văn thuyết miinh - cần gấp

V

vipboy_2009

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mình đang cần một số bài văn tham khảo, mong được sự giúp đỡ của các bạn:
"Hãy viết 1 bài văn thuyết minh để giới thiệu về một di tích lịch sử, ngành nghề truyền thống ở địa phương em ( quê hương em )""
 
D

diema3

Ai đã từng 1 lần đặt chân đến thăm quê hương tôi hẳn không thể nào quên những đảo đá sống động, làn nước trong xanh và cái không khí mát mẻ, se lạnh từ các đảo đá trên vịnh. Quê tôi vùng Quảng Ninh_ nơi nổi tiếng với vịnh Hạ Long thơ mộng được công nhận là di sản thiên nhiên của nhân loại. Vịnh Hạ Long là một viên ngọc quý không chỉ của quê tôi mà là niềm tự hào của người dân nước Việt.

Cái tên Hạ Long có từ thuở xa xưa. truyền thuyét kể lại rằng" Một lần, nước ta bị giặc xâm lăng. Trời liền sai mẹ con Rồng xuống giúp nhân dân ta đánh giặc. Trong lúc quân giặc tấn công thì mẹ con rồng ào ào bay tới, thiêu cháy quân thù. Sau chiến thắng, thấy nơi đây phong cảnh thơ mộng mẹ con Rồng đáp xuống đây chơi. Nơi rồng mẹ đáp xuống được gọi là vinhj Hạ Long. Còn nơi rồng con đáp xuống gọi là Bái Tử Long."

Vịnh Hạ Long thuộc vùng Bắc Bộ Việt Nam. Phía Taay nam giáp với đảo Cát baf, phần giáp đất liền dài khoảng 120 km. vinhj haj Long có khoảng 1969 đảo lớn nhỏ với nhiều tên gọi khác nhau rất kì lạ và độc đáo.Vịnh có diện tịhs khoảng 150 km2. Các đảo trên vịnh chủ yếu là đảo đá vôivaf đảo phiến thạch tập trung chủ yếu ở vịnh Hạ Long. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tuổi kiến tạo của đảo đá này cũng phải mấy trăm triệu năm. Cách đây khoảng nủa tỉ năm về trước, một phần đất liền bị sụp xuống nước biển tràn vào tạo thành các đảo đá như hiện nay.

cachs thành phố Hạ Long khoảng 8 km là đảo Vsnj Cảnh hay còn gọi là đảo Canh độ. Đến thăm đảo, chúng ta như được lạc vào một thế giới thần tiên với hang Đầu Gỗ và động Thiên Cung. Chungs cách nhau khoảng 100 m và thông với nhau bởi những đường đi quanh co uốn lượn.

Du khách đến thăm động Thiên Cung sẽ không khỏi ngỡ ngàng trướ vẻ đẹp của đông_ vẻ đẹp mà tạo hoá đã ban tặng cho nơi đây. Trên vòm động, có nhiều nhũ đá lọng xuống với đủ hình dạng và màu sắc. Có hình trông giống như hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu, có hình trông giống như các cô tiên đang nhảy múa. Có hình trông giống như hình anh những cụ già đang ngồi đánh cờ giưua khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng có cỏ cây, hoa lá, muông thú... Những núi đá vôi nhiều màu sắc trông rất lung linh và huyền ảo: xanh có, đỏ có, tím có... heets đông Thiên Cung du khách sẽ bươc sang hang Đầu Gỗ. Nơi đây đã từng ghi dấu chiến công oanh liệt của Trần Hưng Đạo khi đánh tan quân Mông Nguyên. Cửa hnag ở lưng chừng núi. Trong hang có nhiều truh=j đá lởm chởm. Vách đá thẳng đứng, lòng hang tôi mờ, sâu thẳm, thỉnh thoảng mới có tia sáng len lỏi wa vòm động chiếu vào. Đứng trước cửa hang , phóng tầm mắt ra xa du khách sẽ tha ahoof ngắm cảnh trời mây non nước. Tất cả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Bức tranh ấy có cái náo nhiệt của con người, có những con thuyền dập dềnh trên mặt nước, có làn nước trong xanh... Đặc biệt, bức tranh thiên nhiên trở nên sống động hơn khi có cái hơi lạnh của đá hoà quyệ với tất cả cảnh vật.

Thú vị nhất là lúc được đi thuyền ra ngắm các đảo đá. Gió từ biển thổi vào mát mẻ trong lành cùng với hương thơm của hoa cỏ trên đảo đã tạo nên vẻ đẹp quyến rucx lòng nguoiwf. THoạt nhì tuonwngr chừng đảo đá có vẻ âm u đơn điệu sẽ làm cho du khách thất vọng khi ra xem. Nhưng càng lại gần vẻ đẹp của đảo càng hiện ra rõ neys. các đảo hiện ra với những hình thù kì quái, được biết đến với nhiều tên gọi độc đáo như: hòn Đại Bàng, hòn Con Cóc, hòn Yên Ngựa ..và các đoả như: đảo oong Lão Vọng....Đi từ kì lạ này đến hết kì lạ khác HL đã cuốn hút du khách đến thă,. Chính vì vậy lượng du khách đến Hạ Long ngày càng đông .

Không chỉ say mê các du khacks, vịnh HL còn thu hút rất nhiều nhà khoa học đến đây nghiên cứu. Vì ở đây có hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng: rừng ngập mặn, rừng cây nhiệt đới... Đến với vinhj HL du khách không chỉ được ngắm các cảnh đệp thiên nhiên mà còn được sống lại những giây phút hoà hùng của một thời đại oai hùng trong kịch sử nước nhà. Ngày 17_2_1994 tại Thái Lan, hội đông di sản thiên nhiên thế giwowis chíng thức công nhận HL là di sản thiên nhiên của toàn nhân loại_ viên ngọc bích của vùng biển Đông Bắc Việt nam

Nếu như Lăng Chủ Tịch gợi nhắc chúng ta về công lao to lớn của Bác Hồ vĩ đại, Văn Miếu ...nhắc nhở đến nền văn hiến lâu đời của dân tộc thì vịnh HL gợi nhắc chúng ta nhớ đến vị anh hùng TQT trong chiến thắng chống Mông Nguyên. Vịnh HL sẽ tiếp tục được gìn giữ như 1 minh chứng hùng hồn cho lịch sử chống giặc ngoại xâm của toàn dt. Và 1 tương lai không xa chúng ta đều hi vọng vịnh HL được công nhân là di sản văn hoá thế giới.
 
V

vipboy_2009

bạn nào còn bài nào khác post lên cho mình tham khảo thêm-cảm ơn nhiều
 
T

thienduongtinhyeu_youandme

Vịnh Hạ Long (vịnh nước nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn.

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo[1]. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể[2]. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái[3]. 14 loài thực vật đặc hữu[4] và khoảng 60 loài động vật đặc hữu[5] đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.

Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên[6] và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm[7]. Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy[7]v.v. Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịch, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung[8].

Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là "kỳ quan đá dựng giữa trời cao"[9]. Năm 1962 Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ[10]. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000[11]. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003[12].
 
T

thienduongtinhyeu_youandme

Vịn Hạ Lon

Vịnh Hạ Long (vịnh nước nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn.

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo[1]. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể[2]. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái[3]. 14 loài thực vật đặc hữu[4] và khoảng 60 loài động vật đặc hữu[5] đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.

Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên[6] và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm[7]. Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy[7]v.v. Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịch, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung[8].

Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là "kỳ quan đá dựng giữa trời cao"[9]. Năm 1962 Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ[10]. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000[11]. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003[12].
 
Top Bottom