Văn 6 Văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Normal_person

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng năm 2021
212
896
96
14
Ninh Bình
THCS Gia Lạc

Quế Chi123

Học sinh
Thành viên
4 Tháng ba 2021
36
58
41
16
Hưng Yên
THCS Xuân Dục
1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề từ hiện tượng đời sống:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ô nhiễm môi trường nước đang trở thành một vấn đề mà toàn xã hội quan tâm.
2. Thân bài
a. Giải thích hiện tượng

- Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật.
- Những chất độc hại này đến từ tự nhiên và đặc biệt là từ công nghiệp, sinh hoạt là những tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường nước như hiện nay.
b. Bàn luận
* Hiện trạng
.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở mức đáng báo động. Châu Á chính là châu lục có mức độ ô nhiễm cao nhất trên thế giới, tình trạng các chất độc trong nước ở đây cao gấp 3 lần so với chỉ số trung bình trên thế giới. (Dẫn chứng)
+ Tại Bangladesh gần 1,2 triệu dân phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm khi chỉ có 15% là nước sạch đạt chuẩn.
+ Theo số liệu thống kê ô nhiễm môi trường nước của UNEP thì 60% nguồn nước trên các dòng sông của 3 châu lục Á-Phi-Âu bị ô nhiễm. Theo Unicef thì 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất là: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam.
+ 200 triệu dân của Indonesia thiếu nước sạch trầm trọng
+ Con sông Tô Lịch từng được xem là “Long Mạch của Thủ đô” nay tình trạng ô nhiễm đã rất cao. Nước bốc mùi hôi thối khiến người dân, du khách không thể “thở nổi” khi đi ngang qua đây.
* Tác hại
– Con người dễ mắc các vấn đề về sức khỏe: ung thư, bệnh về đường hô hấp,… (Dẫn chứng: Theo Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn trung bình mỗi năm có đến 9000 người chết do sử dụng nguồn nước bẩn, hơn 100.000 người mắc ung thư.)
– Các sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
– Nước biển dâng, xâm chiếm đất liền (Cà Mau)
* Nguyên nhân
– Vì ý thức của người dân còn quá kém: hay xả rác rất bừa bãi
– Ý thức doanh nghiệp: xả nước thải trực tiếp chưa qua xử lí
– Nhà nước chưa có biện pháp quản lí thiết thực, còn nhiều lỗ hổng
* Giải pháp ngăn chặn hiện tượng
- Xây dựng các điểm tập kết, thu gom rác, tránh tình trạng xả rác bừa bãi, vứt rác ra ao hồ sông suối.
- Tuyên truyền, kêu gọi người dân thu gom rác thải tại các ao hồ, sông suối, biển.
– Áp dụng khoa học công nghệ vào xử lí chất thải.
c. Bài học nhận thức và hành động
– Bài học nhận thức: khẳng định hiện tượng xấu, cần phê phán, bị loại trừ
– Bài học hành động: rút ra hành động cụ thể cho bản thân
3. Kết bài
- Ô nhiễm môt trường nước là vấn đề câp bách cần giải quyết
- Kêu gọi, tuyên truyền với mọi người về việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.
 
Top Bottom