văn nghị luận

P

pro3182001

Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn. Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi luỹ tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh tuý, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa.
Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp.
ST
 
T

thaolovely1412

Từ thuở xưa, dù việc học vẫn chưa được coi trọng , trường lớp chưa đuợc xây dựng nhiều.Nhưng ông cha ta đã biết được tầm quan trọng về việc học hỏi tri thức , ngoài việc học ở trường lớpta cũng có thể đi xa để mở rộng tầm hiểu biết .Bằng thực tiễn kinh nghiệm của mình ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ :''Đi một ngày đàng học một sàng khôn''.Vậy ta nên hiểu ý nghĩa câu tục ngữ nay như thế nào?
Trước hết , ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ''Đi một ngày đàng học một sàng khôn '' là gì?Ta phải hiểu'' đi một ngày đàng'' có nghĩa là một ngày đi xa , tìm hiểu thực tế.Đối với người nông dân xưa,họ luôn bó mình trong luỹ tre xanh lại chưa có phương tiện để đo độ dài , họ thường lấy thời gian để đo quãng đường đã đi .Với tốc độ trung bình của người đi bộ "một ngày đàng "có thể đi được bốn năm chục cây số như thế nghĩa là đi rất xa, ra khỏi địa phương mình sinh sống để đến địa phương khác học hỏi.Còn" một sàng khôn" là gì? Đó chính là những điều mới lạ, mới mẻ mà ta học hỏi , thu thập vào hành trang , vốn hiểu biết của mình . Người xưa đã dùng cách nói có hình ảnh để nói về những kiến thức được tích luỹ qua những chuyến đi sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí bởi lẽ ấn tượng về chuyến đi xa thường rất sâu đậm.Tóm lại, câu tục ngữ có hai vế tương phản , đối lập : đi ít mà học đươc nhiều. Qua đó khẳng định một chân lí , đề cao bài học kinh nghiệm sống đi nhiều nơi sẽ học hỏi được nhiều điều hay, mới lạ, Chẳng những thế câu tục ngữ còn là một lời khuyên chân thành , gói gọn khát vọng của những người dân vùng nông thôn, dân đã được đi đó, đi đây đưa tầm nhìn ra khỏi luỹ tre làng tầm mắt hạn hẹp.
Tại sao nói "Đi một ngày đàng học một sàng khôn ''?Vì sao người xưa muồn đi xa để mở rộng tầm hiểu biết ? Bởi lẽ quanh năm quanh quẩn với cuộc sống đồng áng ngày qua ngày vô cùng tẻ nhạt và đơn điệu .Trong khi cuộc sống bên ngoài hết sức đa dạng , phong phú muôn hình vạn trạng có sức hấp dẫn đến lạ kỳ, lôi cuốn con người mà ta lại sống trong môi trường chật hẹp, vô vị , hết sức nhàm chán. Việc đi đó ,đi đây vô cùng quan trọng , nó giúp chúng ta cập nhật tri thức , mở mang trí tuệ...về cuộc sống bên ngoài , được học hỏi nhiều điều mới lạ, nhiều điều bổ ích...Hãy thử tưởng tượng xem nếu ta không đi đây đi đó nhiều nơi trong khi xã hôi ngày càng phát triển thì ta sẽ ra sao ? Ta sẽ không thể cập nhật thông tin, những điều hay, kinh nghiệm cho bản thân, hành trang bước vào đời . Ta sẽ trở nên lạc hậu và tự đào thải mình ra khỏi cuộc sống hiện đại này. Kiến thức là vốn quí cho mọi người trong cuộc sống . Có học , con người mới có kiến thức.Có nhiều cách học: học trong sách vở, trong trường lớp , học thầy , học bạn ,..Chúng ta cần phải biết học hỏi trong thực tế cuộc sống rộng lớn của xã hội .Học trong thực tế cuôc sống là phương pháp học tập khoa học nhất.Học phải đi đôi với hành , néu ta chỉ học lý thuyết ở trường vẫn chưa đủ, ta phải chọn cơ hội để vận dụng lí thuyết vào cuộc sống, nếu không khi bước vào đời ta sẽ lúng túng , thiếu năng động ...Đi nhiều , hiểu biết nhiều , con người sẽ trở nên khôn ngoan , co kionh nghiệm trong cách dối nhân xử thế .Thự tế cuộc sống là người thầy lớn sẽ dạy cho con người những bài học thú vị , bổ ích .Đem đến cho con người nhiều kiến thưc mới , tầm hiểu biêt của con người sẽ được nâng cao hơn .Mở mang kiến thức là điều kiện đầu tiên dể chúng ta đặt chân đến đỉnh cao của thành công . Đi xa để mở rộng tâm hiểu biết có ích lợi gì?Ai cũng biết rằng kiến thưc của nhân loại được chắt lọc ngày càng tăng mà kiến thức của chúng ta chỉ như hạt cát giữa xa mạc mênh mông. Có chịu khó đi đó đi đây học hỏi thì mới mở rộng tầm nhìn và bù đắp thêm những gì còn hạn chế .Chẳng hạn ta tham gia những hoạt động ngoại khoá , cắm trại , đi tham quan rất bổ ích . Học sinh đến được đồng quê ,nhà máy, danh lam thắng cảnh mà thêm yêu lao động, tự hào với đất nước VN .Hay ta đi dến đền Hùng , ta như trở về cội nguồng , lòng ta xôn xao bài ca tìng nghĩa :
Ai về Phú Thọ cùng ta
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười thang ba
Qua bài ca dao này , ta hiểu được công lao to lớn như núi , như biển của các vị vua Hùng . Chẳng những thế, ta còn biết thêm quá trình lich sử dưng nươc và giữ nươc của từng vị vua Hùng khi đền nơi này
Ta nên vận dụng câu tục ngữ này vào đời sống như thế nào? Ta luôn đề cao tinh thần học hỏi mọi lúc mọi nơi vì học là một quá trinh thu nhận kiến thức lâu dài của mổi chúng ta. Đừng bao giờ bỏ qua một cơ hội nào đượ đi đó đi đây để mở rộng tầm mắt , khám phá xung quanh.Hãy mạnh dạn tự tin bươc ra ngoài thế giới rông lớn để có được vốn kiền thức và tầm hiểu biết phong phú .Trong mỗi chuyến đi chơi , học tập ngoại khoá chắc chắn rằng chúng ta sẽ học được nhiều điều mới lạ mà trước đó chúng ta không hề có ý định học.Vì vậy , học tập đi đây đi đó là một quá trình học tập không bao giờ bị gò bó ép buộc
Trong kho tàng văn học VN có nhiều câu cũng có nôi dung tương tự , khuyên ta thường xuyên tiếp xúc với thực tề cuộc sống mở mang vốn tri thức :Đi một bữa chợ, học một mớ khôn Hay Đi cho biết đó biết đây , ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn ,..."
Câu tục ngữ đi môt ngày đàng học một sàng khôn quả thật là đúng!Việc học vô cùng quan trọng đối với mỗi con người , việc học không phài ngày 1 ngày 2 mà là cho cả đời .Vì thế ta cần xác định cho mình một ý thức học tập đúng đắn , là chọn ccho mình một phương pháp học tập hiệu quả nhất !

Nguồn: Zing blog
 
Top Bottom