1. Thực trạng rác thải ở Việt Nam và thế giới
_Với thế giới: Với lượng rác gom góp được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một năm, thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn) và sắt thép (1 tỉ tấn), khẳng định của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Propreté, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới.
Theo các chuyên viên nghiên cứu của hai cơ quan trên, trong tổng số rác trên thế giới, có 1,2 tỉ tấn rác tập trung ở vùng đô thị, từ 1,1 đến 1,8 tỉ tấn rác công nghiêp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm (mức tính toán thực hiện tại 30 nước).
Mỹ và châu Âu là hai "nhà sản xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200 triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn. Theo ước tính, tỉ lệ rác đô thị ở Mỹ ở mức 700 kg/người/năm. Và tỷ lệ này ở Hàn Quốc gần 2000 kg. Brazil là 20 kg. Đối với rác công nghiệp, Mỹ chiếm khoảng 275 triệu tấn.
_Với Việt Nam:
Hiện nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày. Phần lớn lượng rác phát sinh chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng… Việc quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị nước ta đang còn rất lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp.
Tại thành phố Hà Nội, khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm, tổng lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng để xử lý.
Xét về rác thải y tế khoảng 50% số bệnh viện tại Việt Nam vẫn chưa áp dụng quy trình xử lý rác y tế đạt chuẩn. Mỗi ngày, ngành y tế thải ra từ 350 đến 450 tấn rác thải, trong đó có 40 tấn thuộc loại độc hại.
2.Nguyên nhân
- Nhà nước chính phủ còn thờ ơ trước việc xử lý những cá nhân hoặc tập thể xả rác ra môi trường
- Dân số tăng khiến trình độ dân trí thấp, nhu cầu sinh hoạt ngày càng lớn nên lượng rác thải cũng vì đó mà tăng lên.
- Ý thức của con người kém.
- Có ít thùng rác ở những nơi đông người
Tuy nhiên rác thải quá tải chỉ xảy ra ở những nước đang phát triển còn những nước phát triển thì hầu như không có
3. Hậu quả
Tác hại của việc vứt rác bừa bãi không chỉ làm làm ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí không còn được trong lành và trong sạch như trước đây
- Rác thải không dùng được nữa mà thải bừa bãi ra môi trường xung quanh thì làm cho môi trường ngày càng chứa nhiều loại vật gây chật chội, mất vệ sinh và mất mỹ quan nơi mình đang sinh sống
- Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa
- Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến cả nguồn nước mặt và nước ngầm. Rất dễ dàng làm cho môi trường nước tiếp nhận bị ô nhiễm nghiêm trọng.
4. Biện pháp
- Nhà nước cần có chế tài xử lý nghiêm khắc và đúng đắn đối với những hành vi xả rác bừa bãi
- Thay đổi ý thức người dân bằng cách tuyên truyền vận động
- Tuyên truyền giảng dạy từ trong nhà trường về nguyên nhân tác hại và cách giải quyết rác thải đối với học sinh,....