[ văn NL 9] Bài viết số 5 m.n giúp mk mí na

C

chieu_duong_99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

thầy giáo tớ cho một số đề sau :

Đ1 : qay cóp và gian lận trong thi cử và kt là ht xh ngày 1 n` trong hs
Đ2: suy nghĩ về vđ an toàn thực phẩm hiện nay
Đ3: trình bày qan điểm của e về nghiện trò chơi điện tử trên internet trong tuổi trẻ hiện nay
Đ4 : suy nghĩ về tiếng kêu cứu của mt
Đ5: trong hs hiện nay xuất hiện n` ht hk tủ, hk vét. suy ngĩ của e về ht trên
Đ6: văn hóa hk đg đag xg dốc . e có đồng ý vs nx trên ? suy nghĩ của e về ht này
Đ7: suy nghĩ của e về nạn bạo lực hk đg ngày nay
Đ8: n` bn trẻ qên ns lời xl khi mắc lỗi, qên ns lời cảm ơn khi đc giúp đỡ. suy ngĩ của e về thói thờ ơ vô cảm của n` bn trẻ

m.n lm theo giàn ý này na:;)
MB: - đãn dắt, giới thiệu vđ
- đánh giá kq' vđ
TB: - LĐ 1: gthic, nêu thực trạng của sự vc ht
- Lđ 2: CM n~ biểu hiện của sự vc ht
- Lđ 3: ptich nguyên nhân, chỉ ra tác hại of vđ
- Lđ 4: biện pháp phòng tránh , phát huy
- Lđ 5: bàn bạc, mở rộng ( đưa ra n~ sv tương tự or trái ngc)
KB: - kq' lại vđ ( khẳng đinh. phủ định )
- liên hệ, suy nghĩ of bản thân

M.n giúp mk mí na....
tớ chỉ cần dàn ý chi tiết :) mà nếu có cả bài thì càng tút:p
TKS m.n trc na ;);)
 
N

naniliti

Đề 7:
Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Nạn bạo lực học đường ngày nay.

- Đánh giá khái quát vấn đề:Bạo lực học đường đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở nơi các loại vũ khí như súng hay dao được sử dụng. Bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, nhưng hiện nay, nó ngày càng bộc lộ tính nguy hiểm và phức tạp.

Thân bài:

1. - Bạo lực học đường là: chúng ta có thể hiểu bạo lực học đường là những hành vi xâm hại đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ, tinh thần, uy tín, danh dự của người bị hại trong môi trường học đường.

- Thực trạng của bạo lực học đường ở Việt Nam cũng như trên thế giới ( Tìm trên internet)

2. Biểu hiện của bạo lực học đường ngày nay: ( Tìm trên internet)

3. a) Nguyên nhân:
a1. Nguyên nhân từ giáo dục của gia đình: nguồn nguyên nhân chính của bạo lực học đường.

a2. Nguyên nhân từ giáo dục của nhà trường: nguyên nhân quan trọng do nhà trường chỉ chú trọng dạy chữ không chăm lo đầy đủ cho việc dạy người, do sức ép điểm số, thi cử

a3 Nguyên nhân từ phía giáo dục xã hội: Do tác động của mặt trái kinh tế kinh tế thị trường, các mối quan hệ tiêu cực xã hội và truyền thông gây ra.
Tác động xấu của phim ảnh, sách truyện mang tính bạo lực...

a4 Nguyên nhân tâm lý từ chính bản thân người chưa thành niên: Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi dậy thì, do người chưa thành niên không làm chủ bản thân mà ra.

b) Tác hại:
b1. Cho bản thân hsinh:
- Về tinh thần:
+ Rối nhiễu hvi, ảnh hưởng học tập, lđ, năng khiếu, ước mơ, sở thích
+ Dẫn tới trầm cảm, lo lắng, tự ti, xa lánh cuộc sống bên ngoài, có thể dẫn tới trường hợp xấu nhất là tự vẫn
+ Kết quả học tập ảnh hưởng
...
- Về thể xác: Chấn thương cơ thể, có thể mất khả năng sinh hoạt, học tập như bạn bè trang lứa

b2. Cho gia đình, nhà trường, xã hội
- Gia đình:
- Nhà trường:
+ LÀm hoạt động giáo dục của nhà trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thường xuyên diễn ra các cuộc hội đồng kỷ luật
+ Thầy cô bạn bè lo lắng, mất tính đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ nhau trong học tập
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức học sinh và sự mô phạm của trường học
- Xã hội:
+ Trật tự xã hôi ảnh hưởng nghiêm trọng
....
4. Biện pháp phòng tránh:
- Cấp độ xã hội: Hướng tới làm thay đổi, giảm thiểu những tiêu cực và truyền thông bạo lực tác động tới học đường. Ngăn ngừa bạo lực băng nhóm của thanh thiếu niên.

- Cấp độ nhà trường: Đưa vào nhà trường những chương trình giáo dục mang tính nhân văn xã hội, các hoạt động thân thiện, xây dựng văn hoá học đường, gia tăng yếu tố dạy người trong giáo dục. Tích cực ngăn ngừa bạo lực qua các dấu hiệu tiền bạo lực.

- Cấp độ gia đình: Hướng tới cải thiện các mối quan hệ gia đình lành mạnh. Đối với các học sinh có nghịch cảnh gia đình … cần được tư vấn để vượt qua khó khăn tâm lý.

- Cấp độ cá nhân: Cần có các chương trình hướng tới các nhóm học sinh cón dấu hiệu hành vi bạo lực nguy cơ cao, có các chương trình giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh. Tổ chức tư vấn, tham vấn tâm lý học đường trong các trường học để hỗ trợ học sinh vượt qua các khó khăn tâm lý, định hướng các ứng xử lành mạnh, thân thiện. ( Theo TS. Phạm Văn Khanh)

5. Bàn bạc mở rộng ( Tự viết nghen)

Trong bài viết có tham khảo 1 số nguồn trên internet
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom