đỉnh núi Voi có một khoảng đất tương đối bằng phẳng gọi là bàn cờ cõi tiên. Trên núi còn nhiều dấu vết đền chùa và vết tích thành nhàMạc được xây dựng vào thế kỷ 16. Đặc biệt các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều di vật của người xưa như rìu, đục bằng đá, đồng cách đây gần 3.000 năm.
- Năm 1089, Nhà Lý cho xây chùa; đời nhà Trần, nhà Mạc tiếp tục xây đền, chùa, cung điện (đền Chúa Thượng, Chúa Hạ).
Hang động trên Núi Voi mang đậm dấu ấn chiến tích chống giặc ngoại xâm qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Hải Phòng: "Đứng trên đỉnh núi ta thề / Không giết được giặc, không về Núi Voi"Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Núi Voi đã trở thành huyền thoại với hình ảnh “Những cô gái dân quân treo mình bên vách đá, lưng chừng trời ngắm bắn máy bay rơi”.Trung đội nữ du kích núi Voi đã bắn rơi máy bay Mỹ, thành tích đó đã được Bác Hồ gửi thư khen và tặng huy hiệu của Người. Cũng tại đây, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ hai (tháng 4/1968) đã thông qua nghị quyết động viện nhân dân Thành phố Cảng quyết tâm đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân cảu địch. Khu di tích Núi Voi - Xuân Sơn đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào tháng 4 – 1962.
Lễ hội
- Đã thành thông lệ, lễ hội truyền thống Núi Voi ở huyện An Lão, thành phố Hải Phòng mang màu sắc văn hoá của người dân miền biển diễn ra từ ngày 12 đến 14/2. Đây là dịp để du khách được tìm hiểu về vùng đất cổ có bề dày lịch sử và tham gia các hoạt động văn hoá độc đáo. Nhiều hoạt động của lễ hộiđược tái hiện một thời hào hùng của vùng đất An Lão như: biểu diễn trống hội, diễn tích tuồng, nghi lễ tế ở đền thờ nữ tướng Lê Chân… Những hoạt động văn hoá, trò vui dân gian là nội dung chủ đạo của lễ hội. Chương trình liên hoan ca múa nhạc công- nông- binh với sự tham gia của các xã trong huyện là sự tổng hoà của nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân gian mang đậm hồn quê xứ sở. Ngoài ra, tại lễ hội Núi Voi du khách sẽ được thưởng thức các sản vật, món ăn nổi tiếng mang đậm hương vị quê hương: chè Chi Lai, khoai Tiên Hội
Đền Nghè
1. Lịch sử
Ngôi đền xinh xắn với qui mô vừa phải nhưng từ lâu đã trở thành một trong số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của địa phương. Đó là đền Nghè - ngôiđền thờ nữ tướng Lê Chân, người có công khai phá, tạo dựng vùng đất Hải Phòng.
Tương truyền rằng bà sống khôn chết thiêng. Khi bà gieo mình xuống sông thì hoáđá trôi trên mặt sông Kinh Thầy. Từ đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của bà đến bến Đá (nay là bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết bà đã hiển thánh, liền rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về. Khiêng đến khu vực Đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ bà.
2. Kiến trúc
Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp gianh. Năm 1919, đền Nghè mới được xây dựng khang trang như hiện nay. Đền có 2 nhà chính - Tiền tế và Hậu cung.
nguồn sưu tầm