Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều truyền thống quý báu và đáng tự hào. Trong số đó, đoàn kết cũng là một đức tính quý báu của nhân dân ta. Để nhắc nhở con cháu đời sau về truyền thống này, ông bà ta ngày xưa đã có câu :
“Một cây làm….núi cao”
Vậy, một cây làm chẳng nên non là j? Một cây ở đây chính là biểu tượng của số ít. Muốn có non cao mà chỉ có một cây thì làm được gì? Cũng như con người, nếu chỉ có một người, một bộ phận bé nhỏ của xã hội thì khó có thể làm được việc gì. Thế còn “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nghĩa là gì? Trái ngược với một cây, ba cây là biểu thị của số nhìu. Với ‘ba cây’ thì lại có thể tạo nên núi cao dễ dàng. Cũng như trong cuộc sống, một người không thể làm j thì với nhìu người cùng hợp sức lại sẽ có thể hoàn thành công việc dễ dàng hơn. Từ đó, ta hiểu được rằng , câu tục ngữ này như một lời dạy chúng ta phải biết đồng lòng, đoàn kết với nhau.
THế thì tại sao ta phải đoàn kết? Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp những khó khăn, thử thách… Nhưng đoàn kết sẽ giúp ta vượt qua khó khăn, tiếp tục tự tin vững bước. Trong cuộc sống, muốn thành công thì ta phải đoàn kết, chỉ có con đường đó mới dẫn đến thành công mà thôi. Đoàn kết còn là một đức tính mà mỗi con người đều cần phải có, vì đôi lúc ta rất cần nó để sinh tồn trong xã hội. Có thể chúng ta đều biết rằng, tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Người có tính đoàn kết sẽ được mọi người yêu mến, có nhiều bạn bè tốt, luôn được mọi người xung quanh giúp đỡ khi gặp khó khăn. THế nhưng, bên cạnh đó, cũng có không ít những cá nhân luôn muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Họ là những người không thực hiện , không tuân theo những quy tắc của xã hội, đi ngược lại với pháp luật của nhà nước ,cộng đồng. Họ còn là những người chỉ biết đến bản thân ,không biết yêu thương,không biết giúp đỡ người khác… Họ cũng sẽ bị cô đơn, không có nhiều bạn bè và tệ hơn lầ sẽ bị xã hội chê cười, khó tìm được việc làm,… Quả thật là một bài học giáo dục rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, cuộc kháng chiến chống quân minh của vua tôi nhà Lê,…cho đến tinh thần đoàn kết chống Pháp, chống Mĩ dưới sự lãnh đạo của Hồ chủ tịch vĩ đại. Cũng chính
nhờ tinh thần đoàn kết mà nhân dân ta luôn giành được độc lập, tự do một cách hào hùng và bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền của quốc gia, đánh tan lũ bán nước, cướp nước. Trong lao động sản xuất và công cuộc xây dựng, bảo vệ giang sơn., tinh thần đoàn kết đã được thể hiện qua từ việc trồng trọt cho đến việc đắp đê, thủy lợi,...
Trong học tập, đoàn kết lại càng rất cần thiết để giúp chúng ta có kết quả tốt. Chẳng hạn như muốn chiến thắng một cuộc thi, ta phải đoàn kết với đồng đội để giành giải thưởng, hoặc khi làm việc nhóm ,ta phải đoàn kết với các thành viên thì hiệu quả làm việc của nhóm mới tốt được. Bây giờ, cũng có biết bao nhiêu phong trào rèn luyện cho học sinh tính đoàn kết đó thôi : Đôi bạn cùng tiến, Giúp bạn vươn lên,…
Cho đến nay, câu tục ngữ vẫn có giá trị rất đúng. Ngoài xã hội, những hoạt động quyên góp, cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung,… Nếu chỉ có một số lượng nhỏ mạnh thường quân đóng góp cứu trợ thì chỉ giúp được rất ít đồng bào đang oằn mình trong cơn lũ dữ,trong khó khăn. Nhưng nếu như cả nước chúng ta cùng hợp sức ,chung tay giúp đỡ thì mọi đồng bào sẽ được hỗ trợ, cứu giúp. Thông qua việc giữ gìn văn minh, ta thấy được rằng, nếu chỉ có một người không xả rác bừa bãi thì đường phố sẽ như thế nào? THế nhưng, nếu mọi người đều có ý thức, không xả rác thì đường phố của chúng ta sẽ rất sạch đẹp nhỉ?
“Một cây…núi cao”
Câu tục ngữ có giá trị tinh thần thật sâu sắc, giúp ta thấm nhuần chân lí cuộc sống. Nó khẳng định ý nghĩa của tinh thần đoàn kết, khẳng định lời dạy của ông bà ta ngày xưa. Đánh thức, phê phán những người không biết đoàn kết. Cổ vũ những người có tính đoàn kết và khen thưởng người biết phát huy truyền thống tốt đẹp này.
Hãy thử nghĩ xem, nếu đoàn kết luôn có mặt ở khắp nơi thì cuộc sống sẽ tốt đẹp biết chừng nào. Nói thế nhưng ta phải biết lúc nào nên đoàn kết, không phải cứ đoàn kết là tốt. Vì nó sẽ dễ trở thành bao che,làm người sai không nhận ra lỗi của mình, một đức tính không hay chút nào cả.
LÀ một học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ta phải biết rèn luyện nhân cách và tu dưỡng, phát huy đức tính đoàn kết cao quý này. Và phải biết đoàn kết từ việc học tập đến cả các hoạt động ngoài xã hội, …để có được thành công.
Giống như câu nói của BáC HỒ: Đoàn kết – đoàn kết – đại đoàn kết.
Thành công – thành công – đại thành công.
Các bạn nhé!(st)