- "Lẽ ghét thương" ở đây ko nói đến nhân nghĩa, ko dựa trên cơ sở đạo hiếu - trung, cũng không xem việc chấn chỉnh đạo thánh hiền làm trọng. Trái tim Nguyễn Đình Chiểu hướng tới con người, hướng tới nhân dân, day dứt trước hết là lòng thương dân, ghét những kẻ xấu xa, độc ác, gây nên bao nỗi thống khổ cho nhân dân.
- Thương và ghét cứ đan cài, tiếp nối nhau trong 1 đoạn thơ, nhờ những biện pháp tu từ đc vận dụng linh hạot và rất có hiệu quả như điệp từ, đối từ, tiểu đối trong 1 câu thơ. Có cảm giác như tác giả đã dồn nén, cô đúc tối đa những cảm xúc yêu thg và căm giận đang sôi trái tim đa cảm của mình. Cảm xúcmỗi lúc càng thêm sâu nặng, cường độ mỗi lúc càng tăng cao, yêu thg và căm ghét đều đạt tới tận cùng. Thơ triết lí mà vẫn đẫm vị trữ tình, hùng biện mà thấm thía. Lời lẽ mộc mạc đến thô sơ mà gợi cảm biết bao.
- Thương và ghét, ghét và thương,... Hai trạng thái tình cảm tưởng như đối nghịch lại hoàn toàn thống nhất trong 1 con người "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương", "Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương". Suy cho cùng, cội nguồn của cảm xúc là thương. Bởi thương đến xót xa trc cảnh nhân dân phải chịu lầm than khổ cực, thương những con người có chí muốn thi thố tài năng giúp đời, giúp dân mà bj dập vùi nên Nguyễn Đình Chiểu "Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm" những kẻ đã đẩy dân vào cảnh lầm than, đau khổ.