1. - Cụm từ" tròn vành vạnh " trong "Trăng cứ tròn vành vạnh" diễn tả vẻ đẹp tròn đầy, viên mãn, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, cho vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống, là biểu tượng cho quá khứ thủy chung, ân tình, ân nghĩa, cho lịch sử vẹn nguyên, không phai mờ...
- sự đối lập giữa người và trăng: trăng lặng im, nhưng con người lại giật mình.
- " giật mình" vì đã lãng quên quá khứ tươi đẹp, giật mình đáng quý vì nó nhắc nhở và hướng con người tới những giá trị cao đẹp trong cuộc sống.
- Không phải ngẫu nhiên, vô tình mà suốt dọc bài thơ tác giả nói hình ảnh" vầng trăng", đến cuối tác phẩm lại nói" ánh trăng" . Đó là 1 dụng ý nghệ thuật của tác giả, đem đến đc hiệu quả sâu sắc : chính thứ ánh sáng của vầng trăng tròn đầy ấy đã soi sáng vào nơi góc khuất tâm hồn con người, giúp con người thức tỉnh, nghe theo tiếng gọi hướng thiện.
- Bài thơ đề cao đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
2. - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà:
+ Bếp lửa là hình ảnh bình dị,gần gũi, quen thuộc của mỗi làng quê Việt Nam.
+ Bếp lửa không đơn thuần dùng để nấu ăn hay sưởi ấm mà đó còn là biểu tượng của tình cảm gia đình quây quần ấm cúng.
+ Bếp lửa được nhen lên trong sương sớm với ngọn lửa hồng nồng đượm. =>gợi hình ảnh người bà
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ bên bà:
+ Năm lên 4t
+ ấn tượng khó phai 8 năm ròng cùng bà nhóm lửa.
- Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa : kì diệu, thiêng liêng , dù giặc có tàn phá, dù có đói mòn đói mỏi nhưng hình ảnh người bà và hình ảnh bếp lửa luôn luôn đồng hiện, bất diêt.....
Nhớ bà, nhớ tới bếp lửa là người cháu biết nhớ tới cội nguồn, nhớ tới quê hương , đất nước. Bài thơ đề cao đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
( bám theo bố cục là ra)
Chúc bạn học tốt
![Big Grin :D :D]()