Với đề bài này, dĩ nhiên là ai trong chúng ta cũng hiểu rõ đấy là hiện tượng bạo lực học đường.
Nhìn chung, bạo lực học đường diễn ra ở khắp nơi: trong trường học, ngoài trường học, thậm chí ở ngay trên đường.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, giáo dục cũng được nâng cao, tuy nhiên, ý thức trong lời ăn, tiếng nói cũng như hành động của giới trẻ bây giờ thiếu tính tự chủ và gần như quên mất đạo đức của một con người.
Đáng buồn hơn, trước kia việc ẩu đả, chửi nhau chỉ xảy ra ở các bạn nam sinh, lí do khách quan nhất là vì tính tình nóng nảy, tự ái của nam nhi, nhưng giờ đây, các cô bé không hiểu vì lí do gì đáng để lôi nhau ra làm những hành động không đáng phải để lại tai tiếng. Lôi nhau như động vật, không để ý đến đám đông và sự cười cợt xung quanh, các em nữ sinh còn hung hăng hơn cả sư tử. Trách sao được thời trẻ bây giờ, sống quá đầy đủ, không phải lo đến việc ăn mặc, tiền học nên chỉ còn một việc chúng phải lo lắng tới: ấy là chứng tỏ bản thân.
Ai mạnh hơn? Đấy là một trong những lí do khiến nữ sinh lôi nhau làm trò cười, như một cuộc đấu bò, cũng khá giống cuộc thi trọi gà...nam sinh chỉ dùng chân và tay, còn nữ sinh dùng tất cả những gì có thể: nắm tóc, kéo áo, cào cấu, kể cả năm, mười em tụm lại đánh một em là chuyện bình thường.
Rồi chúng lớn tiếng gọi đây là phong cách, là cá tính, để bạn bè quay phim lại, đưa lên thông tin đại chúng, thế mới hoành tráng, thế mới sôi động.
Có thể kết luận suy nghĩ của các em nữ sinh thích chứng tỏ mình bằng bạo lực học đường bằng hai chữ: Nông cạn.