văn ôn học kì 11

L

lelinhvt

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em co may de van xin nho cac tien boi goi y chut:
1.cam nhan cua em ve bai ''tien si giay'' cua Nguyen Khuyen
2.Buc tranh pho huyen va tam trang nhan vat Lien trong ''hai dua tre''
3.Bi kich cua nguoi tri thuc trong xa hoi cu qua nhan vat Ho trong truyen ngan ''Doi thua'' cua Nam Cao
4.Bi kich bi cu tuyet quyen lam nguoi cua Chi Pheo
 
T

thuha_148




Đạt đến học vị tiến sĩ là niềm vinh quang không chỉ của bản thân từng con người mà của cả một dòng họ, một địa phương, được cả xã hội vinh danh, khoác lên mình những ánh hào quang chói lọi. Đó vốn là những con người có tài năng, chứa đựng trong mình những tri thức của thời đại và tất cả những tài năng và tri thức đó sẽ được đem ra để phục vụ đất nước, phục vụ xã hội. Đã có biết bao ông tiến sĩ trở thành trụ cột của đất nước, của dân tộc, trở thành nguyên khí quốc gia, được ghi tên tuổi, công trạng trên bia đá, sử xanh. Nhưng đến thời đại của Nguyễn Khuyến mọi chuyện đã thay đổi, những giá trị truyền thống đã dần mai một, hoặc đang từng bước đổ vỡ. Nho học, khoa cử đã xuống cấp, không còn được coi trọng, mọi thứ đã có thể dùng tiền để mua bán, đổi chác, xuất hiện trong xã hội nhiều kẻ chỉ có hư danh mà không có thực học. Kẻ có thực tài, chữ nghĩa đầy mình thì học vị tiến sĩ chỉ còn là cái danh hão, cũng đành khoanh tay ngồi nhìn thời cuộc xoay vần, kiến thức sách vở cũ rích không còn có ích lợi gì trong một bối cảnh mới. Tất cả những điều đó đã được Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ Tiến sĩ giấy bất hủ của ông.

Nhìn trên ý nghĩa bề mặt văn bản bài thơ có thể thấy đối tượng mà Tam nguyên Yên Đổ hướng tới để tạo nên tiếng cười là những đồ chơi dân gian - hình nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy dành cho trẻ con trong những dịp tết trung thu. Làm loại đồ chơi này, các nghệ nhân dân gian muốn khơi dậy ở trẻ em lòng hiếu học và ý chí phấn đấu để đạt tới vinh quang của nền học vấn thời đại, cống hiến tài năng cho đời, đem lại niềm vui cho ông bà, cha mẹ, vinh quang cho dòng họ, tổ tiên. Như vậy, hình ảnh ông nghè tháng Tám là một hình ảnh mang tính truyền thống rất đẹp. Ở hai câu đề, Nguyễn Khuyến chưa nói thẳng cho người đọc biết rõ người được ông giới thiệu trong bài thơ là ai. Nhân vật này có đủ cờ, biển, cân, đai, lọng xanh, ghế chéo đích thị là một vị tiến sĩ oai phong mới được ghi danh đỗ đầu trên bảng rồng:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Biển là tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc bốn chữ ân tứ vinh quy. Cẩn là cái khăn. Đai là cái vòng đeo ngang lưng ở ngoài áo chầu. Hết thảy đều là những thứ cao quý vua ban cho người đỗ tiến sĩ để vinh quy bái tổ. Nhân vật có vẻ bề ngoài vừa uy nghi, vừa phô trương tự đắc. Tuy nhiên, điệp từ cũng xuất hiện với mật độ dày đặc và ẩn chứa ý vị mỉa mai bắt đầu bộc lộ thái độ của tác giả, khiến cho ta thấy có điều gì đó bất thường ở vị tiến sĩ này. Từ cũng được nhấn mạnh, được đưa lên đầu câu, chỉ sự giống nhau, lặp lại của hiện tượng, kết hợp với ba từ có kém ai khiến cho con người có học vị cao này có cái vẻ của sự giả dối, học đòi. Đến hai câu sau mọi việc đã trở nên rõ ràng hơn. Nhân vật cũng biển cũng cân đai kia hóa ra chỉ là một ông tiến sĩ giấy, bề ngoài giống hệt như tiến sĩ thật nhưng thực chất bên trong lại rỗng tuếch chẳng có gì. Cái chất liệu làm nên con người ông đơn giản chỉ là từ mấy mảnh giấy và một ít son diêm dúa:

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Trong hai câu thực này, nghệ thuật đối được Nguyễn Khuyến sử dụng hết sức đắc địa. Mảnh giấy đối với thân giáp bảng, nét son đối với mặt văn khôi. Giáp bảng là bảng công bố kết quả thi cử ngày xưa, còn được gọi một cách trang trọng là bảng rồng. Thân giáp bảng là người đỗ đạt cao nhưng thực chất ở đây chỉ được chế tác từ một mảnh giấy vụn. Còn chỉ bằng vài nét son là có thể tạo nên mặt văn khôi - chỉ người đứng đầu làng văn. Nguyễn Khuyến đã đặt những sự vật có giá trị khác hẳn nhau vào trong một kết cấu song hành, đối lập, cho mọi người thấy được việc tạo ra một ông tiến sĩ giả bằng giấy thực chẳng khó khăn gì, qua đó thể hiện tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của danh hiệu tiến sĩ thực của cái thời cuối phong kiến đầu thực dân này. Ông nghè tháng Tám có diện mạo bên ngoài giống hệt như tất cả các ông tiến sĩ thật nhưng cái thực học chỉ nhẹ hều như mảnh giấy và vết son mà thôi. Nhà thơ đã mượn hình ảnh của ông tiến giấy để nói về ông tiến sĩ thật đương thời, vạch trần bản chất giả dối của đối tượng bằng cách chỉ ra mâu thuẫn giữa hình thức bề ngoài lộng lẫy, hào nhoáng được che giấu hết sức tinh vi và cái thực chất bên trong sáo rỗng, đáng thương hại của nhân vật.

Đối với kẻ theo đòi chuyện học hành thì danh hiệu tiến sĩ là niềm vinh quang mà muốn đạt được nó thì người quân tử phải không ngừng tự học hành rèn luyện, có tri thức thông kim bác cổ, có tài năng xuất chúng để ra giúp dân, giúp nước. Có biết bao người đã theo đòi học hành chăm chỉ suốt đời mà vẫn không đạt được vinh hạnh đó. Nhưng nay thì đã khác, cái danh hiệu ấy đã bị người đời coi thường, khinh rẻ:

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.
Đến hai câu luận này, Nguyễn Khuyến dường như đã chuyển từ việc mô tả khách quan sang việc đánh giá chủ quan. Chỉ qua hai cụm từ cảm thán: sao mà nhẹ, ấy mới hời dường như giá trị của ông nghè đã có thể mang ra cân đo, đong đếm. Ngày xưa kẻ lao tâm khổ tứ để đỗ đạt khoác trên thân tấm áo vua ban mà cảm thấy trách nhiệm nặng nề, thì nay kẻ mua danh bán tước khoác lên mình tấm áo ấy mà sao lại thấy nhẹ bẫng. Đơn giản bởi nó là thứ giả. Không phải ngẫu nhiên khi mô tả một ông tiến sĩ bằng giấy nhưng nhà thơ vẫn phải luôn gắn vào đó từ thân (thân giáp bảng) hoặc tấm thân (tấm thân xiêm áo), chính để tạo nên sự so sánh. Nhưng sao những lời lẽ tưởng như chủ quan chế giễu, mỉa mai trên lại như cũng đang nhuốm những ngậm ngùi, chua chát, cảm thán thời thế và nhà thơ dường như đang buồn cho chính mình vậy?

Sáu câu thơ trên như một chiếc đòn bẩy để hai câu thơ cuối buông ra một lời kết luận khiến người đọc bàng hoàng:

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi.
Ở đây, thêm một lần nữa tác giả tiếp tục khắc họa sâu thêm sự đối lập, tương phản gay gắt giữa cái bên ngoài và bản chất thật của ông tiến sĩ. Cụm từ ghế chéo lọng xanh vẫn gây cho người đọc ấn tượng về dáng vẻ oai vệ vốn có của nhân vật có học vấn cao nhất đương thời. Nhưng lần nâng lên cuối cùng này cũng sẽ là lần Nguyễn Khuyến giáng cho đối tượng trào phúng đòn hạ bệ chí mạng nhất. Giọng điệu mỉa mai, hài hước của hai chữ bảnh chọe đã giết chết, đã vạch rõ cái oai phong của vị tiến sĩ kia thực chất chỉ là cái mẽ giả dối bên ngoài :

Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi.
Thật là một hình ảnh thảm hại! Cái kẻ mà ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe ấy hóa ra là một thứ con rối chịu để kẻ khác giật dây mà thôi. Cái xã hội bát nháo ấy, cái thứ triều đình bù nhìn toàn những quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề ấy nhất định chỉ có thể sản sinh ra cái thứ hàng mã này. Mà cái kẻ đứng đằng sau giật dây tất cả lũ rối người ấy từ trên xuống dưới không ai khác chính là bè lũ thực dân cướp nước. Nguyễn Khuyến đã nhìn thấy tất cả điều đó và ông kín đáo đưa ra trào phúng đại diện ưu tú nhất nhưng đã trở nên lỗi thời của cái thể chế đó.

.
 
T

thuha_148

Tam nguyên Yên Đổ đã táo bạo đưa vào trong thơ mình những hư từ, lời nói khẩu ngữ kiểu như: cũng...cũng, kém ai, sao mà nhẹ, ấy mới hời, tưởng rằng..., đưa chất văn xuôi, chất thế tục vào trong một thể thơ có tính ước lệ, tượng trưng cao như thơ Đường luật, khiến cho thể thơ này trở nên gần gũi hơn, giàu giá trị hiện thực hơn. Nhà thơ phát hiện mâu thuẫn đáng cười ở đối tượng qua những nét đối lập của sự đồng dạng, giống nhau, (tiến sĩ thật - tiến sĩ giấy). Đó là những mâu thuẫn, những điều lố bịch gây cười có ngay trong bản thân đối tượng mà chính nó không hề ý thức được. Lối trào phúng của ông già Yên Đổ là lối trào phúng gián tiếp, kín đáo và thâm thúy, ý định trào phúng của người viết không bộc lộ trên bề mặt văn bản mà chìm sâu sau những hình ảnh và từ ngữ. Muốn hiểu được tiếng cười của ông, buộc phải qua những bước “giải mã”, suy đoán, bóc tách từng lớp ngôn từ, ẩn ngữ với những ẩn dụ, phúng dụ... Để nhận ra thực chất của loại tiến sĩ thật dưới chế độ nửa thực dân phong kiến thì phải có tri thức về thứ đồ chơi trung thu của trẻ nhỏ - hình nộm ông nghè tháng Tám; hay muốn biết về thân phận vua hề, quan nhọ dưới chế độ thực dân nô lệ thì phải hiểu nghệ thuật chèo, đặc biệt là hề chèo (bài thơ Lời vợ người hát phường chèo) v.v... Rõ ràng, để có được sự thành công khi sử dụng lối trào phúng này, tác giả phải là người trong cuộc, phải am hiểu đối tượng, nếu không sẽ tạo nên những cú đánh trượt. Nguyễn Khuyến hiểu đối tượng sâu sắc như vậy chính vì ông là con đẻ của chế độ khoa cử triều Nguyễn và là người đạt đến đỉnh cao vinh quang của học vấn đương thời. Nhưng con người ấy đã dần đánh mất niềm tin vào chế độ, vào triều đình, vào vốn học vấn của mình trước thực tế lịch sử, khi mà tất cả vũ khí vật chất và tinh thần, tất cả thế ứng xử truyền thống tồn tại hàng ngàn năm của dân tộc đã bị kẻ thù mới bẻ gãy một cách dễ dàng. Ông cũng cảm thấy nghi ngờ cả tài năng, sức lực của lớp người đại diện cho tinh hoa của chế độ ấy và nghi ngờ chính bản thân mình. Bởi trong số những ông nghè tháng Tám hết thời ấy có cả bản thân Nguyễn Khuyến nhưng tất nhiên ông Tam nguyên phủ Yên Đổ hoàn toàn khác với những kẻ hữu danh vô thực đương thời. Điều ấn tượng và độc đáo ở đây là cái hài hước ấy xuất phát từ trong lòng đối tượng bị phê phán. Sự phủ định rõ ràng còn có thêm màu sắc tự phủ định. Tính bi hài của hình tượng văn học nhờ vậy càng trở nên sâu sắc gấp bội. Tính tự trào của bài thơ cũng hé mở cho ta nhận thấy, nghe thấy, chứng kiến một cuộc đối thoại và một cuộc tự đối thoại của nhà thơ với chính mình - tiếng nói phản tỉnh của một người trong cuộc. Đó cũng chính là tiếng nói phản chính thống, một hành vi tưởng như là nói ngược nhưng thực chất lại phản ánh một cách chính xác nhất bản chất của xã hội và sự tha hóa của lớp người đại diện cho tinh hoa của thể chế đương thời. Tiến sĩ giấy là biểu hiện rõ nhất của tiếng nói tự trào. Nguyễn Khuyến đã lấy việc khách thể hóa bản thân để bộc lộ tâm trạng mình. Tiếng nói lưỡng phân đa chiều, vừa hướng nội, vừa hướng ngoại này chỉ có được khi con người tự ý thức được tình trạng bi hài của mình trước thực tế lịch sử, nó bộc lộ những day dứt, trăn trở, những mâu thuẫn trong chính bản thân nhà thơ, bỏ xa kiểu con người đơn nhất trong văn chương trung đại. Trong văn học trào phúng, phê phán và phủ định điều này cũng chính là để khẳng định, bảo vệ một chân lí nào đó. Nguyễn Khuyến châm biếm, đả phá cái giả Nho, cái vô dụng, chính là để khẳng định cái chân Nho, khẳng định những giá trị truyền thống của dân tộc, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của riêng mình để tự phản tỉnh trước thực tế của sự khủng hoảng các giá trị đạo đức đương thời.

Mỹ học về cái hài dường như không bao quát hết những sắc thái đa diện của thi tài Nguyễn Khuyến. Trong Tiến sĩ giấy nói riêng và trong thơ tự trào của ông nói chung, cái hài thường bị cái bi lấn át. Điều đó cũng khiến cho tính trữ tình, sự kết hợp giữa hai phẩm chất trào phúng và trữ tình trong các bài thơ trào phúng của ông trở nên nhuần nhuyễn, ý thơ như còn đọng mãi trong lòng người đọc. Vì vậy, Nguyễn Khuyến tự trào, tự giễu cợt mình, về mặt khách quan, cũng chính là đang trào phúng cả một tầng lớp đại diện cho một xã hội thối nát, một nền học vấn đã hết thời, và một giai cấp đang từng bước chấm dứt vai trò lịch sử. Danh vị tiến sĩ nay đã trở thành trò hề, trở thành thứ đồ chơi để dứ thằng cu, mà mỗi lần nhìn thấy thứ hình nộm ấy, vị Tam nguyên lừng lẫy một thời, vị quan đại thần của triều đại đương thời lại cứ tưởng như người ta đang đem mình ra để bỡn cợt:

Rõ chú hoa man khéo vẽ trò
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.
(Vịnh tiến sĩ giấy, I)

Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ

Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

(Tự trào)

Có lẽ Nguyễn Khuyến là người trí thức đầu tiên trong thời đại ông có được cái nhìn tỉnh táo như vậy. Không phải người trí thức nào trong cơn phong ba của lịch sử cũng nhận ra được những hạn chế tất yếu của giai cấp mình, thừa nhận sự bất lực của nó trước thực tế lịch sử. Nguyễn Khuyến lớn chính vì ông đã sớm nhận ra tất cả những điều đó.

Rõ ràng, bên cạnh màu sắc bi, hài, tự trào thấm đẫm chất trữ tình, thơ trào phúng Nguyễn Khuyến còn mang tính triết lý sâu sắc về nhiều vấn đề xã hội, trong đó nổi bật là triết lý về thân phận của người trí thức, của lớp nho sĩ cuối mùa tầng lớp mang trong số phận của mình bi kịch có tính chất nhân loại ở buổi giao thời dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Nguyễn Khuyến đã tự phản tỉnh mình, tự ý thức được thân phận con người thừa của mình, thấy mình là một hủ nho trong thời buổi mới. Mặc cảm con người thừa, con người vô tích sự phải đến Nguyễn Khuyến và đặc biệt Tú Xương sau này mới thật sự rõ nét. Tuy nhiên về chủ đề này giữa hai nhà thơ có những khác biệt cơ bản. Tú Xương cũng có bài thơ Tiến sĩ giấy nhưng hình tượng nhân vật của ông không có lớp nghĩa tự trào, không có màu sắc bi kịch và ít chi tiết khắc họa mang tính điển hình. Con người không có duyên phận với khoa cử này đứng ở thế đối lập với những kẻ mang danh khoa bảng mà không phải là người trong cuộc, người ở trên nhìn xuống như Nguyễn Khuyến. Vì vậy ông Tú có thể chửi thẳng mà không e dè và cũng không hề có chút chua xót cho đối tượng bị trào phúng :

Ông đỗ khoa nào, ở xứ nào ?
Thế mà hoa hốt với trâm bào ?
Mỗi năm ngày tết trung thu đến
Tôi vẫn quen ông chẳng muốn chào.
Có thể thấy, hình tượng Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến mang tính đa nghĩa, giàu liên tưởng và cũng là hình tượng có tính điển hình và tính khái quát cao độ hơn. Điểm chung giữa hai tác giả chính là tấm lòng ưu ái suốt đời trăn trở vì dân, vì nước được thể hiện phong phú qua những bài thơ giàu giá trị nghệ thuật.

Tiến sĩ giấy không chỉ là thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của thơ Nguyễn Khuyến mà còn là một trong những hình tượng điển hình có giá trị nhất của văn học trào phúng Việt Nam ở giai đoạn đỉnh cao. Tiến sĩ giấy cũng không chỉ có ý nghĩa nhất thời, chỉ diễn ra trong thời đại của Tam nguyên Yên Đổ mà còn là hình tượng nghệ thuật mang giá trị phổ biến, chỉ những kẻ bề ngoài mang danh của người có học thức cao nhất nhưng thực chất bên trong lại không tương xứng với cái nhãn mà mình đang mang. Những nhân vật đó thời nào cũng có, đặc biệt trong những giai đoạn mà những giá trị thật giả lẫn lộn, đồng tiền lên ngôi, thời kỳ mà con người được định giá bằng đủ thứ danh hiệu hình thức thì loại người đó càng nhiều. Họ có thể là những kẻ mua danh bán tước, những tiến sĩ giả, nhưng họ cũng có thể là những người đi học thật nhưng tài năng kém cỏi và Nguyễn Khuyến chính là người đầu tiên đã tổng kết hiện tượng xã hội đó thành một hình tượng nghệ thuật điển hình tượng trưng cho mọi thời đại. Điều đó đã khẳng định giá trị sáng tạo và sức sống bền vững muôn đời của thơ ca Tam nguyên Yên Đổ
 
T

thuha_148

Bức tranh phố huyện:
*Cảnh ngày tàn, chợ tàn:
- Tiếng trống thu không: thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con người -> tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao xác -> điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi.
-Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân dã" quen thuộc, buồn bã, rên rĩ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn bầu rời rạc
=> không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện.
* Thời gian: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru..." , "bóng tối ngập dần.... giờ khắc ngày tàn" - "Trời nhá nhem tối", "Trời bắt đầu đêm ...."," Đêm tối".
-> Tác giả miêu tả bước đi của thời gian rất cụ thể, tỉ mỉ, chi li -> thời gian có sự vận động: chậm rãi, lặng lẽ -> nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần vào đêm khuya.
*Không gian: thu hẹp dần:quang cảnh phố huyện nhỏ bé, một phiên chợ tàn, góc chợ đơn sơ, quán hàng lụp xụp-> yên tĩnh, tù túng, chật hẹp.
Bóng tối Ánh sáng
- Tối hết cả: đường phố, ngõ con...
- Trống cầm canh: ngắn, khô khan, chìm ngay vào btối.
-> bóng tối đang luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, mọi hoạt động âm thầm của sinh vật, con người khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm lửa, hột sáng, ngọn đèn con của chị Tí(7 lần)
-> lẻ loi, hiếm hoi, yếu ớt, không đủ xé rách màn đêm, làm cho đêm tối mênh mông hơn.

=> Tương phản: động- tĩnh; ánh sáng- bóng tối, nhịp điệu câu văn chậm rãi... -> Khung cảnh phố huyện ảm đạm, xao xác, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc.
*Những kiếp người tàn:
+ Mấy đứa trẻ nhặt rác bãi chợ.
+ Mẹ con chị Tí : ban ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước, thắp một ngọn đèn leo lét. Chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm nhưng "chả kiếm được bao nhiêu..."
+ Bóng bác phở Siêu chập chờn trong đêm.
+ V/c bác hát xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn.
+ Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ
+ Chị em Liên với hàng tạp hoá nhỏ xíu
=> Nhịp sống cứ lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán....Tuy vậy, họ vẫn hi vọng- cho dù hi vọng đó rất mơ hồ: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Chính sự mong đợi mơ hồ này càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong truyện.
=> Tất cả đều hiện ra trong cái nhìn xót xa, thương cảm của TL, qua lời văn đều đều, chậm buồn và những chi tiết dường như khách quan
* Nhân vật Liên:
- Là đứa trẻ nghèo, cuộc sống cơm áo trói buộc cô vào chõng hàng, cướp đi niềm vui và quyền lợi của tuổi thơ. Liên sống mòn mỏi đợi chờ.
- Là đứa trẻ giàu tình thương.
+ Đối với những đứa trẻ nghèo nhặt rác "Liên động lònh thương nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng".
+ Đối với mọi người: luôn quan tâm, luôn đối xử ân cần, lễ phép và đầy tình người (cụ Thi, chị Tí, bác Xẩm).
+ Đối với em An: Thương yêu, lo lắng, chăm sóc, ân cần lời mẹ, "chiếc xà tích... chị là con gái lớn và đảm đang".
- Là đứa trẻ có đời sống tâm hồn và biết mơ ước -> làm nên chất thơ cho truyện.
- Là người đau khổ nhất trong các nhân vật:
+ Vì Liên đã biết thế nào là ánh sáng chốn thị thành.
+Liên nhạy cảm trước nỗi đau con người.
+Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống và là người biết mơ ước, khát khao ánh sáng.
=> Hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức được đầy đủ và sâu sắc về cuộc sống đó.
 
T

thuha_148

*họ sống co ly tuong cao đẹp ,co hoài bão lớn(nêu dẫn chứng trọng sách :như là muon viet tp de doi
,quan diem ve nghe viet van chan chính) ng hộ lại ko thể làm dc bỏi lẽ họ có cả 1 gia dinh fai lo toan ,neu viet tp tâm đắc thì mát nhiều t ,nên hộ vì cơm áo gạo tiền đã viét ra ng tp ,bài báo vội vã mà moi làn đọc lại anh lại tháy tưj xấu hổ về mình
còn về gia đình hộ đã dang tay cứu vớt từ,anh muon tro thành một người chồng tốt ,nguoi cha tốt ,ng khát vọng về nghề quá lớn .anh dã tg quyết tâm sẽ gác lại ước mơ để chăm lo cho gđ ng khát vọng trong anh quá lớn ,nó cứ âm thầm trỗi dậy ,trong ng làn anh gặp lại bạn văn chương ,nó ko để cho anh yên than ;sau ng lần đó anh lại uống rượu den say khướt ,vè đến nhà thì đánh đập vợ con,chửi mắng từ
néu chỉ dừng lại ở đó thi ko có j dẻ bàn ng sau mõi lần đánh vợ sáng hôm sau anh lại hối hận vì hđ của mình,lại xin lỗi vợ ng ròi lần sau lai vậy ,nó cứ lặp đi lặp lại
khao khát sống tình thương nglại chà đạp lên lẽ sống tình thương đó ,khao khát được viết 1 tp văn chương để đời ng cuói cùng chỉ viết ng bài báo đáng nguyền rủa đời hộ chỉ là đời thừa mà thôi ,
đay là bi kịch ko của rieng hộ mà của cả một lớp trí thức thời đó ,họ có hoài bão ng cs bế tắc khiến họ ko thẻ thực hiện dc ước mơ(nêu nguyên nhân vì sao co hiện tượng này:chính là do thực dân pháp ...
Bạn tham khảo:
Hộ cũng phải chịu đựng bi kịch về nghề văn. Trong tuổi trẻ Hộ là một nhà văn có những suy nghĩ đẹp về nghề nghiệp, Hộ cho nghề văn là một nghề cao quý, người viết phải có trách nhiệm với ngòi bút, phải thể hiện phần cao đẹp của tâm hồn mình, có thế tác phẩm mới có giá trị, mới đem lại niềm vui và tình cảm đẹp cho mọi người. Lòng mơ ước về một sự nghiệp văn chương gắn với trách nhiệm của nghề văn. Qua truyện ngắn "Trăng sáng", Nam Cao nêu lên quan hệ giữa văn nghệ và cuộc sống với trách nhiệm của nhà văn. Với "Đời thừa", Nam Cao qua nhân vật Hộ đề cập nhiều vấn đề sâu sắc về nghề văn. Văn chương không thể theo đường mòn mà phải sáng tạo. "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có". Hộ cũng có những suy nghĩ sâu sắc về chuẩn mực và giá trị của một tác phẩm văn chương. Hộ cho rằng một tác phẩm có giá trị không thể chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài của xã hội hoặc thu lại trong phạm vi một địa phương nhỏ hẹp: "Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương tính bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn". Nghĩ như thế nhưng rồi vì hoàn cảnh phải kiếm sống, Hộ phải viết một cách vội vàng để làm cho có tiền, và kết quả là tác phẩm văn chương không tránh khỏi nghèo nàn nhàm chán. Hộ đau đớn vì nghề nghiệp: "Hắn chính là một kẻ bất lương. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt phèo... Hắn chẳng đem lại một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa". Bi kịch của Hộ chính là ở chỗ nhận thức được sự nghèo nàn nhạt nhẽo của những trang viết, khác với nghề văn chân chính là phải sáng tạo. Hộ phải chịu đựng bi kịch của đời thừa. Điều rất khổ tâm đối với Hộ mặc dù biết rằng mình phải viết vội, viết cẩu thả để kiếm sống, không xứng đáng với nhà văn chân chính nhưng Hộ vẫn say mê văn chương: "Chính tôi làm cái thân tôi khổ, tôi mê văn quá nên mới khổ". Hộ vẫn tha thiết yêu quý nghề: "Tuy khổ thì khổ thật nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi chưa chắc tôi đã đổi".

Về cuộc sống riêng, Hộ cũng không có được một gia đình hạnh phúc. Đây cũng là bi kịch chung của nhiều trí thức nghèo; nhiều cặp vợ chồng không hòa hợp hay xảy ra mâu thuẫn mà nguyên nhân chính là sự nghèo khổ kéo dài. Khởi đầu Hộ cũng có một gia đình hạnh phúc. Hộ đã xây dựng gia đình theo một tinh thần cưu mang độ lượng: "Từ bị tình nhân bỏ với một đứa con vừa mới đẻ (...) Giữa lúc ấy thì Hộ mở rộng đôi cánh tay ra, đón lấy Từ. Hộ nuôi Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ. Hộ nhận làm bố cho đứa con thơ". Từ biết ơn và đền đáp lại bằng một tình yêu trung thành: "Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi".

Hộ chỉ sung sướng được ít lâu vì gia đình bé nhỏ nhưng nguồn chi tiêu lại lớn, Hộ hiểu rõ giá trị của đồng tiền và nỗi tủi đau của một người đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. "Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Hắn còn điên lên vì con khóc. (...) Hắn trở nên cau có và gắt gỏng" và dần trở thành một kẻ sống bất thường, lúc thì yêu thương vợ con, lúc thì cáu kỉnh đập phá: "Ngày mai... mình có biết không? Chỉ ngày mai thôi! Là tôi đuổi tất cả mẹ con mình ra khỏi cái nhà này... Tôi đuổi tất, không chừa một đứa nào (...) Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn với hét! Cả con mẹ nữa, con mẹ là mình ấy cũng đáng vật một nhát cho chết nốt...".

Hộ rơi vào bi kịch và những bế tắc của gia đình không dễ tìm ra lối thoát. Hộ vốn chủ trương triết lý tình thương và gia đình của Hộ là nguồn yêu thương gần gũi nhất của Hộ. Hộ không thể ác được. Cái ác chỉ thoáng đến trong ý nghĩ là Hộ đã hối hận, Hộ yêu thương vợ con, chăm sóc và lo lắng khi vợ đau ốm, vồ vập hôn hít con khi chỉ xa chúng một vài ngày: "Hắn tưởng tượng ra cái cảnh lũ con háu ăn và đói khát, rón thịt bằng tay và ăn những miếng bánh thật to, miệng phụng phịu và môi bóng nhờn những mỡ. Cái cảnh thô tục và cảm động!

Nhân vật Hộ phải chịu đựng nhiều bi kịch của người trí thức nghèo, Nam Cao miêu tả rất sâu sắc tâm trạng xúc động, đau đớn, xót xa của nhân vật và họ không thể thoát ra cảnh ngộ của mình trong cuộc đời cũ. Đó là bi kịch chung của xã hội thực dân phong kiến đã gieo rắc đến nhiều cuộc đời và nhiều số phận khác nhau, người trí thức nghèo phải đau đớn chịu đựng trong cảnh ngộ riêng của mình. Trong các truyện ngắn của Nam Cao về người trí thức nghèo thì "Đời thừa" là sáng tác giàu kịch tính và tập trung nhiều bi kịch hơn cả. Cùng một lúc nhân vật trí thức nghèo phải chịu đựng nhiều bi kịch: bi kịch vỡ mộng, bi kịch về nghề nghiệp và cả bi kịch nhỏ trong gia đình. Nhiều lúc Hộ tỏ ra thiếu bình tĩnh, giận dữ, chán nản... nhưng cuối cùng thì Hộ vẫn là người tốt. Nhà văn vẫn hướng về cái đẹp, người chồng vẫn thiết tha yêu thương vợ con. Cái đáng trách, đáng phê phán suy ra chính là cuộc đời cũ bất công khắc nghiệt.
 
T

thuha_148

Từ quá khứ đến hiện tại, từ bản chất đến hiện tượng Chí Phèo đã biến đổi. Trong quá khứ Chí Phèo là một con người hiền như cục đất, có bản chất lương thiện, từ khi vào làm canh điền cho nhà Bá Kiến, rồi bị Bá Kiến đẩy vào tù, sau 7-8 năm ở tù ra, Chí Phèo đã bị biến đổi cả nhân hình lẫn nhân tính. Từ đây, Chí Phèo đã rơi vào vô thức và bị lưu manh tha hoá, tất cả mọi hành động của Chí đều phải thông qua rượu, đều diễn ra trong vô thức: đâm thuê, chém mướn, cướp bóc, rạch mặt ăn vạ ... những tội ác của Chí cứ chất đầy lên trong con mắt người dân Vũ Đại.

Tưởng như số phận cuộc đời của Chí Phèo sẽ mãi mãi trượt dài trên cái dốc lưu manh tha hóa và rơi vào vực sâu của kiếp sống tội lỗi, nhưng sự xuất hiện của thị Nở đã đưa Chí Phèo từ vực sâu của kiếp sống lưu manh tha hóa đến bến bờ của cõi đời lương thiện. Đây có thể xem là một sự kiện trọng đại, một biến cố mở ra một bước ngoặt của cuộc đời Chí Phèo, đưa Chí Phèo trở lại với kiếp người. Sự xuất hiện của thị Nở cùng với bát cháo hành đã biểu hiện cho sự đồng cảm và tình người nhân hậu, người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn kia lại là người duy nhất ở làng Vũ Đại biết được sao có lúc nó hiền đến thế. Hơi ấm của bát cháo hành chính là hơi ấm của tình người nhân hậu đã làm cho con người lương thiện bất lâu chìm khuất trong hình ảnh của con quỷ dữ, thằng đầu bò đã phục sinh, giờ đây sức sống tâm hồn đã trỗi dậy trong Chí Phèo.

Sau khi con người lương thiện phục sinh, tính cách tâm hồn con người Chí Phèo đã tỉnh dậy lắng nghe những âm thanh bình dị mộc mạc hàng ngày mà bấy lâu nay Chí quên lãng. Chí bổng hồi tưởng về những kỉ niệm của một thời êm đẹp : Ao ước có một gia đình nho nhỏm chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.... Đáng lẽ ra hắn cũng sẽ có được cuộc sống bình thường như bao người khác nhưng giờ đây khi hắn tỉnh dậy hắn mới thấy hắn đã già mà vẫn cô độc, hắn vẫn đang sống bên lề cuộc đời một cách ********, hắn cảm thấy buồn, hắn thấy tủi nhục. Hơn lúc nào hết, lúc này hắn mong ước được làm người, được trò chuyện...

Nhưng những giây phút yêu đương của cuộc sống lứa đôi Chí Phèo - thị Nở thật ngắn ngủi, hạnh phúc vừa hé hé ở đã kháo lại. Chí Phèo và thị Nở đã dắt tay nhau tới ngưỡng cửa cuộc đời nhưng bị từ chối phũ phàng bởi định kiến xã hôi, mà bà cô thị Nở là đại diện. Khi tỉnh dậy và đối diện với hiện thực, Chí Phèo mới giật mình và nhận thức một cách sâu sắc hơn hắn đã bị từ chối khỏi cộng đồng và không thể trở thành người lương thiện trong con mắt mọi người được nữa.

Khi con người lương thiện trong Chí Phèo đã phục sinh thì hắn lại càng khao khát được làm người hơn bao giờ hết. Nhưng khao khát vẫn chỉ là khao khát. Như ánh cầu vồng vụt tắt sau cơn mưa, như ngọn lửa nhỏ bị dập tắt khi mới le lói sáng, khát vọng làm người của hắn đã bị cự tuyệt hoàn toàn. Chí lại trở về với sự cô độc, và đau đớn, xót xa khi nhận ra mình đã không còn đường để quay trở lại: Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để mất những vết mảnh chai trên mặt này? Đây chính là sự tự ý thức cao độ của Chí Phèo về bi kịch của bản thân mình. Hình ảnh những cết mảnh chai trên mặt chính là dấu vết của những năm tháng tội đồ. Hình ảnh này đã hằn sâu trong tâm trí của người dân làng Vũ Đại và trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với họ. Trong con mắt của mọi người, Chí Phèo là con quỷ dữ, thằng đầu bò và hình ảnh đó không thể tẩu xóa đi được nữa. Chính định kiến của môi trường thế sự cho ngăn cản bước chân của Chí Phèo tìm về với cõi đời lương thiện.

Hơn ai hết, thị Nở là người đem lại cho Chí Phèo sự đồng cảm và tình người nhân hậu, nhưng chính thị Nở cũng là người đẩy Chí Phèo đến bờ vực của cái chết. Thị vừa là phương tiện, vừa là công cụ, lại vừa là nạn nhân của định kiến.

Đến đây, Chí Phèo rơi vào bi kịch của sự lựa chọn giữa sự sống và nhân cách. Và cuối cùng, Chí Phèo đã tìm đến cái chết để khẳng định nhân cách của mình. Chí Phèo cầm dao đâm chết Bá Kiến - kẻ thù lớn nhất của đời mình rồi tự sát. Chí Phèo đã lựa chọn - một sự lựa chọn nghiệt ngã, nhưng đó là cách duy nhất để con người lương thiện trong Chí được sống, để nhân cách con người của hắn được tồn tại.

Hành động tự sát của Chí Phèo là cuộc chiến đấu mạnh mẽ nhất, dữ dội nhất và là cuộc chiến đấu cuối cùng giữa con người hiền như cục đất và con quỷ dữ, thằng đầu bỏ. Trong cuộc quyết đấu này, Chí Phèo đã chết, nhưng nhân cách lương thiện đã trổi dậy và tỏa sáng, đó cũng chính là chiến thắng tất yếu của cái thiện đối với cái ác, đồng thời cũng là sự thể hiện rõ ràng nhất cho tư tưởng nhân đạo và tinh thần nhân văn của ngòi bút Nam Cao.
 
T

thuha_148

Bạn tham khảo thêm:
Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Chí Phèo trước lúc vào tù
- Đứa trẻ bị bỏ rơi lớn lên nhờ vào sự cưu mang của những người dân lương thiện.
- Lớn lên làm anh canh điền cho gia đình Bá Kiến.Ôm ấp ước mơ rất giản dị có một mái ấm gia đình, chồng làm thuê cuốc mướn..
- Bị bà Ba sai làm việc nhơ bẩn chỉ thấy nhục nhã chứ yêu thương gì..-> người rất có lòng tự trọng.
- Bị giải lên huyện rồi tống vào tù không rõ nguyên cớ.
b. Chí Phèo sau khi ra tù
- Ngoại hình: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, mặt đen...mắt gườm gườm...đầy những nét chạm trỗ rồng phượng...
- Nhân tính: vạch mặt ăn vạ, đập phá, đâm thuê, chém mướn-> Con quỷ dữ của làng Vũ Đại
+ Hắn vừa đi vừa chửi...chửi trời...chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại... chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn...chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn...
->Cái say, cái tỉnh luôn song song tồn tại, đó chính là sự vật vã tuyệt vọng của một linh hồn đau khổ, phản ứng của y với toàn bộ cuộc đời và sự khát khao giao tiếp hoà đồng với mọi người.
-> tiếng chửi, bài chửi...-> một trong vô vàn âm thanh vô nghĩa lý trong xã hội, đáp lại lời hắn “chỉ có ba con chó dữ”-> kiếp sống cô độc, lẻ loi tột độ của CP, cách biệt với thế giới loài người.
+ Đến nhà Bá Kiến và trở thành tay sai đắc lực cho Bá kiến gây tai hoạ cho nhân dân.
=> Bá Kiến và nhà tù thực dân đã huỷ diệt nhân hình lẫn nhân tính của chí, biến con người lương thiện thành kẻ lưu manh, thành con quỷ dữ
-> Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức của nông thôn trước CM.
-> Sức mạnh tố cáo, giá trị hiện thực mới mẻ, độc đáo.
c. Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.
* Bất ngờ gặp TN...Thế rồi nửa đêm, CP đau bụng nôn mửa, TN dìu hắn vào trogn lều-> Trận ốm: góp phần thay đổi hắn về sinh lý và tâm lý:
- bâng khuâng và mơ hồ buồn.
- Nghe những âm thanh của cuộc sống xung quanh “ Tiếng chim hót...tiếng cười nói...anh thuyền chài gõ mái..”. Đó là những âm thanh hàng ngày vẫn có nhưng đây là lần đầu Chí cảm nhận được.
-> Âm thanh của tiếng gọi tha thiết từ cuộc sống.
- Nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhớ lại những ước mơ giản dị. Ý thức về hiện tại buồn vì mình đã ở nưả dốc bên kia của cuộc đời. Nghĩ về tương lai, sợ sự cô độc.
-> Lần đầu tiên trở lại làm người, suy nghĩ như người nông dân lương thiện và cũng là lúc nhận ra cái tình trạng bi đát của mình.
* Bát cháo hành của Thị Nở: Chí Phèo đi từ ngạc nhiên đến xúc động “mắt hình như ươn ướt”-> giọt nước mắt của sự cám ơn, trả ơn, kết quả của sự cô đơn, khổ đau lâu ngày, giọt nước mắt vui sướng của một kẻ chưa biết vui sướng là gì -> dấu hiệu khép lại chuỗi tội lỗi và làm sống dậy bản chất lươgn thiện vốn ẩn sâu trong tiềm thức Chí.
-> Chí thèm lương thiện, thèm làm hoà với mọi người biết bao. Chí hồi hộp, mong mỏi được nhận trở lại với xã hội loài người, tin tưởng Thị Nở sẽ mở đường.
* Con đường trở lại làm người của Chí vừa mở ra đã bị chặn đứng lại: Bà cô TN dứt khoát ngăn chặn, Chí rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch con người không được công nhận là người-> Quằn quại, đau khổ tuyệt vọng...”ôm mặt khóc rưng rức” và “luôn thấy thoảng mùi cháo hành”(lặp)
-> khóc cho sự uất nghẹn, khóc cho số phận, cuộc đời và vẫn khao khát tình yêu thương.
- Tao muốn làm người lương thiện. Không được, ai cho tao lương thiện..Tâm trạng cực kì phẩn uất và bế tắc trước kẻ thù của suốt cuộc đời mình, thể hiện bản chất người tốt đẹp, khao khát hướng thiện của con quỷ dữ.
- Chí Phèo giết Bá Kiến: lòng căm thù lên đến tột đỉnh khi nhận ra nguyên nhân chính của cuộc đời mình.
- Cái chết của Chí: thể hiện niềm khao khát trở về cuộc sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng, sức mạnh căm thù đã vùng lên một cách mạnh mẽ dù còn tự phát manh động-> Tố cáo xã hội thực dân pk và xung đột gay gắt giữa địa chủ và nông dân.
=> Tư tưởng nhân đạo độc đáo của NC: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị bị biến thành thú dữ.
 
Top Bottom