[Văn] Nghị luận xã hội

A

anthithuhien

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trình bày suy nghĩ của bạn về văn hóa đọc của học sinh hiện nay.
2. Trình bày suy nghĩ của bạn về cách nói lời xin lỗi, cảm ơn của giới trẻ ngày nay.
3. Trình bày suy nghĩ của bạn về vấn đề quay cóp, gian lận của học sinh.
4. Trình bày suy nghĩ của bạn về vấn đề tiết kiệm.
 
N

ngoclinh1122

]1/ Trình bày suy nghĩ của bạn về văn hóa đọc của học sinh hiện nay.
Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng suy nghĩ.
Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình).
Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thong tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.
Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp đẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin?

Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mư gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế giới phảng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế giới phảng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi nguời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rang đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thong tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng laii trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không?
Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.
(Sưu tầm từ Internet – Không rõ tác giả)

2/ Trình bày suy nghĩ của bạn về cách nói lời xin lỗi, cảm ơn của giới trẻ ngày nay.
Trong cuộc sống hiện nay, lời cảm ơn xin lỗi kịp thời mang lại cho người nghe nhiều thông điệp hơn,giúp cho mọi người xích lại gần nhau hơn đồng thời làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa và thụ vị.
Nói cám ơn, xin lỗi là một phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp đang dần bị nhiều người trẻ lãng quên. Những tiếng cám ơn – xin lỗi ngày càng thưa dần và ít được nói hơn trong một bộ phận giới trẻ.Ngay từ khi còn học tiểu học, chúng ta đã được dạy nói “cám ơn” khi có một ai đó giúp ta việc gì hay cho ta thứ gì đó. Lời cám ơn khi được thốt ra người nghe sẽ cảm thấy vui hơn. Rồi cô dạy chúng ta biết nói “xin lỗi” khi ta vô ý làm tổn thương đến ai đó, hay vô tình làm ảnh hưởng đến người khác. Lời xin lỗi được nói ra làm cho người được xin lỗi cũng cảm thấy thoải mái và dễ tha thứ hơn.
Tuy vậy người Việt Nam thường có thói quen chỉ cám ơn khi đem lợi ích cho chính mình. Tôi nhớ một câu chuyện nho nhỏ về cách cám ơn của người nước ngoài. Đó là khi bạn được một người khác mời một thứ gì đó như ” Bạn có muốn một tách cafe không?”. Người Việt Nam thì thường trả lời “Không” hoặc “Có, cám ơn”. Nhưng người nước ngoài họ “cám ơn” kể cả khi họ không có nhu cầu “Không, tôi uống rồi, cám ơn bạn”.Nhiều lăm trở lại đây đạo đức giới trẻ bị báo chí cảnh báo là xuống cấp trầm trọng. Tuy có thể không đến mức đó nhưng chỉ nói cách“cảm ơn – xin lỗi” cũng thấy phép lịch sự trong giao tiếp của giới trẻ đang giảm sút.Ra đường hỏi đường bác xe ôm nhưng lại quên mất cám ơn khi đá biết đường, đánh rơi đồ vật trên đường người khác nhặt dùm vì quá “vội vàng” lại quên cám ơn. Người Việt thường dựa vào địa vị của mình và coi thường người khác. Họ không chấp nhận việc nói lời “cám ơn” với những người có địa vị thấp hơn mình. Hãy thử nhớ xem khia bạn vào một trung tâm thương mại chú bảo vệ dắt xe dùm bạn, bạn có “cám ơn” người ta không. Nhiều bạn nghĩ đó là công việc của người ta, họ trả tiền để làm như vậy nhưng bạn lại vô tình quên họ cũng đang giúp bạn đó thôi.Và rất rất nhiều trường hợp khác nữa. Nhiều bạn trẻ nghĩ nhưng tình huống đó quá nhỏ nhặt nên không chú ý mà không biết lời “cám ơn” trong tình huống đó là cần thiết như thế nào.Từ“xin lỗi” cũng vậy, bạn lên xe bus vô tình “đụng chạm” đến người khác, tuy rằng không ảnh hưởng nhiều lắm nhưng vẫn rất nhiều bạn “lờ đi” lời xin lỗi. Bạn vội vàng chạy làm rớt đồ người khác rồi lờ đi và chạy luôn.Ngày còn bé bạn được cô giáo dạy nói “cảm ơn – xin lỗi” nhưng càng lớn bạn lại càng quên những lời dạy dỗ ngày xưa. Lời “cám ơn - xin lỗi”tưởng rằng quá nhỏ bé nhưng đó cũng là một “kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp” mà người trẻ bây giờ nên học. Vậy mà Xin lỗi trong xã hội ta còn ít thông dụng hơn cả Cám ơn. Sở dĩ như vậy vì nhiều người còn có tâm lý cho rằng xin lỗi là hạ mình. Chỉ có kẻ dưới mới xin lỗi người trên (con cái xin lỗi cha mẹ, cấp dưới nhận lỗi với cấp trên) chứ ít khi ngược lại. Đó là tàn dư của xã hội phong kiến, một xã hội mà vua, quan không bao giờ xin lỗi dân. Nếu có làm chuyện sai trái, thì hãy để vua quan tự sửa mình, tự rút kinh nghiệm chứ không có chuyện hạ mình xin lỗi dân. Từ xin lỗi chỉ có thể thông dụng trong một xã hội dân chủ, văn minh, nơi con người biết tôn trọng nhau.Hãy nói cám ơn khi ai đó giúp đỡ bạn và xin lỗi trước những sai lầm của bản thân bạn…dù cho người đó là ai, bình thường đến như thế nào đi chắng nữa.
Nếu toa thuốc Cám ơn có thể trị bệnh lo âu, hồi hộp, sộ sệt thì toa thuốc Xin lỗi có thễ trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để Cám ơn và Xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta. Trong cuộc sống đời thường, xin đừng dè sẻn lời cảm ơn và hà tiện lời xin lỗi, vì chúng ta là những người văn minh có văn hóa các bạn nhé!
 
  • Like
Reactions: anhminh6a
N

ngoclinh1122

3/ Trình bày suy nghĩ của bạn về vấn đề quay cóp, gian lận của học sinh.
Trung thực là chìa khóa quan trọng giúp con người mở được cánh cửa vào đời. Trung thực là nhân tố không thể thiếu, là nhân tố cơ bản nhất để hình thành nhân cách của mỗi chúng ta. Nó cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với mỗi cá nhân học sinh chúng ta- những người đang đứng trước cánh cửa cuộc đời. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử đã và đang là tình trạng thường xuyên xảy ra và là vấn đề nhức nhối mà dư luận xôn xao, lo lắng
Vậy thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử là gì? Đó là hiện tượng học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra bằng mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi. Trước giờ kiểm tra, học sinh chuẩn bị hàng loạt phao phô-tô thu nhỏ giấu trong người. Họ chờ đến thời điểm giám thị hoặc giáo viên không để ý rồi mang ra dùng. Có những hôm kiểm tra đột xuất, học sinh không chuẩn bị được “phao”, lúc ấy đành phải dùng đến sách vở, lén lút để trong ngăn bàn, thi thoảng liếc xuống. Một vài bạn không dùng phao, không mở sách vở thì ghi tài liệu ra bàn, ra những chỗ xung quanh ít khi thầy cô giáo để ý. Tinh vi hơn, một số người còn trao đổi đáp án bằng máy tính bỏ túi, dán tài liệu thu nhỏ bằng loại keo đặc biệt vào thước, sử dụng điện thoại để tra từ điển, tra google… Nếu không tự gian lận được thì các bạn nhìn bài của nhau, đọc bài cho nhau chép, ném giấy, làm hộ… Tất cả các hành vi trên đều được cho là gian lận, thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử.
Đáng buồn là, những hành vi đó không chỉ diễn ra ở một vài học sinh cá biệt mà là một thực trạng diễn ra từng ngày từng giờ, ở từng lớp, từng trường… Tình trạng đó ngày ngày tái diễn trước mắt chúng ta trở thành những chuyện “đương nhiên”, chuyện “quá bình thường”. Một số bạn còn quan niệm rằng đã là học sinh thì phải biết quay cóp, gian lận, không như thế sẽ không thể hiện được bản lĩnh cá nhân. Với những suy nghĩ tiêu cực như vậy, người lớn cũng như những người quan tâm đến giáo dục đau lòng vô cùng! Chúng ta xót xa khi nhìn thấy một màu trắng xóa của những mẩu “phao” thu nhỏ trên sân trường sau những kì thi. Chúng ta phẫn nộ khi chứng kiến càng ngày những thủ đoạn gian lận càng trở nên tinh vi. Chúng ta thất vọng vì sự thật gần như 100% học sinh phổ thông thừa nhận đã từng gian lận trong kiểm tra thi cử, không nhiều thì ít.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình cảnh đáng buồn đến như vậy? Trước hết phải kể đến nguyên nhân chủ quan đến từ phía chính học sinh chúng ta. Vẫn là những lí do rất muôn thuở: lười học, không chịu học bài cũ, đọc lại bài ở nhà, đến lúc kiểm tra mới cuống quýt sử dụng tài liệu. Tuy vậy, vẫn có những người vô tình không học bài, chấp nhận bị điểm kém, nhưng đó là bộ phận rất nhỏ. Đại bộ phận đều không dũng cảm làm vậy. Ai cũng muốn được điểm cao, điểm tốt, để không thua kém bạn bè, để không bị bố mẹ trách phạt. Với suy nghĩ như vậy, học sinh đi học nếu không học bài thì nhất định phải làm đủ mọi cách để đạt điểm số cao. Không kể có những trường hợp cố tình không học bài, yên tâm bên mình lúc nào cũng có tài liệu trợ giúp, một lần trót lọt không bị bắt là lần sau sẵn sàng làm tiếp. Họ nghĩ rằng học làm gì cho mất công mất sức, cứ như vậy điểm của mình còn cao hơn khối đứa mất công học trước. Ta cũng không thể không kể đến nguyên nhân khách quan. Cũng là vì áp lực từ phía gia đình, phía nhà trường và thầy cô. Con cái có đạt điểm cao, điều đó mới thể hiện là con mình giỏi, con mình khá. Không đạt điểm cao tức là con mình dốt, là không bằng bạn bằng bè… Một phần cũng là từ phía giám thị coi thi. Căn bệnh rất cũ của xã hội là bệnh thành tích, nên một số giám thị còn cố tình coi thi dễ dãi, thậm chí còn cả những trường hợp làm bài hộ và nhắc bài… Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đau lòng và nhức nhối này.
Tuy vậy, chúng ta cũng phải trả giá rất đắt nếu thiếu đi tính trung thực ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với cá nhân chúng ta, ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng quay cóp sẽ không bao giờ bị bại lộ? Mà có ai tưởng tượng ra rằng khi bị phát hiện thì ta sẽ thế nào chưa? Đó sẽ là những ánh mắt dè dặt của bạn bè, sự thất vọng của thầy cô, bố mẹ, nhân cách và đạo đức sẽ đặc biệt bị hạ thấp. Nhưng giả sử mọi lần gian lận đều “trót lọt” thì sao? Đau đớn nhất là việc này đã để lại vết sẹo rất sâu trong tâm hồn, hình thành nên một nhân cách méo mó, không đủ hành trang để vững vàng bước vào cuộc đời phía trước. Hành động này còn có ảnh hưởng sâu sắc tới những người xung quanh. Họ nghĩ thật đến những bất công trong học đường và rộng hơn là trong xã hội, họ mất hết niềm tin vào tương lai phía trước. Còn xã hội thì sẽ thế nào khi chủ nhân tương lai của đất nước là những con người kiến thức rỗng tuếch, chỉ sở hữu những bảng điểm và bằng cấp giả?
Phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng này. Trước hết, về phía mỗi cá nhân chúng ta hãy chuẩn bị những kiến thức vững vàng, tự tin vượt qua mọi kì thi, kì kiểm tra. Ta cũng hãy tập chấp nhận, nhìn thẳng vào sự thật, có thất bại thì lần sau ta mới có thành công. Còn về phía nhà trường, hãy đề ra những biện pháp thích hợp, xử lí kỉ luật nghiêm khắc, gương mẫu để đủ sức răn đe; mặt khác cũng cần phải kiên quyết nói không với bệnh thành tích. Ngoài ra, phía gia đình cũng không nên quá kì vọng và gây áp lực nặng nề đối với con em mình, bố mẹ phải biết lượng sức của con cái để đưa ra những yêu cầu phù hợp…
Trung thực là đức tính quý báu mà học sinh chúng ta cần phải rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Muốn vậy, trước hết chúng ta hãy tự giác chấp hành đúng những quy định trong giờ kiểm tra. Giá trị đích thực của tri thức luôn luôn chiến thắng và đó chính là thước đo nhân cách của mỗi chúng ta.
 
Top Bottom