Văn 8 Văn nghị luận chứng minh

Trần Gia Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
243
132
61
Hà Nội
THCS Mai Lâm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bằng các tác phẩm thơ mới đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, em hãy làm sáng tỏ ý kiến:
"Thơ mới không chỉ có thái độ phủ nhận thực tại mà còn thể hiện lòng yêu nước ở nhiều khía cạnh khác nhau"
P/s: Cho mình xin ý thôi cũng được
 

_ Yub _

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng sáu 2017
802
904
144
19
Hưng Yên
THPT
* Phủ nhận thực tại :
_ Nhớ rừng : tâm trạng của hổ chính là tâm trạng chung của toàn người dân VN lúc bấy giờ : bất hòa sâu sắc với xã hội hiện tại
+ Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm
Để làm đồ lạ mắt thứ đồ chơi
+ Ghét những cảnh ko đời nào thay đổi
Những cảnh sửa sang tầm thường giả dối
Hoa chăm , cỏ xén lối phẳng cây trồng
_Muốn làm thằng cuội : chán ghét thực tại tầm thường , phù phiếm :
+ Đêm thu buồn quá chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
 
  • Like
Reactions: Trần Gia Linh

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Bằng các tác phẩm thơ mới đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, em hãy làm sáng tỏ ý kiến:
"Thơ mới không chỉ có thái độ phủ nhận thực tại mà còn thể hiện lòng yêu nước ở nhiều khía cạnh khác nhau"
P/s: Cho mình xin ý thôi cũng được
Xác định kiểu bài là ''Nghị luận chứng minh''; với đề bài này ta cần làm rõ 2 luận điểm :
+ Luận điểm 1 : Thơ mới không chỉ có thái độ phủ nhận thực tại
+ Luận điểm 2 : Thơ mới còn thể hiện lòng yêu nước ở nhiều khía cạnh khác nhau"
I. Mở bài :
+ Dẫn dắt vấn đề : Nêu hoàn cảnh ra đời của thơ mới
+ Nêu vấn đề chứng minh : Trích ý kiến ‘’ .....’’
+ Phạm vi giới hạn

II. Thân bài :

Ta chứng minh lần lượt từng luận điểm :
1. Luận điểm 1 – Thơ mới có thái độ phủ nhận thực tại :
+ Chán ghét cuộc sống tù túng, ngột ngạt, giả dối và mất tự do của con hổ nhưng cũng chính là của người dân Việt Nam khi ấy :
‘’Ghét những cảnh không đời nào thay đổi
Những cảnh sửa sang , tầm thường, giả dối :
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng...’’​
(Nhớ rừng – Thế Lữ)​
+ Muốn thoaist li cuộc sống thực tại, một cách thể hiện thái độ bất hợp tác với chế độ xã hội đương thời :
''Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần giới em nay chán nữa rồi.
Cung Quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi...’’​
(Muốn làm thằng cuộc – Tản Đà)​

2. Luận điểm 2 – Thơ mới còn thể hiện được lòng yêu nước ở nhiều khía cạnh khác nhau :
a. Lòng yêu nước thể hiện một cách thầm kín :
Tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc, đất nước để khơi dậy lòng yêu nước của mỗi con người,
+ Con hổ nuối tiếc thời vàng son oanh liệt ( một tầng lớp thi sĩ tiếc nuối thời kì tự do của đất nước)
‘’Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu !’’​
(Nhớ rừng – Thế Lữ)​
+ Xót xa, tiếc nuối nên văn hóa bị tàn phai ,quên lãng :
‘’Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?’’​
(Ông đồ - Vũ Đình Liên)​
b. Yêu nước thể hiện ở lòng khao khát tự do cháy bỏng :
+ Không chấp nhận cuộc sống nô lệ nên con hổ khao khát tự do cháy bỏng. Nó nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn :
'“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”​
(Nhớ rừng – Thế Lữ)​
c. Yêu nước thể hiện qua tình yêu thương con người :
+ Đau xót, cảm thương thay cho số phận một lớp người đang bị xã hội lãng quên
‘’Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay​
(Ông đồ - Vũ Đình Liên )​
+ Yêu thương những con người lao động nơi quê hương, tổ quốc... :
"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng
Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".
(Quê hương – Tế Hanh)​
d. Yêu nước thể hiện qua tình yêu sâu sắc với thiên nhiên :
Thơ mới dành nhiều trang viết để ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên :
+ Đó là cảnh núi rừng đại ngàn hùng vĩ :
‘’Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội...’’​
( Nhớ rừng – Thế Lữ)​
+ Đó là cảnh xuân về tết đến với hoa đào nở, với không khí đông vui, rực rỡ của phố phường :
‘’Mỗi năm hoa đào nở’’​
(Ông đồ - Vũ Đình Liên)​
+ Đó là bức tranh thiên nhiên trong sáng ,tinh khôi ở làng quê :
‘’Khi trời trong gió nhẹ sớm mau hồng’’​
(Quê hương – Tế Hanh)​

III. Kết bài :

+ Khẳng định lại vấn đề : Khẳng định về cai trò của Thơ mới trong nền Văn học dân tộc và trong cuộc sống.
+ Liên hệ.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Trần Gia Linh
Top Bottom