văn nghị luận lóp 7 nèèè...

J

john_leo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Văn nghị luân có phải học rất khó?Nếu bạn muốn làm đc bài,trước tiên bạn hãy nắm bắt các ý chính sau:Mở bài cần nêu cái gì?Dẫn đoạn wa thân bài như thế nào?Lập Luận ở mở bài phải chặt chẽ.Có các kiểu mở bài sau:-Đi thẳng vào vấn đề.
-Đối lập hoàn cảnh ý thức.
-Nhìn từ chung đến riêng.
Thân bài thì phải lần lượt trình bày các nộ dung giải thích sao cho logic với nhau.Bạn nên sd cách lậ luận phù hợp.
Kết bài cân nêu ý nghĩa của điều cần giải thích cho mọi người.
(Vậy là xong dàn bài chung của văn lập luận giải thích.Mong mọi người comment lại nhé).
Tái bút: nhớ bấm nút thank lun nha:D
 
P

phihungds

mình học kém môn văn này từ khi các bạn hướng dẫn mình học lên rồi đó thanks
 
P

pro_ecec

mọi người phải phân biệt giữa văn nghị luận chứng minh và văn nghị luận giải thích ......... nữa
**** văn nghị luận chứng minh : luận cứ là chính (có thể kết hợp thêm 1 số phần giải thích)

****văn nghị luận giải thích : cần giải thích là chủ yếu và kèm theo các biểu hiện để giải thích rõ cho vấn đề thuyết minh
 
K

kellenthanh

troi dat oi vo tuong co gi giup nhu van mau chu ai de noi nham nhi ko a ko thay van dau het tron
 
D

diemhang307

Thế bạn muốn giúp bài như nào thì post lên hỏi nhé !!!
Muốn có văn mẫu thì hỏi bài văn muốn làm ấy.
 
K

kusean

ai giúp mình làm bài văn giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàn học một sàng khôn " y :-S
 
B

b3_bu_study_colen

có ai biết làm văn nghị luận giải thich ko làm cho mình với????????
 
B

b3_bu_study_colen

câu : Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Bác Hồ muốn khuyên dạy ta điều gì qua 2 dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
 
D

diemhang307

ai giúp mình làm bài văn giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàn học một sàng khôn " y :-S

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.
 
B

b3_bu_study_colen

làm hộ mình nha! rồi mình cảm ơn sau nha!hix!mình dốt văn lém ko bik làm bài nào hay được hết ý! làm hộ nha!thanks
 
R

river.school

ai giúp mình làm bài giải thích này coi
gấp lắm đề nè
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Bác Hồ muốn khuyên dạy ta điều gì qua 2 dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
 
Top Bottom