Văn 6 VĂN ÔN TẬP

Chử Yến

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng mười hai 2021
25
18
6
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục...cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
...
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
(Trích bài thơ Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)​
Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa...Nghe gọi về tuổi thơ”.
Câu 4. Qua đoạn trích, người cháu bộc lộ tình cảm gì?
Câu 5. Em có đồng tình với ý kiến “Tình yêu đất nước có cội nguồn từ tình cảm gia đình và tình yêu những điều bình dị xung quanh ta” không?

:rongcon10:rongcon10:rongcon10:rongcon10:rongcon10
 

Sily vũ

Cựu TMod Văn
Thành viên
25 Tháng hai 2022
229
1
106
41
18
Hải Dương
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào?
- thơ 5 chữ
Câu 2. Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì?
- tình yêu quê hương đất nước được khơi gợi từ sự việc hình ảnh đứa cháu là người lính hành quân và nghe được tiếng gà, gợi nhớ về bà, về ổ trứng hồng tuổi thơ, về những kỉ niệm.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa...Nghe gọi về tuổi thơ”.
- Điệp từ "nghe"--> Ở đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình
Câu 4. Qua đoạn trích, người cháu bộc lộ tình cảm gì?
- Tình yêu làng xóm, yêu đất nước của mình
- yêu bà, nhớ về kỉ niệm tuổi thơ
Câu 5. Em có đồng tình với ý kiến “Tình yêu đất nước có cội nguồn từ tình cảm gia đình và tình yêu những điều bình dị xung quanh ta” không?
- Đồng tình, vì tình cảm lớn lao nào cũng bắt nguồn từ tình cảm nhỏ bé xung quanh ta, chsinh tình yêu gia đình khơi gợi lên, nhen lên tình yêu đất nước trong mỗi con người
 
  • Like
Reactions: Chử Yến
Top Bottom