Văn 7 Văn nghị luận

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
View attachment 51285
Các bạn giúp mình mấy bài này đi mình không biết viết sao cho hay nên cho mình bài mẫu để mình tham khảo nhé.
I. Sự trong sáng của Tiếng Việt
Trong sáng thuộc về bản chất của ngôn ngữ nói chung và Tiếng Việt nói riêng.
+ "Trong có nghĩa là trong trẻo, không có tạp chất, không đục".
+ "Sáng có nghĩa là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong nhờ đó nó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diển tả sự trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói" (Phạm văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt).
a. Tiếng Việt có những chuẩn mực và hệ thống chung làm cơ sở cho giao tiếp (nói và viết).
+ Phát âm.
+ Chữ viết.
+ Dùng từ.
+ Đặt câu.
+ Cấu tạo lời nói, bài viết.
b. Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không phủ nhận (loại trừ) những trường hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết dựa vào những chuẩn mực quy tắc.
c. Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tuỳ tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác.
d. Thể hiện ở chính phẩm chất văn hoá, lịch sự của lời nói.
+ Nói năng lịch sự có văn hoá chính là biểu hiện sự trong sáng của Tiếng Việt.
+ Ngược lại nói năng thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của Tiếng Việt, Ca dao có câu:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

+ Phải biết xin lỗi nguời khác khi làm sai, khi nói nhầm.
+ Phải biết cám ơn nguời khác.
+ Phải giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí, tuổi tác, đúng chỗ.
+ Phải biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp.
II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
- Mỗi cá nhân nói và viết cần có ý thức tôn trọng và yêu quý Tiếng Việt.
- Có thói quen cẩn trọng,cân nhắc, lựa lời khi sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
- Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực.
- Loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm pha tạp, lai căng không đúng lúc.
- Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của nước ngoài.
- Biết cách làm cho Tiếng Việt phát triển
III. Kết luận
- Chốt lại vấn đề
 
  • Like
Reactions: Coco99

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Phần I.Đức tính của Bác Hồ
a) thứ nhất cần nêu được đức tính của Bác là:
- Biết giữ gìn ngôn ngữ, bản sắc của dân tộc.
- Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của nước ngoài.
- Biết cách làm cho Tiếng Việt phát triển
- Ham học hỏi
b) Thứ hai bàn luận và đánh giá và bài học
- Đây là đức tính tốt , cần noi theo và học tập
- Nhiều người không biết học tập ,noi theo và làm theo lời Bác,...
- Bài học rút ra cho bản thân ( tự rút )
Phần II. Sự trong sáng của Tiếng Việt
a)Thứ nhất cần giải thích được trong sáng là gì?
- Trong sáng là không vẩn đục , không bị biến đổi nhờ đó nó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diển tả sự trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói
b) Thứ hai là đi bàn luận và đánh giá
- Tiếng Việt có những chuẩn mực và hệ thống chung làm cơ sở cho giao tiếp (nói và viết).
+ Phát âm.
+ Chữ viết.
+ Dùng từ.
+ Đặt câu.
+ Cấu tạo lời nói, bài viết.
+ Liên kết các câu và đoạn theo chủ đề nhất định , tránh lạc đề
- Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không phủ nhận (loại trừ) những trường hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết dựa vào những chuẩn mực quy tắc.
- Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tuỳ tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác. Từ hán-việt là do chúng ta từng bị đô hộ thời gian dài , từ hán việt cũng giúp cho tiếng việt phong phú và đa dạng hơn
c)Thứ ba phải đi mở rộng vấn đề cần nghị luận
-Tiếng việt thể hiện được ngôn ngữ riêng, văn hóa riêng của đất nước,của dân tộc.
- Thể hiện ở chính phẩm chất văn hoá, lịch sự của lời nói.
+ Nói năng lịch sự có văn hoá chính là biểu hiện sự trong sáng của Tiếng Việt.
+ Ngược lại nói năng thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của Tiếng Việt, Ca dao có câu:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

+ Phải biết xin lỗi nguời khác khi làm sai, khi nói nhầm.
+ Phải biết cám ơn nguời khác.
+ Phải giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí, tuổi tác, đúng chỗ.
+ Phải biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp.
+ phải biết sử dụng đúng từ ngữ trong hoàn cảnh giao tiếp
- Ví dụ như các loại tiếng lóng của giới trẻ, các ngôn ngữ của tuổi teen , hay bảng chữ cái của TS Bùi Hiền ,... ,trong giao tiếp nói hằng ngày của các bạn học sinh hay ngoài xã hội, các bạn nói năng thô tục
d) Thứ năm là liên hệ bản thân - chốt lại ván đề
- phải giữ gìn và phát huy nét đẹp trong tiếng việt
- Xây dựng lại vôn tiếng việt cũ
- Mỗi cá nhân nói và viết cần có ý thức tôn trọng và yêu quý Tiếng Việt.
- Có thói quen cẩn trọng,cân nhắc, lựa lời khi sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
- Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn imực.
- Loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm pha tạp, lai căng không đúng lúc.
- Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của nước ngoài.
- Biết cách làm cho Tiếng Việt phát triển
=> Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt vì nó ...........

Đây chỉ là ý kiến của mình. cậu có thể tham khảo mọi người. Tớ có gì thiếu sót mong mọi người bổ sung và giúp đỡ tớ. Chúc cậu học tập tốt !
 
Top Bottom