van nghi luân

W

whitetigerbaekho

Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt
đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân... Nặng thì họ phải
mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở
nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ
đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm.
Những bậc chamẹ khi con mình xảy ra tai nạn, khi nhận ra thì đã quá muộn. Tạisao họ sắm cho con
những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để
chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra
khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết
được gì. Họ hốihận vì tại sao ngay từ đầu
khôngbảo ban con cái mình thì bây giờđã muộn có tốn bao nhiêu nướcmắt thì mọi chuyện gạo cũng đã
chín thành cơm.
Một số địa phương đã có nhữngbiện pháp quyết
liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe
máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối
hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường vàcác cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không
hiệu quả . Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ
huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm
tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý
thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn
dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có
giấy phép lái xe. Đã có không ít tai nạn giao thông
thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của
học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức,
đạo đức của riêng các em mà phải kể đến trách
nhiệm của các bậc cha mẹ và cộng đồng xã hội. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì contrẻ dễ
làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã
hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý
thức chấp hành pháp luật về giao thông của học
sinh, sinh viên. Như trong năm vừa rồi ,cái chết
thương tâm của hai bạn nữ sinh trường THPTNguyễn Công Trứ khi đang đạp xe trên đường
đi học về gây bứcxúc trong giới học đường khiến
cho gia đình các bạn cũng đau lòng. Đùa giỡn trên
xe để khônglàm chủ tay lái và rồi ngã vào xe tải
đang lưu thông cùng chiều.Các bạn ấy mới 16 tuổi
thôi, còn qúa trẻ để làm nhiều việc có ích cho xã hội.
Gần đây việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục
đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự
được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các
em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm
cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô
hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã
chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương
trình giảng dạy. Cùng với sự thayđổi của đời sống
kinh tế và hệ giá trị, “người Thầy” cũng không còn
cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của
thầy, cô cũng là điều dễ hiểu.Các cơ quannhà nước
cũng không quan tâmđúng mức tới giao thông học
đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm
của các em được quy định trong văn bản pháp luật
chưa đủ mạnh để răn đe, việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính
giáo dục của các biện pháp xử phạt. Ở phạm vi
toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các
quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở
thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không
ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập
trung xem và hòhét khi các em đua xe trái phép.Tất
cả những nguyên nhângây ra tai nạn đều bắt nguồn
từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản
thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì
sẽchẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc.Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở
mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an
toàn của bản thân và xã hội.
Muốn chấn chỉnh giao thông học đường , phải cần
cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình,
nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải
bằng hành động cụ thể.Chẳng hạn như phátđộng
tháng “An toàn giao thông”, thực hiện phải kết hơp
với lực lượng cảnh sát giao thông giám sát theo dõi
tình hình giao thông, xử phạt nghiêm khắc đối với
những trường hợp vi phạm Luật giao thông. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao
thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở,
cũng là lời cảnh báo với những người đang tham
gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để
đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình
mình. Giáo dục cho học sinh, sinh viên ngay từ ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng bổ ích. Lực lượng
học sinh, sinh viên tình nguyện đứng ra điều khiển
giao thông cũng là một biện pháp hữu ích.Gần đây
việc tất cả công dân phải đội mũ bảo hiểm khi tham
gia giao thông là một biện pháp thiết thực giúp bảo
vệ an toàn cho mọi người.Cần phải phát huy những mặt tích cực để tai nạn giao thông ngày một giảm
theo chiều hướng nhanh nhất.Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc
gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng
vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn
nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân.
Nguồn Vanmau.com
 
Top Bottom