Có một câu chuyện nhỏ kể về một ng` đàn ông mắc phải lỗi lầm, ông bị trừng phạt bằng cách chọn 1 tron 3 điều: giết mẹ mình, giết em trai mình, hoặc uống rượu. Ng` đàn ông ko thể nào làm 2 điều trên, vì thế ông ta bắt đầu uống rượu. Sau 1 thời gian, ông ta nghiện rượu, mẹ và em khuyên bảo thế nào cũng ko đc, và trong 1 lần say xỉn, ông ta đã cầm dao giết cả mẹ và em trai mình.
Trong Kinh Phật đã có dạy "tửu sắc" làm người ta trở nên sân si, dục vọng, luôn sống trong một giấc mơ không có thật. Rượu chỉ làm người ta quên đi mọi sự trong chốc lát nhưng khi tỉnh lại mọi sự lại vẫn cứ quay xung quanh mình. Cứ mãi tìm quên trong rượu chỉ làm thêm mất phương hướng sống. Hơn nữa, trong cơn say mấy ai tự chủ được mình. Đó là một chất kích thích dễ gây nghiện. Một khi đã dính vào rồi, con người sẽ chỉ có thể làm nô lệ cho cái thứ lẽ ra làm nô lệ cho mình. Đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, trốn tránh cái đau khổ hiện tại mà dìm hồn trong đáy cốc, cái lẽ ấy ko thể biện minh cho 1 con người hèn nhát và yếu đuối. Hãy nhìn chí phèo, ko có rưọu, rạch mặt đối vs hắn là đau đớn lắm. Phải có rưọu vào như 1 thứ thuốc gây tê tạm thời, vết thương cả nhân hình và nhân tính. Sân si và hèn nhát, những con ng` đam mê tửu sắc làm được j, để lại j cho nhân gian?
Đáng lẽ nhân dân Việt Nam ta, hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới, hiểu thấm thía tai hại của tệ nạn rượu chè. Không phải bởi đã từng nghe các chuyện kể vòng vo tam quốc như chuyện Trương Phi vì say sưa mà để thành Từ Châu lọt vào tay Lữ Bố; rồi cũng do một cơn say mà để cho một kẻ yếu hơn mình cả chục lần đến cắt mất đầu. Ta chỉ cần đọc lại sử nước mình, từ ngày có nền độc lập vững bền hơn một ngàn năm nay. Chỉ cần người lớn nói lại cho trẻ em nghe và người có trách nhiệm trong chính quyền dựa vào đó mà nói với dân.
Này đây:
Khởi đầu là nhà Đinh, trong một cơn say, vua Đinh Tiên Hoàng và trưởng nam là Đinh Liển bị tên nội thị Đỗ Thích giết chết. Một triều đại chấm dứt sau chưa đầy 12 năm (968-979).
Nối tiếp theo là đời Tiền Lê, kéo dài cũng chỉ 30 năm, và tới khi Lê Long Đỉnh lên làm vua, lúc lâm triều chỉ nằm, nên được gọi là Lê Ngọa Triều, do chân bị tê liệt và mang bệnh trĩ. Điều ghi lại trong sử sách mà ai cũng biết là những cơn tàn ác lạ lùng, làm mất cả lòng dân. Ví dụ: lấy rơm quấn vào tội nhân rồi châm lửa đốt; nhốt tù vào thủy lao đem ra treo ở bờ sông cho nước thủy triều lên giết dần. Long Đỉnh vui cười khi cho róc mía trên đầu nhà sư, rồi giả lỡ tay hạ dao vào sọ. Dưới mắt nhà y học hiện nay, bệnh trĩ kia là do đau gan, chân bị tê liệt là do viêm các dây thần kinh, nguồn gốc của hành vi tàn ác, cũng do tác hại của rượu. Chúng ta lưu ý một điều là lúc đọc sử có lẽ chỉ lướt qua: Lê Ngọa Triều chết năm 24 tuổi là người say mê tửu sắc.
Đời nhà Lý, chấm dứt với Lý Huệ Tôn năm 1225 khi nghe lời vợ là Trần Hậu và em họ vợ là Trần Thủ Độ, vua truyền ngôi cho công chúa mới lên bảy tuổi; rồi bà vua Lý Chiêu Hoàng nhanh chóng nhường lại ngôi cho ông chồng là Trần Cảnh, mới tám tuổi. Sử ghi rõ: Huệ Tôn say rượu liên miên suốt ngày, lúc ốm đau, lúc điên dại. Đau ốm thế nào, điên dại ra sao? Chuyên môn có đề cập đến, khi nêu bệnh Cảnh nghiện rượu kinh niên.
Nhà Trần để lại cho dân tộc ta những trang sử vẻ vang, đánh bại quân xâm lược từ phương Bắc xuống, đông hơn ta cả chục lần. Công lao lớn thuộc về hàng chục vạn người, đã nghe theo lời hịch của Trần Hưng Đạo, trong vấn đề bỏ rượu được nhắc đến: “Chén rượu ngon không làm cho giặc say chết: tiếng hát hay không làm cho giặc điếc tai… Bấy giờ chẳng những ta chịu nhục mà trăm nằm về sau, tiếng xấu hãy còn mãi mãi”. Những người đứng đầu Nhà nước trong thời kỳ hiển hách ấy tự mình nêu gương sáng cho dân; không uống rượu. Sử chép: Một hôm, Thượng Hoàng Trần Nhân Tông từ Thiên Trường về kinh, các quan đều có mặt ở nơi giáng tiếp, chỉ thiếu có vua Anh Tông đang say nằm ngủ không ai dám đánh thức. Thượng Hoàng giận lắm, truyền xa giá lập tức trở về Thiên Trường. Vua Anh Tông tỉnh dậy, sợ quá, vội vàng chạy theo và nhờ Đoàn Nhữ Hài, còn là học trò, làm bài tạ tội, hứa hẹn sẽ không uống rượu nữa. Nước nhà kéo dài thêm được 48 năm thịnh trị (1293-1341).
Nhà Trần bắt đầu sụp đổ từ đời Trần Dụ Tông (1341) khi Triều đường trở thành một quán rượu thường trực, một sòng bạc, một sân khấu. Vua quan thi nhau uống rượu; ai uống nổi trăm thăng được thưởng hai trật quan. Có khác gì ngày nay người ta khen nhau là “chịu chơi” ở một số vùng nông thôn miền Nam.
Sử chép: Vua Dụ Tông vì tửu sắc quá độ nên không có con, khi ông qua đời năm 1369, nhà Trần suýt chấm dứt. Những ông vua cuối cùng của nhà Trần, trước khi ngai vàng lọt vào tay Hồ Quý Ly, suốt ngày rượu chè, cứ yến ẩm với các quan trong khi nhân dân đói khổ.
Đời nhà Lê, ở Bắc Hà, chấm dứt với chúa Trịnh, kẻ thực sự nắm hết quyền hành, cứ suy đồi trong tệ nạn say sưa. Đặng Mậu Lân, em ruột bà chúa Chè Đặng Thị Huệ, là điển hình của bao nhiêu vụ tàn bạo: hiếp dâm công khai, đánh giết người vô tội sau những cơn say với đồng lũ. Bản thân Tĩnh đô Vương Trịnh Sâm là một bệnh nhân mắc bệnh xơ gan do nhiễm độc rượu nên sợ lạnh, liệt dương, theo sự phân tích bệnh án của Hải Thượng Lãn Ông để lại trong quyển Thượng Kinh ký sự. Đứa con duy nhất của Trịnh Sâm đã có với bà chúa Chè, thế tử Trịnh Cán, chết yểu, chắc chắn bởi bị lao màng bụng trên cơ sở y là sản phẩm của một người cha ghiền rượu say sưa.
Nào cần phải có con mắt người làm nghề trị bệnh mới thấy rõ tai hại của nạn rượu chè. Nhiều nhà tư tưởng lớn, nhiều nhà cách mạng sôi nổi tình thương lao động, đều đã phát biểu dứt khoát. Gớt (Goethe), người Đức, đại văn hào của thế giới vào thế kỷ 19 nhận xét: “Nhân loại có thể đạt tới những thành tựu vô song nếu tỉnh táo hơn, không uống rượu”. Gớt đã sống y như lời ông, tới 83 tuổi, và theo người đương thời, sau khi mất, thân thể ông trông như của một chàng trai trẻ.
Nhà văn Nga Lép Tônxtôi, sống tới 82 tuổi, nói:
Rượu làm tối tăm ý thức và mê muội lương tri, làm cho con người dễ mắc những mưu đồ, hành động xấu xa. Thói quen dùng chất kích thích này với liều lượng ít hay nhiều, thỉnh thoảng hay thường xuyên, trong tầng lớp xã hội thượng lưu hay hạ đẳng, bao giờ cũng có một nguyên nhân này hay nguyên nhân khác, và nhất là thấy cần phải dập tắt tiếng nói của lương tri. Người đứng đắn lấy làm hổ thẹn làm các việc mà kẻ say sưa làm không do dự. Chính phần mười các tội lỗi làm ô nhục nhân loại đã phạm phải dưới ảnh hưởng của rượu.
Giác Lônđôn (Jack London), nhà văn tiến bộ Mỹ, cũng đã viết:
Thật khủng khiếp, rượu lại thọc bàn tay vào những đôi bạn tốt, vào những người có lửa, có khí thế, vào những ai rộng tầm nhìn, giàu nhiệt huyết… Nếu nó không giết được ngay nạn nhân, không lấy được của họ lương tri, thì nó làm cho lầm lẫn trở nên thô lỗ, thấp hèn, hư đốn: nó tha hóa tâm hồn họ, không còn sót lại một chút gì cao thượng, tinh hoa trước đây cả.
Vì lẽ ấy mà Lênin, sau khi Cách mạng tháng 10 thành công, đã trả lời dứt khoát với Clara Zetkin: “Giai cấp vô sản là giai cấp đang lên; nó không cần say rượu để bị ù tai và mê đắm”.
Nhà thơ lớn Xô viết của thời kỳ đầu cách mạng, thi sĩ Miacopxki, đã có một bài kịch liệt chống kẻ say rượu:
Để anh khỏi phá sản vì rượu đế
Thuốc độc khỏi đẩy anh xuống mồ
Thì bọn nấu rượu phải cút khỏi xã
Cút khỏi nông trang, cút khỏi thành phố
Kẻ nào uống rượu: đuổi cổ!
Đứa nào say rượu: tống cổ!
Người ta vẫn đem hoa tươi đặt trước tượng Maiacopxki tại Matxcova, thán phục thiên tài của tác giả Chiến tranh và hòa bình, và dịch văn thơ của Gớt ra đủ thứ tiếng, nhưng vẫn tiếp tục nhậu nhẹt. Vì sao? Vì rượu đã xuất hiện trong lịch sử loài người từ thời đồ đá, cách đây ít nhất cũng 5.000 năm, dính liền với lễ giáo, tập quán. Cách đây 6.000 năm, ở Babylon, con người đã biết uống bia. Thói dùng rượu nho từ Cổ Ai Cập đã nhanh chóng tràn lan sang châu Âu thời đế chế La Mã. Sau cuộc thập tự chinh thời Trung Cổ, người châu Âu đã học được của dân Ả Rập cách cất rượu cồn nguyên chất từ rượu trái cây. Danh từ “cồn” (alcool của Pháp, alcohol của Anh) đều xuất phát từ Alkchol, có nghĩa là làm “êm dịu” theo ngôn ngữ Ả Rập.