[văn ôn thi vao 10 ] Giúp tụi mik vs

M

matlanh69

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sắp thi vao 10 oy nhưng lo quá mọi người ui ............ Hic điều mik lo lắng nhất là phần viết đoạn ... nhớ đc kiễn thức đã đành nhưng đến khi viết thì ... lại chẳng biết làm sao để cho hay .. thành thử khi viết mà cứ loay hoay mai ko xong [ bắt đầu thế nào , viết trc , liên kết làm sao .... hic ] vấn nạn này mik thấy có rất nhiều bạn mik cũng gặp ... chẳng biết có bạn nào giỏi văn ở đây giúp đỡ tụi mik vs ... :(


p/S : mik tự hỏi có ai khổ hơn học sinh ... cái j cũng cần giỏi , j cũng phải biết ... lo giỏi một môn đã mệt ... oải ghê :( [ nói là nói thế thui , ai ko đồng ý đừng phản bác nhé :) ]
 
B

bengoc5

cái phần viết đoạn văn nghị luận xã hội nếu bạn đã nắm được cái cách làm thì dù có làm 10 cũng như 1 bài thôi . Vì nó luôn đi theo một dàn ý, với dàn ý này chắc sẽ giúp bạn biết bắt đầu như thế nào,làm cái nào trước cái nào sau, và liên kết thế nào
MB : giới thiệu vấn đề (truyền thống đạo lí hay phẩm chất hay vấn đề XH quan tâm)
TB : có 4 hoặc 3 phần tùy các bạn
1/Giải thích : vấn đề đang nói hay câu tục ngữ.....
2/Chứng minh :
- Vận dụng lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề
- Dẫn chứng trong văn học,trong cuộc sống (VD : anh thanh niên trong LLSP là người có tính khiêm tốn,trung thực...)
3/Phê phán:
- Phê phán những hành động thái độ không đúng
4/Nhận thức- đánh giá:
- Đưa ra hành động, nhận thức đúng của học sinh (VD: học sinh chúng ta ngày nay phải .....)
KB : rút ra bài học chung cho mọi người
 
M

matlanh69

cái phần viết đoạn văn nghị luận xã hội nếu bạn đã nắm được cái cách làm thì dù có làm 10 cũng như 1 bài thôi . Vì nó luôn đi theo một dàn ý, với dàn ý này chắc sẽ giúp bạn biết bắt đầu như thế nào,làm cái nào trước cái nào sau, và liên kết thế nào
MB : giới thiệu vấn đề (truyền thống đạo lí hay phẩm chất hay vấn đề XH quan tâm)
TB : có 4 hoặc 3 phần tùy các bạn
1/Giải thích : vấn đề đang nói hay câu tục ngữ.....
2/Chứng minh :
- Vận dụng lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề
- Dẫn chứng trong văn học,trong cuộc sống (VD : anh thanh niên trong LLSP là người có tính khiêm tốn,trung thực...)
3/Phê phán:
- Phê phán những hành động thái độ không đúng
4/Nhận thức- đánh giá:
- Đưa ra hành động, nhận thức đúng của học sinh (VD: học sinh chúng ta ngày nay phải .....)
KB : rút ra bài học chung cho mọi người

Bạn hiểu nhầm ý mik , mik chỉ đang nói về viết đoạn phân tích đoạn thơ
 
O

ooookuroba

Bạn diễn đạt như ý của bạn là đc rồi. Cấu trúc đề lớp 10 thường cho 1 đoạn thơ, sau đó yêu cầu phân tích ra:
+ Mở đoạn: Thường chiếm khoảng 1/6 ~ 1/5 hoặc hơn số câu toàn bài (VD viết đoạn >10 câu thì MĐ chiếm khoảng 3,4 câu) Nêu lên đặc sắc chung của cả bài thơ (thường thường thì phần này nằm ở KB, nhưng kn nhìu năm thì đưa nó lên phần đầu sẽ hay hơn :) ), tên tác giả thì đừng cho xuất hiện sớm mà đưa nó vào gần cuối MB. Sau đó tìm 1 chủ đề nào đó liên quan đến đoạn thơ (VD như phân tích đoạn 3 bài "Sang thu" thì có thể Mđ vầy: "Nếu như 2 đoạn trên khai thác những cảm nhận tinh tế = thị giác và thính giác thì chính đây mới là cái gốc của cây thơ. Hữu Thỉnh đã mang cho Sang thu 1 nét rất riêng, rất riêng về 1 thu của thiiên nhiên, thu của lòng người..."
+ Phần chính của đoạn (TĐ): Lý giải cái đặc sắc của cả đoạn thơ ng ta cho mà mình đã nêu ở MĐ (VD: Lý giải cái " rất riêng, rất riêng về 1 thu của thiiên nhiên, thu của lòng người" đã nêu ở trên ra, riêng chỗ nào, thu trong thiên nhiên là sao, thu trong lòng nguời là sao.....), nêu thêm 1 số chi tiết (thêm mắm dặm muối) vào ý kiến của mình cho " đạon thơ dài dài" ra chút :) (vận dụng kiến thức, bài phân tích của đoạn thơ đó)....
+Kết đoạn: KĐ lại 1 lần nư~a gtrị của bài thơ (Nghệ thuật, Biện pháp tu từ,.... Nhịp câu,.......) ý nghĩa của nó rồi "hết lòng ca ngợi ông tgiả của bài đó" :))
Àh, nhớ là khi ng` ta cho viết đoạn thì ko đc xuốg dòg, 1 đoạn văn đc tính từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến dấu chấm xuống dòng đó!
Chú bạn th2nh công!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom