văn phân tích

T

thuyhoa17

Bài 1:

Phân tich bài mùa xuân nho nhỏ:
Giây phút đầu tiên khi năm mới gõ cửa, hãy hòa mình vào những vẻ đẹp của mùa xuân qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải - cũng là một trong những trọng tâm ôn thi tốt nghiệp của các bạn học sinh lớp 9.
Mùa xuân đã về trên đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta. Đâu đây dặt dìu lời ca êm dịu về “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:
Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ôi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân xứ Huế thơ mộng hiển hiện trước mắt ta. Chỉ một bông hoa tím mỏng manh, mọc giữa dòng sông Hương xanh biếc mà sao sức sống lại dồi dào mãnh liệt đến vậy ? Và cũng chỉ một con chim chiền chiện cất lời, mà sao tiếng hót vang xa bay bổng đến thế ? Từng giọt âm thanh tiếng chim thả vào không gian, hội tụ tất cả ánh sáng, sự thanh khiết trong lành của đất trời mùa xuân nên nó cứ long lanh, long lanh. Không cầm lòng được, nhà thơ bất chợt đưa tay ra hứng lấy âm thanh ấy, những mong nắm bắt điều diệu kỳ của thiên nhiên tươi đẹp trên quê hương. Sự chuyển đổi cảm giác trong ông diễn ra thật nhanh chóng, bất ngờ, mà cũng thật tinh tế. Rồi ông đưa mắt nhìn những chồi non lộc biếc đậu trên vành lá ngụy trang của người ra trận, trải dài theo bước chân người ra đồng, trên khắp đất nước mình. Mặc dù chúng ta vừa ngưng nghỉ tiếng súng ở hai đầu biên cương. Mặc dù thời bao cấp vẫn in hằn dấu vết trong mỗi gia đình Việt Nam. Nhưng thành quả chiến đấu và lao động suốt 4.000 năm lịch sử đã ngời ngời trong mùa xuân 1980 ấy.



Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Quả thực là “chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi”.



Bằng sự mẫn cảm, bằng niềm tin son sắt, Thanh Hải đã nhận ra sức sống bền bỉ và tư thế luôn vững vàng thăng tiến của dân tộc ta. Đến hôm nay, mùa xuân 2006 đã về, ta càng khẳng định rằng điều Thanh Hải dự báo từ 26 năm trước đã, đang và mãi mãi là hiện thực trên Tổ quốc thân yêu của chúng ta. Đáng trân trọng biết bao, tấm lòng của một người con đất Việt ! Khi đang lâm bệnh nặng, sắp từ giã cõi đời, còn phải sống trong thiếu thốn khó khăn, ông vẫn có những cảm nhận vô cùng tươi trẻ về thiên nhiên, về đất nước, về cuộc sống. Phải chăng, có sự đồng điệu trong tâm hồn thi sĩ:



“Tôi lại nhìn như đôi mắt trẻ thơ

Tổ quốc tôi, chưa đẹp thế bao giờ”.

(Tố Hữu)



Từ niềm say sưa trước mùa xuân thiên nhiên và cuộc sống trên đất nước, Thanh Hải đã chân thành bộc lộ ước nguyện của bản thân:



Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.



Tuy đó là ước nguyện khiêm nhường (muốn hóa thân làm những thứ bé nhỏ : Một con chim, một cành hoa, một nốt trầm, một mùa xuân nho nhỏ để “lặng lẽ dâng cho đời”). Nhưng đó là ước nguyện rất tự nhiên, đẹp đẽ, sáng trong như thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng (con chim, cành hoa), rất bền bỉ, thiết tha:



Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.



Đó cũng là ước nguyện hết sức chân thành của Thanh Hải. Bởi vì cả cuộc đời ông đã bám trụ ở quê hương (vùng Thừa Thiên Huế) cùng đồng bào, đồng chí đánh giặc qua hai cuộc kháng chiến ác liệt trường kì. Từ vùng đất này, những bài thơ “Mồ anh hoa nở”, “Cháu nhớ Bác Hồ” của ông đã có sức lay động sâu xa tâm hồn bao bạn đọc. Rồi đến giờ phút cuối cùng, ông vẫn như con tằm rút ruột nhả tơ, dâng cho đời “mùa xuân nho nhỏ” thiết tha nồng thắm từ đáy tâm can. Những “nốt trầm” ấy sao mà “xao xuyến”, sao mà đắm say!



Và bạn ơi, bạn có thấy Thanh Hải đã nói hộ chúng ta ước nguyện của mỗi người bằng cách chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” đó không?



Bài thơ của Thanh Hải đề cập đến vấn đề nhân sinh quan. Sống có ích, sống đẹp là có cống hiến cho đời. Vậy mà nó không hề khô cứng như lời giáo huấn đạo lý. Bởi vì, tác giả đã nói bằng cảm xúc thực, bằng những điều tâm niệm chân thành, thiết tha, bằng giọng thơ nhẹ nhàng và hình ảnh thơ bình dị. Chính vì thế những dòng thơ của ông thấm sâu vào lòng người, thức tỉnh những ước nguyện, những cách sống đẹp của mỗi con người.

Mùa xuân nay đi trong dìu dặt lời ca :

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm tình...
Ta thấy nhớ Thanh Hải - nhớ một “Mùa xuân nho nhỏ” của dân tộc thiết tha!

. .
 
T

thuyhoa17

Bài 2: :)

Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

Sinh ra, lớn lên, hoạt động cách mạng và tham gia công tác văn nghệ suốt hai thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ngay chính trên quê hương ruột thịt của mình. Ở địa diểm nào, hoàn cảnh nào Thanh Hải cũng thể hiện được lẽ sống của mình. Đó là sự giản dị, chân thành, yêu người và khát vọng dâng hiến sức mạnh cho đời như chính cuộc sống và tâm hồn ông. có thể nói bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc về cõi vĩnh hằng. Chính vì vậy nó bâng khuâng, tha thiết và sâu lắng hơn tất cả để cuối cùng thể hiện một Thanh Hải yêu người, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước và còn là một Thanh Hải sống cho thơ và sống cho đời.
Trước lúc vĩnh viễn ra đi ông cũng để lại cho đời những vần thơ thật nhân hậu, thiết tha và thanh thản, không hề gợn một nét u buồn nào của một cuộc đời sắp tắt. Khi cuộc đời mình đã bước vào cuối đông, nhà thơ vẫn nghĩ đến một mùa xuân bất diệt, muôn thuở và nguyện dâng hiến cho đời.
Hình ảnh của một mùa xuân rất Huế đã được tác giả mở đầu cho bài thơ:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
Một nét đặc trưng nơi xứ Huế là hình ảnh màu tím. Một màu tím thật gợn nhẹ như màu tím hoa sim mọc giữa con sông xanh biếc hay như những tà áo dài với màu tím thật nhẹ nhàng của những cô gái Huế. Cảm xúc về mùa xuân mở ra thật ngỡ ngàng, bất ngờ, không gian như tươi tắn hơn, trẻ trung hơn, thánh thoát hơn:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Trong không gian vang vang vui tươi của tiếng chim càng đậm đà chất Huế hơn . Một từ “Ơi” đặt ở đầu câu, một từ “chi” đứng sau động từ “hát” đã đưa cách nói ngọt ngào, thân thương của Huế vào nhạc điệu của thơ.
Trước khung cảnh màu xuân ấy, Thanh Hải không giấu nổi cả xúc của mình
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”.
Từ “giọt long lanh” không chỉ hiểu là giọt mưa xuân trong anh sáng của sắc xuân mà còn được hiểu là giọt âm thanh, giọt sắc màu, giọt thời gian khiến tác giả say sưa ngây ngất . Một từ “hứng” cũng đủ diễn tả sự trân trọng của nhà thơ đối với vẻ đẹp của trời, của sông, của chim muông hoa lá; đồng thời cũng thể hiện cảm xúc trọn vẹn của Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.
chỉ bằng vài nét điẻm xuyến phác hoạ tác giả đã vẽ ra một không gian cao rộng, sắc màu tươi thắm, âm thanh vang vọng tươi vui của mùa xuân, của thiên nhiên đất trời.
Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả đã chuyển cảm nhận về mùa xuân của cuộc sống, nhân dân và đất nước. Với hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”, biểu tượng của hai nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động tăng gia để xây dựng đất nước với những câu thơ giàu hình ảnh và mang tính gợi cảm:
“Mùa xuân người cầm súng,
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng,
Lộc trãi dài nương mạ.
Tất cả như hối hả,
Tất cả như xôn xao…”
Hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong lộc non đã theo người cầm súng và người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến cho mọi miền của tổ quốc thân yêu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ như nhấn mạnh và kết thúc một khổ thơ bằng dấu ba chấm. Phải chăng dấu ba chấm như còn muốn thể hiện rằng: đất nước sẽ còn đi lên, sẽ phát triển, sẽ đến với một tầm cao mới mà không có sự dừng chân ngơi nghỉ.
Sức sống của “mùa xuân đất nước” còn được cảm nhận qua nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao của đất nước bốn ngàn năm, trải qua biết bao vất vả và gian lao để vươn lên phía trước và mãi khi mùa xuân về lại được tiếp thêm sức sống để bừng dậy, được hình dung qua hình ảnh so sánh rất đẹp:


“Đất nước bốn ngàn năm
Vất và vào gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Cùng với động từ Cứ đặt ở đầu câu, tác giả đã khẳng định một sự khẩn trương, hói h, náo nức vào xuân của đất nước với vẻ đẹp lung linh, lấp lánh đang vững bước về phía trước khiến không một thế lực thù địch nào có thể ngăn cản nổi.
Đó chính là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của Thanh Hải đối với đất nước, dân tộc. Những giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người.
Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng; với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng cân thành và tha thiết:
“Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến”
Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Nếu như đoạn đầu Thanh Hải xưng tôi kín đáo và lặng lẽ thì đến đoạn này ông chuyển giọng xưng ta. Vì sao có sự thay đổi như vậy? Ta ở đây là nhà thơ và cũng chính là tất cả mọi người. Khát vọng của ông là được làm con chim hót dâng tiếng ca lảnh lót , một cành hoa toả hương khoe sắc để hoà nhập vào “mùa xuân lớn” của đất nước, góp một nốt trầm vào bản hoà ca bất tận của cuộc đời. Hiến dâng “mùa xuân nho nhỏ” nghĩa là tất cả những gì tốt đẹp nhất, dù nhỏ bé của mỗi người cho cuộc đời chung cho đất nước. Điều tâm niệm đó thật chân thành, giản dị và tha thiết – xin được làm một nốt trầm trong bản hoà ca của cuộc đời nhưng là “một nốt trầm xao xuyến”.
Điều tâm niệm của tác giả: “lặng lẽ dâng cho đời” chính là khát vọng chung của mọi người, ở mọi lứa tuổi, chứ đâu phải của riêng ai. Thanh Hải đã thể hiện hết mình vì lòng tin yêu cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc đời, bởi vậy, xuất phát từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ, chân thành của tác giả nên lời thơ dễ dàng được mọi người tiếp nhận và chia sẻ
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.

Một mùa xuân nho nhỏ hay phải chăng cũng là một ẩn dụ cho chính cuộc đời của tác giả: sống là cống hiến, cống hiến chính là mùa xuân của cuộc đời?Mà mùa xuân ấy thì là mãi mái: “Dù là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc, khi sức cùng lực kiệt vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời . và, dù Thanh Hải cũng có đi xa thì những lời ca tiếng hát mà ông để lại cho đời mãi mãi vẫn có giá trị, mãi mãi vẫn tô điểm cho đất nước đẹp xinh. Điệp ngữ dù là được tác giả nhác lại hai lần như một lời hứa, một lời khẳng định của nhà thơ: sống là phải cống hiếntuyệt đối.nNhư nhà thơ Tố Hữu đã từng viết :

“Nếu là con chim, chiếc lá,
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
Tác giả Kết thúc bài thơ bằng một âm điệu xứ Huế: điệu Nam ai, Nam Bình mênh mang tha thiết, là lời ngợi ca đất nước, biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương, đất nước, một câu chân tình thắm thiết
“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam Bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhịp phách tiền đất Huế”

Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực sự, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất… và bài thơ này cũng chính là những điều đúc kết cả cuộc đời của Thanh Hải. Ông đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau.
Với thể thơ năm chữ, mang âm hưởng dân ca nhẹ nhàng tha thiết, giàu hình ảnh, nhạc điệu, cất trúc thơ chặt chẽ, ‘’Mùa xuân nho nhỏ’’ mang một nét đặc sắc riêng Nét đặc sắc đó là ở chỗ nó đề cập đến một vấn đề lớn và quan trọng “nhân sinh”, vấn đề ý nghĩa cuộc sống của mỗi cá nhân được Thanh Hải thể hiện một cách chân thành, thiết tha, bằng giọng văn nhỏ nhẹ như một lời tâm sự, gửi gắm của mình với cuộc đời. Nhà thơ ước nguyện làm một “mùa xuân” nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường; là “một mùa xuân nho nhỏ” góp vào “mùa xuân lớn” của đất nước của cuộc đời chung .Bài thơ cũng có ý nghĩa hơn khi Thanh Hải nói về “mùa xuân nho nhỏ” nhưng nói được tình cảm lớn, những xúc động của chính tác giả và của cả chúng ta.
 
H

hongtuan96

Thanh Hải là một trong những nhà tho tiêu biểu của văn chương cách mạng miền Nam thời kì chống Mỹ cứu nước . Sinh ra , sống , và chiến đấu gắn liền với miền Thừa Thiên Huế . Những bài thơ “ A Vần không chết “ , “ Tám năm nay mới gặp nhau “ …của Thanh Hải được nhiều người đọc yêu thích . “ Mùa xuân nho nhỏ “ cũng được dư luận đánh giá cao , phản ánh tâm hồn lạc quan , cái nhìn tươi trẻ của người Việt Nam trong giai đoạn đầu xây dựng đất nước thống nhất .
Bài thơ viết vào tháng 11-1980 , khi đất nước đang chồng chất khó khăn : chiến tranh biên giới , nền kinh tế chưa ra khỏi tình trạng bao cấp …song công việc của cuộc lao động xay dựng và sẵn sang chiến đấu vẫn khẩn trương và rộn ràng khắp mọi miền . Bài thơ phản ánh tâm trạng chung của nhân loại Việt Nam : vui , phóng khoáng , bay bổng nhưng không phải không còn trăn trở
Mở đầu bài thơ , Thanh Hải đưa ta về với thiên nhiên tạo hóa đất trời . Sau những ngày đông lạnh lẽo , thiên nhiên lại được khoác một tấm áo tươi non , ấm áp của mùa xuân đất trời như rộng thêm ra , cao hơn được Thanh Hải phát họa bằng ba nét chấm phá :
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Một “ dòng sông xanh , một “ bong hoa tím “ , tiếng chim chiền chiện hót vang trời gợi ra một không gian cao rộng từ mặt đất đến bầu trời . Bầu trời xuân mở ra mênh mang . Sắc xanh thanh bình của dòng sông điểm xuyết nét chấm phá bông hoa tím biếc giữa dòng sông trong xanh . Từ “ mọc “ mở đầu khiến cho cảnh xuân như muốn vươn dậy . Đất trời vào xuân bừng lên thanh bình , tươi tắn và trong trẻo vô ngần . Không gian càng đậm chất trữ tình hơn nhờ những từ ngữ rất Huế . Một từ “ơi “đặt ở đầu câu , một từ “ chi “đi sau từ “ hót “đã đưa thẳng cách nói dịu ngọt , êm ái , thân thương của người Huế vào nhạc điệu thơ mà gợi thương , gợi nhớ :
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Tiếng chim hót giữa trời xanh như vô tình nay lại được hình ảnh hóa bằng “ từng giọt long lanh rơi “ - một sáng tạo gợi cảm – đây là chi tiết tạo hình và sự chuyển đổi cảm giác tuyệt vời trong thơ ca . Một động tác “ hứng “đủ diễn tả tâm trạng của nhà thơ đối với vẻ đẹp , chất nhạc của trời với sông , chim và hoa . Thanh Hải dang rộng cánh tay , mở rộng tâm hồn đón nhận hương sắc mùa xuân . Tiếng chim hót không tan loãng mà lắng lại thành từng giọt ong lanh rơi , đọng dấu ấn mùa xuân trong sâu thẳm lòng người .
Và cảm hứng nhà thơ chuyện dần từ mùa xuân cảnh sắc thiên nhiên sang mùa xuân đất nước cách mạng :
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắc đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao….
Từ mùa xuân thiên nhiên , tác giả mở rộng tả mùa xuân của đất nước , con người Việt Nam . Hình ảnh người cầm súng hành quân trên đường xuân , hình ảnh người ra đồng nhổ mạ cấy lúa gợi nhớ hoàn cảnh đất nước ta những năm tám mươi với hai nhiện vụ cơ bản : sắn sang chiến đấu bảo vệ tổ quốc và sản xuất xây dựng
Điệp từ “ lộc ( chồi non , cây non…) không mới khi tả mùa xuân : Mùa xuân cây cối đầm chồi nảy lộc . Nhưng ở đây hình ảnh lộc non lại gắn liền với người cầm súng , với người ra đồng . Mùa xuân đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non theo con người Việt Nam . Chính họ góp phần đem lại mùa xuân bình yên , ấm no đến mọi nơi trên đất nước
Âm hưởng của câu thơ , nhịp điệu hối hả , khẩn trương kết hợp tả thực , tượng trưng lien tưởng từ quá khứ đến hiện tại , tương lai đất nước :
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Chứ đi lên phía trước
Sức sống mùa xuân đất nước – mùa xuân lớn còn được cảm nhận bằng những từ tả cảm xúc trực tiếp : hối hả , xôn xao ; trong so sánh đẹp kỳ vĩ : “Đất nước như vì sao “ . Động từ “ cứ “như một mệnh đề tiến thẳng khẳng định bước đi vững chắc , tự tin của dân tộc sau mỗi mùa xuân nhìn lại mình , vững bước đi lên .
Từ mùa xuân chung của đất nước và cách mạng . Thanh Hải ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ đóng góp vào cuộc đời chung :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Điệp ngữ ta làm vang lên ở đầu câu thơ như một sự khẳng định ước nguyện chính đáng , cao đẹp , thể hiện một tâm hồn khát khao được làm việc , được cống hiến cho đời
Lời thơ ngân nga thành lời ca : Đoạn đầu xưng “ tôi “ kín đáo , lặng lẽ . Đến đoạn này , chuyển giọng xưng “ ta “ – “ ta “ cũng là cái tôi ca hát , vang vọng : “ Một nốt trầm xao xuyến “ – “ một nốt trầm “ không cao giọng , không ồn ào to tát nhưng xao xuyến rung động cả tâm hồn
Khổ thơ tiếp theo là tiếng lòng cao cả của nhà thơ , của những con người biết hướng tới mùa xuân đẹp , sống có lý tưởng , mục đích , ước mơ :
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Lời thơ chuyển sang tổng kết cuộc đời : dù ở tuổi hai mươi , khi nhà thơ mới tham gia cách mạng , bắt đầu công bố bài thơ . Dù là khi tóc bạc , trong thời điểm hiện tại đang chống chọi với bệnh tật , vẫn lặng lẽ hiến dân cho đời . Bài thơ có thể xem là quà tặng cuối cùng của tác giả .
Khổ cuối cùng với “ Nhịp phách tiền đất Huế “ trầm ấm khép lại bài thơ mở ra một chân trời cảm xúc . Thoáng chút day dứt , ngậm ngùi nhưng cũng thật thân thiết , máu thịt “ nước non ngàn dặm mình “ , trong mình có ta , ta cũng chính là mình
Bài thơ có nhịp đi hành khúc . Mùa xuân nho nỏ là khúc mùa xuân , đặc biệt là hành khúc mùa xuân ở cuối mùa thu của cuộc đời nghệ sĩ cách mạng muốn hòa nhập vào mùa xuân bất tận của đất nước . “ Mùa xuân nho nhỏ “ là một bài thơ hay vì đã nói được những tình cảm lớn , những xúc động của chính tác giả và của cả một thời đại

I have a thousand words or more but i still can't explain to you
I don't care who you are where you're from what you did as long as you love me
Look into my heart you'll find there's nothing to hide , everythings i do,i do it for you
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom