''Sống chết mặc bay'' là 1 truyện ngắn đạm chất hiện thực rõ nét.
Qua tác phẩm,em hãy làm sáng tỏ điều đó
Mình hướng bạn dàn ý chi tiết nhé. Gọi là chi tiết nhưng nó cũng chỉ là mang tính chất định hướng để bạn tư duy ra căn nguyên vấn đề thôi.
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Phạm Duy Tốn và tác phẩm "Sống chết mặc bay"
- Giới thiệu về khuynh hướng văn học hiện thực phê phán năm 30 - 45
- Đôi nét về ông quan được mệnh danh là "phụ mẫu của dân"
II. Thân bài:
1. Về khía cạnh đề tài:
- Bối cảnh là cuộc sống thực trong xã hội, là cảnh mà người người nhà nhà ở đồng bằng Bắc Bộ phải hứng chịu sự tàn phá nặng nề của thiên tai, phải đấu tranh sống còn từng giây từng phút để bảo vệ cuộc sống của chính mình. (Trích dẫn các từ, cụm từ đặc trưng để đưa vào nhé. Học lâu nên mình quên rồi)
- Bối cảnh phản ánh một bên là cuộc sống cơ cực, khốn cùng (thảm cảnh) với một bên là cuộc sống yên ả, nhộn nhịp (vui thú tổ tôm) của bọn quan lại, bề trên.
2. Về tình cảnh đối lập của đôi bên:
- Bọn quan lại được lột tả qua hình ảnh quan huyện - người được mệnh danh là phụ mẫu của dân lại mang bản chất thối nát, mất cả lương tri con người, sống vô trách nhiệm với chức phận mình đang nắm giữ:
+ Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài
+ "Nước sông dầu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận lương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Nhưng quan lại được ván "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"
- Nhân dân ở trong tình cảnh thảm thương, đem thân hèn yếu mà chống chịu với sức nước, tai ương
+ Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Trong tình thế nan nguy của tính mạng hàng ngàn người dân mà quan phụ mẫu vẫn điềm nhiên đánh bạc và hưởng lạc.
+ Cốt truyện làm bật rõ "sức người khó lòng địch nổi sức trời" thì bọn nha lại tay chân chỉ mải lo hầu bài quan.
+ Và khi mà "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết" thì tính mạng người dân khó vẹn toàn, gia tài dành dụm bấy lâu cuốn theo dòng nước còn quan lại hả hê vì được ván ù to
(Ở đây, mình chỉ phân để chỉ rõ cho bạn hiểu thôi nhé. Còn bạn hãy tự biến chuyển để quyện hai phân cảnh đối lập này để tạo ra 1 đoạn văn hoàn chỉnh nhé)
3. Về nghệ thuật:
- Ngòi bút hiện thực phơi bày, tố cáo bản chất thối nát, vô lương tri của lũ quan lại.
- Thông qua hình tượng nhân vật quan huyện, tác giả đã cho người đọc hình dung được bộ mặt thật của bọn quan lại đương thời.
- Tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét từ diện mạo, dáng điệu, ngôn ngữ phù hợp với tâm lí, tính cách của một tên quan hống hách, táng tận lương tâm.
- Kết cấu của truyện xây dựng trên sự phát triển của hai cảnh đối lập để làm nổi bật chủ đề.
- Về bút pháp miêu tả là cách miêu tả cụ thể, chi tiết, sống động
III. Kết bài: Cảm nghĩ về chất liệu hiện thực trong bài văn này
P/s: Đối với văn lớp 7, mình cho rằng đề như thế này là tương đối nâng cao. Nhưng ở lớp 7 thì phân tích như vậy thì mình nghĩ là ổn. Nếu như muốn mở rộng thêm thì bạn có thể có thêm một mục nữa là chất liệu hiện thực nhé. Cơ mà mình nghĩ không cần thiết bởi lẽ khi lên lớp trên, bạn mới được học. Chúc bạn học thật tốt và đừng quên "Học văn bằng cả trái tim và viết văn bằng cả tấm lòng nhé"