Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú
Thân bài:
- Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ Khi con tu hú được
nhà thơ sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở
đây.
- Bài thơ Khi con tu hú thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống của người
chiến sĩ cách mạng:
+ Tiếng chi tu hú đã làm thức dậy tâm hồn người chiến sĩ trẻ.
+ Trong cảnh lao tù nhưng tác giả vẫn cảm nhận được âm thanh của
cuộc sống.
+ Âm thanh ấy mở ra một không gian mùa hè trong tâm tưởng. Đó là
một mùa hè đẹp đẽ, tràn đầy sức sống: rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu,
tràn đầy hương vị. Một không gian cao rộng, thoáng đãng.
+ Đó là sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu
đời nhưng đang mất tự do.
- Bài thơ Khi con tu hú thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng
của người chiến sĩ cách mạng
+ Sự vận động của thời gian, sự mở rộng của không gian, sự náo nức
của cảnh vật là khung trời của cuộc sống tự do, tràn đầy sức sống→ đó
chính là niềm khát khao cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong
cảnh tù đày.
+ Càng khát khao tự do, người tù càng cảm thấy khổ đau, uất ức, ngột
ngạt; muốn đạp tan xiềng xích ngục tù để hướng đến thế giới tự do
- Tiếng chim tu hú xuất hiện ở đầu bài thơ gợi ra cảnh tượng trời đất
bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè. Đến cuối bài thơ, vẫn tiếng chim
ấy lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy uất ức, ngột
ngạt. Mặc dù vậy, ở cả hai câu thơ cuối, tiếng chim tu hú đều là tiếng
gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân
vật trữ tình – người tù cách mạng trẻ tuổi.
Kết bài:
- Khẳng định (khái quát) lại vấn đề nghị luận: Bài thơ Khi con tu hú
của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát
khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
- Có thể liên hệ thực tế về tình yêu cuộc sống, sự quý trọng tự do.