Tham khảo nhé bạn!
Từ xưa,truyền thống của Á Đông là con cái phải thương yêu,hiếu kính,vâng lời cha mẹ, “Cá không ăn muối cá ươn.Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”,vì đó là đấng sinh thành của mình,đã khổ cực nuôi mình khôn lớn,đã trải nghiệm,đi qua cuộc đời nhiều hơn nên cha mẹ có kinh nghiệm sống,những bài học quí giá truyền trao cho con cái,mà những kinh nghiệm ,bài học đó đáng lẽ mình phải đi qua nhiều thất bại mới biết được nó.
Nghe lời cha mẹ thì bản ngã của đứa trẻ sẽ nhỏ xuống,vì nó phải nép mình,phải hạ mình xuống để tuân thủ mệnh lệnh,không cãi bướng,không cố chấp ý mình.Bản ngã nhỏ xuống thì nhiều đức tính xuất hiện.
Thứ nhất là khiêm hạ,đứa bé sẽ biết tôn trọng mọi người,không thấy mình hay,không thấy mình giỏi,như biển,biển là nơi thấp nhất nên trăm con sông đều đổ về biển.Cũng vậy,khi đứa bé khiêm hạ thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến với nó.Có thể bẩm sinh nó chỉ là một người bình thường,không có năng khiếu gì đặc biệt,nhưng do bản ngã của nó rất nhỏ nên nó sẽ biết khiêm hạ,lễ phép với người lớn,tôn trọng mọi người .Từ đó,nó sẽ giỏi lên,cuộc đời nó sẽ phát triển theo một chiều hướng tốt.
Thứ hai là sức chịu đựng cao và lòng dũng cảm đứa bé sẽ chịu được khó khăn,cực khổ,nghịch cảnh,không ngại nguy khó.Vì bản ngã nhỏ thì người đó sẽ quên mình,xả thân vì đại nghĩa.Còn những người bản ngã lớn,lúc nào cũng chỉ biết có mình,cũng chỉ lo cho mình thì sức chịu đựng rất kém,thiếu dũng cảm vì sợ sẽ ảnh hưởng đến mình.Nhờ sức chịu đựng đó,mà ta thấy,khi nước ta bị ngoại xâm lấn chiếm,có những con người đã xông pha ra trận mạc,bất kì khó khăn nào cũng vượt qua được,quyết tâm bảo vệ bờ cõi,chỉ vì những con người đó khi nhỏ,họ đã được dạy phải vâng lời cha mẹ,vâng lời người lớn làm bản ngã họ nhỏ xuống,nên khi lớn lên,họ có đủ khả năng chịu đựng gian khó,nguy hiểm để đem lại hòa bình cho non sông.
Một lợi ích của sức chịu đựng cao nữa là khi đứa bé lớn lên,dựng vợ gả chồng thì hôn nhân,gia đình sẽ bền vững. Cái gốc là trong quan hệ vợ chồng,nhiều khi có những xích mích hay sai phạm,người có bản ngã lớn thì rất dễ nổi nóng, gây gổ,cố chấp,ít tha thứ cho nhau,dần dà nảy sinh những mâu thuẫn trong gia đình,người vợ hoặc người chồng chán nản,bèn đi tìm hạnh phúc riêng ở bên ngoài,…và kết cục là gia đình đổ vỡ,con cái bơ vơ,thiếu thốn tình cảm của cha mẹ,khi lớn lên rất dễ sa vào những cạm bẫy của cuộc đời.Còn người có bản ngã nhỏ thì có thể chịu đựng được khi xảy ra xích mích,khi người bạn đời của họ mắc phải sai phạm,cùng nhau giải quyết và giúp nhau vượt qua lỗi lầm,vì thế nên gia đình được hạnh phúc lâu dài.Đó là lí do vì sao ở Tây phương,vợ chồng ly dị nhiều hơn ở Đông phương,vì đứa trẻ ở Tây phương được dạy theo lối phát triền bản ngã,luôn cãi lời cha mẹ,để chứng tỏ cá tính của mình,để tự bảo vệ mình,nên khi lớn lên lập gia đình rất dễ đổ vỡ.Còn đứa trẻ ở Đông phương,khi nhỏ được dạy phải vâng lời cha mẹ triệt để,làm cho bản ngã nhỏ dần,khi lớn lập gia đình thì gia đình rất bền vững,hạnh phúc lâu dài.Khi đứa trẻ vâng lời cha mẹ thì bản ngã của nó sẽ héo úa dần,mà bản ngã héo úa dần thì những điều tốt đẹp sẽ nở hoa.
Hiện nay,do thời đại văn minh,sự toàn cầu hóa ngày càng tiến triển,văn hóa của các nước xâm nhập lẫn nhau là điều khó tránh khỏi.Lối sống tự do,phóng đãng của Tây phương đang xâm nhập vào nước ta làm mai một dần những truyền thống quí giá của ta từ bao đời.Trong đó ,truyền thống con cái phải vâng lời cha mẹ bị mất đi một mảng rất lớn.Những luật lệ bảo vệ trẻ em vô lý và quá quắt cảu Tây phương đang từ từ xâm nhập vào nước ta,mà nguồn gốc của những luật lệ đó là một số trường hợp cá biệt,cha mẹ hành hạ con cái,một số ít mà thôi. Báo Thanh niên ngày 4/9/2009 có đăng tin một cô bé 6 tuổi bị người cha mất nhân tính của mình hành hạ,đến nỗi phải vào bệnh viện.Mọi người rất cảm thương cô bé đó và căm phẫn người cha tàn nhẫn.Rồi ta còn nghe thêm một số vụ bạo hành trẻ em,cha mẹ hành hạ con cái.Từ đó,báo chí bắt đầu lên tiếng nói rằng thầy cô,trường lớp phải dạy cho trẻ em cách phản kháng,chống đối người lớn để tự bảo vệ mình.Nhưng,chúng ta nên nhớ rằng ,trong khoảng 30000 người,thì chỉ có 1 người hành hạ con cái,là một người cực ác,còn số còn lại đều yêu thương con mình hết lòng,tận tụy lo lắng cho con.Thế thì tại sao chúng ta chỉ dựa trên một vài trường hợp hết sức cá biệt mà dựng nên một bộ luật vô lý để tạo cơ hội cho trẻ em phản kháng,chống đối cha mẹ , đó có phải là một cái nhìn khiếm khuyết và thiển cận quá chăng?Báo chí chỉ nói một chiều,chỉ dựa trên một vài trường hợp,nhưng không nhìn đến số đông còn lại. Những bộ luật bảo vệ trẻ em vô lý đó sẽ làm cho đứa trẻ trong gia đình trở nên vô lễ và bất hiếu,vì nó biết phía sau lưng luôn có những lực lượng bảo vệ cho nó,khi cha mẹ làm nó không vừa ý, nó sẽ nhờ cảnh sát can thiệp.Hậu quả của những việc làm đó là giới trẻ ở Tây phương sống hư hỏng,ăn chơi trụy lạc,luôn khác người để chứng tỏ cá tính của bản thân,chống đối người lớn. Theo lối ngang ngược đó,bản ngã của những đứa trẻ ngày càng phát triển thêm,lớn lên nó sẽ sống kém bản lĩnh,hèn nhát nhưng lúc nào cũng ngạo mạn,xem mình là trên hết ,chúng ta cứ tưởng tượng nếu trong một xã hội, mà phần đông là những người như thế thì đất nước này sẽ đi về đâu?Chúng ta hãy nghĩ xem cha mẹ khôn ngoan hơn con cái hay con cái khôn ngoan hơn cha mẹ?Cha mẹ yêu thương con cái hơn hay con cái yêu thương cha mẹ hơn?Trong việc dạy dỗ,sự nghiêm khắc tốt hơn hay sự dễ dãi,chiều chuộng tốt hơn? Nếu xét cho kĩ những điều đó thì tại sao chúng ta lại dành cho đứa trẻ quá nhiều quyền như thế?Nếu xét cho kĩ thì chúng ta mới thấy bộ luật bảo vệ trẻ em của Tây phương thật thiếu khôn ngoan và truyền thống con cái phải vâng lời cha mẹ của Đông phương thật đáng quí biết chừng nào!
Thế giới đang dóng lên hồi chuông báo động về đạo đức.Việt Nam đang từ từ mất dần những thuần phong mỹ tục đáng quí,trong đó có truyền thống con cái vâng lời cha mẹ.Nếu không ngăn chặn kịp thời thì lớp trẻ Việt Nam sớm muộn gì cũng đi theo vết xe đổ của Tây phương .Mọi người hãy cùng nhau chung tay góp sức lại để bảo vệ truyền thống tốt đẹp của ta,để chúng ta được sống lại những năm tháng yên bình,an vui,hạnh phúc ,tràn đầy đạo đức của thuở xa xưa.