Văn Nghị luận xã hội ( Thi HK I )

A

alogin

T

thuha_148

Đây là đề bài Học đi đôi vs hành
showthread.php

*Tìm hiểu đề:
- Thể loại: nghị luận bình luận.
- Nội dung: mối quan hệ giữa hoc và hành.
Lập dàn bài
a.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành"
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).
b.Thân bài: Giải thích ý nghĩa của "Học và hành"
- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả .
- Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu ***.
- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế , hành còn là mục đích của việc học.
- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.
- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.
- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.
c.Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.

*Hành là vận dụng những điều được học vào thực tế, hành còn là mục đích của việc học. Việc thực hành giúp ta nắm chắc được kiến thức hơn, nhớ lâu hơn, hiểu sâu hơn, cụ thể hơn những điều được học.
Nếu chỉ học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả tốt và vô tình trở thành kẻ phá hoại.
Học mà không hành sẽ rất lãng phí. Chúng ta cần hiểu một điều rằng: học lí thuyết để áp dụng vào thực tế có hiệu quả . Học kiến thức để rèn giũa phẩm hạnh đạo đức từ các môn khoa học, xã hội, nhân văn, để ứng dụng sáng tạo từ các môn khoa học, tự nhiên.Tác dụng của việc học đi đôi với hành là giúp ta khẳng định được con đường chiếm linh tri thức là đúng đắn, phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập. Song song với việc thực hiện những điều trên, ta cần nhận ra được tác hại của việc học vẹt, lười học.Trong xã hội ngày nay có học thì phải có hành thì công việc mới đạt hiệu quả cao.
...> đây là một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả nhất. Chúng ta phải áp dụng ngay những kiến thức mà chúng ta học được sau mỗi buổi học để nhớ bài học được lâu hơn, hiểu sâu sắc bài học hơn.
 
T

thuha_148

Lợi ích của việc đọc sách


Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ thì không gì thay thế được việc đọc sách...

Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày.

Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ như thế giới của các hạt vật chất.

Sách đưa ta vượt qua thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho những tưởng tượng tới ngày mai hoặc hiểu sâu hơn hiện tại.

Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại.

Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời đầy bận rộn, bươn chải. Sách làm cho ta thưởng thức vẻ đẹp của thế giới và con người. Sách cho ta hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn từ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh.

1. Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp:


Bạn có bao giờ thấy ngại ngùng khi đứng trước đám đông? Bạn có bao giờ run lẩy bẩy không biết diễn đạt ý mình như thế nào trước mọi người? Bạn có bao giờ nói vòng vo một vấn đề và cố gắng giải thích mà người khác vẫn không sao hiểu nổi?

Đọc sách thực chất là một quá trình giao tiếp, khi đó tác giả quyển sách và bạn là những nhân vật tham gia giao tiếp. Chỉ có điều quá trình giao tiếp này diễn ra 1 chiều, những vấn đề tác giả nói đến đi sâu vào trí não và hình thành tư duy ở bạn thế nhưng những suy nghĩ của bạn tác giả không hề biết được nếu bạn không viết thư hay gọi điện thoại phản hồi. Quá trình giao tiếp này giúp các bạn hiểu vấn đề, biết cách trình bày vấn đề theo chiều hướng triển khai hay khái quát hợp lý, cách lý luận hay dùng dẫn chứng chứng minh cho một luận điểm nào đó. Đọc sách một thời gian lâu, bạn sẽ biết trình bày vấn đề một cách khúc chiết, mạch lạc, suông sẻ, có đầu có đũa gọn gàng dễ hiểu.

Không chỉ vậy, nhờ loại hình giao tiếp đặc biệt này, bạn sẽ tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc, thái độ của người khác. Hình thành những phản xạ và sự nhạy cảm, linh hoạt cần thiết để xử lý vấn đề. Chẳng hạn, bạn biết nói bằng ngữ điệu thế nào, khi nào nói khi nào ngưng, khi nào đặt câu hỏi khơi gợi, khi nào pha trò tạo cảm hứng mới ở người tham gia giao tiếp...


2. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo:


Sách được viết bằng hệ thống ngôn ngữ, cụ thể là các chữ viết được nối kết liên tục với nhau tạo thành câu, dòng, đoạn, bài... Từ ngữ được dùng luôn có nghĩa, và nét nghĩa đó lại được quy chiếu vào các sự vật tương ứng trong cuộc sống. Thí dụ nói đến 'tĩnh vật' chúng ta nghĩ đến một loạt các đồ dùng hay cây trái được đặt trong trạng thái yên tĩnh, nói đến 'quỹ đạo' chúng ta nghĩ đến tập hợp những điểm tạo nên một con đường khép kín dành cho sự chuyển động của một thực thể nào đó, hoặc nói đến 'hoa mai' chúng ta nghĩ đến loại hoa nhiều cánh, nở vào mùa xuân, đẹp và mọi người thích thưởng thức... Như vậy, quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thông qua quá trình tưởng tượng, liên tưởng.

Rồi cũng có khi sự liên tưởng nảy sinh khi bạn so sánh những vấn đề đã được đọc trong sách này và sách khác, trong quan điểm của người này người khác, cái giống và khác nhau, tại sao lại có giống và khác như vậy... Trí tưởng tượng phong phú, suy nghĩ cặn kẽ, kết hợp với những động lực khám phá tìm tòi sẽ giúp bạn hình thành năng lực sáng tạo, nghĩ ra cái mới, tìm ra cái mới và từ đó làm ra cái mới.

Không có đọc sách, người ta khó có thể thực hiện được điều đó.


3. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ:


Bạn thường viết sai chính tả và rất ngại viết vì sợ mọi người chọc. Bạn hay viết những câu không đúng ngữ pháp tiếng Việt, hoặc những câu cụtttt, câu quèèèè không đủ các thành phần chính. Cũng có thể bạn sử dụng những từ ngữ không hợp với đối tượng bạn muốn đề cập. Hoặc bạn có vốn từ vựng quá ít, không đủ để huy động ra trình bày sáng tỏ một vấn đề. Thậm chí bạn không hiểu rất nhiều từ ngữ trong tiếng Việt có nghĩa là gì vì bạn chưa hề nghe qua...

Việc đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn khắc phục những sai sót đó trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bạn đọc một cuốn sách văn chương thấy tác giả dùng những từ ngữ rất hay để miêu tả bầu trời trong những trạng thái khác nhau. Bạn sẽ thấy những câu văn bắt đầu bằng chủ ngữ hay vị ngữ, bắt đầu bằng động từ hoặc tính từ mà vẫn đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt. Bạn biết cách dùng những từ ngữ chuyển tiếp 'như vậy', 'đương nhiên' một cách khéo léo uyển chuyển để diễn đạt vấn đề. Bạn cũng sẽ bắt gặp những hình thức viết đúng của những từ ngữ mà bạn phân vân lưỡng lự không biết viết thế nào...

Và chính quá trình đọc sách lâu dài, sự tập trung và tinh ý sẽ giúp bạn hình thành những kĩ năng ngôn ngữ đó.


4. Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và làm người:


Đọc sách và sống tốt là hai việc xem ra chẳng ăn nhập gì với nhau nhưng thực chất có sự tác động qua lại rất lớn.

Ai cũng biết, người biết suy nghĩ phải trái, biết lý lẽ là những người không sống tùy tiện. Mọi lời nói, suy nghĩ và việc làm của họ luôn hướng tới cái hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh. Cách sống đó là món trang sức quý giá nhất mà mỗi người tự trang bị cho mình thông qua học vấn, cụ thể là từ việc đọc sách.

Đọc sách thể dục thể thao, chúng ta biết rèn luyện sức khỏe dẻo dai bền bĩ hơn. Đọc sách triết học, chúng ta nhận ra những quy luật và những diễn biến ý thức hệ trong cuộc sống, từ đó hình thành cách nhìn và cách nghĩ của bản thân. Đọc sách vật lý chúng ta hiểu biết về quy luật vận động của thế giới tự nhiên hơn, từ đó ứng dụng vào cuộc sống. Đọc sách văn học để hình thành cảm xúc, thái độ hợp lý trước mọi cảnh ngộ, cuộc đời; xây dựng đời sống hài hòa, nhân văn, có chiều sâu... Tóm lại, sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại.


Dĩ nhiên, những điều được trình bày phía trên không phải là tất cả những lợi ích mang lại của việc đọc sách. Chúng ta còn có thể thấy, người đọc nhiều sách có kiến thức sâu rộng, hội tụ nhiều năng lực, lời nói có cơ sở và có uy tín nên được mọi người lắng nghe, xem trọng... Nhưng ai cũng biết, đọc sách trước tiên là để giúp mình càng tốt hơn
 
T

thuha_148

+ Môi trường sống của con người gồm: tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là một sinh vật và như là một thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người.
+ Môi trường tự nhiên gồm nhiều yếu tố như nước, không khí, đất...
Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên: - Địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật” Môi trường tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống của con người.

+ Môi trường địa lý có ba chức năng chính:
. Là không gian sống của con người;
. Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên;
. Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra”
*dàn ý
- Môi trường sống bao gồm những vấn đề gì (nguồn nước, nguồn thức ăn, bầu không khí, cây xanh trên mặt đất).


- Môi trường sống đang bị đe dọa như thế nào?


+ Nguồn nước.
+ Nguồn thức ăn.
+ Bầu không khí.
+ Rừng đầu nguồn.


- Trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Chi tiết

-do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy?

+ Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
+Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi.

+ Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ.

- Mặt hại

+gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
+để lại ấn tượng không tốt đẹp cho khách du lịch.
+Môi trường sinh thái bị hủy hại, mất đa dang sinh học, các loại cây loài vật sẽ bị tiệt chủng..

- Biện pháp:
+Nhà trường phối hợp với các ban ngành thướng xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh.

+Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Đối với người dân vi phạm thì họp tổ dân phố kiểm điểm.

+ Còn công ty thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép kinh doanh. Tốt nhất là các cơ quan nhà nước phép hoạt động cần đưa ra những bộ luật thật cụ thể về vấn đề xâm hại môi trường.
_ Mỗi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Cụ thể:


Ko Chặt phá rừng bừa bãi
Ko Vứt xác súc vật xuống sông
Nên tái chế rác thành phân vi sinh
Hạn chế sử dụng túi nilon để bao gói thực phẩm
Ko đổ trực tiếp nước thải công nghiệp vào sông, hồ
Nên trồng cây, gây rừng
Nên thường xuyên dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm
Ko săn, bắt động vật hoang dã
Ko Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
Nên bỏ rác đúng nơi quy định.

Hành vi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức năng bởi mức hiệt . Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, hại cảu nó đối với XH, vậy mỗi người chúng ta cần có ý thứcLvì, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp
 
Top Bottom